Đăng đàn hỏi nộp đơn xin nghỉ việc nhưng sếp tăng lương thì có nên ở lại không? Nàng công sở khiến dân mạng tranh cãi dữ dội
Nếu được sếp hứa hẹn như thế, liệu bạn có ở lại?
Mới đây, một cô nàng công sở than vãn câu chuyện của bản thân lên nhóm công sở trên Facebook. Nội dung của bài đăng ấy như sau:
“Tôi vừa nộp đơn lên sếp xin nghỉ việc, nhưng ông ta đề nghị tăng lương gấp đôi nếu tôi ở lại. Tôi nên làm gì đây?”
Đây có vẻ như một câu chuyện không xa lạ với dân công sở. Vậy nên sau khi cô này đăng status, lập tức có rất nhiều người vào chia sẻ ý kiến của mình.
Phải kể đến người đầu tiên khuyên cô nên bỏ việc dù sếp đề nghị hấp dẫn đến đâu:
“Hãy cứ nghỉ đi bạn ơi, kể cả ông ấy có cho bạn thăng chức! Để tôi nói cho bạn nghe trong đầu ông ta nghĩ gì nhé. Ông ấy cho rằng giữ bạn lại bây giờ để làm nốt một số phần việc. Rồi khi ấy ông ta sẽ ngấm ngầm tìm người khác thay thế vị trí của bạn. Liệu đến lúc ông ta tìm được người mới có khả năng thay thế, bạn có giữ được chiếc ghế hiện tại không?
Nếu bạn thực sự xứng đáng được tăng lương gấp đôi, chắc chắn sếp đã đề bạt từ lâu rồi chứ chẳng phải thời điểm nhạy cảm này. Bạn chẳng còn tí giá trị nào trong mắt sếp nên chuồn là thượng sách. Đừng để lời dụ dỗ ngon ngọt của hắn ta làm bạn lung lay ý kiến. Dù sao người ta cũng hiểu bạn muốn đi lắm rồi, nên sẽ bày ra nhiều cách dày vò cho đến khi bạn không còn đường lui thì thôi! Hãy thật cẩn thận!”
Nhiều người khác cũng khuyên cô nàng nên thẳng thắn rời công ty.
Video đang HOT
Thế nhưng, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng cô nàng công sở này cần tỉnh táo và suy nghĩ nhiều hơn về lợi ích khi ở lại.
Chủ đề này còn gây tranh cãi nhiều và có lẽ thật khó để khuyên một câu thật đúng với nàng công sở trên. Nhưng trước hết, điều bạn cần tập trung xác định là lý do bạn muốn rời công ty là gì? Và lý do đó có phụ thuộc vào môi trường làm việc, vào sếp nhiều không? Hay như bản thân bạn sẽ ra sao nếu như ở lại/rời đi?
Chớ có nên vì những lợi trước mắt mà quên đi mục tiêu của bản thân. Cũng chớ vì một vài phút bốc đồng mà bạn bỏ qua cơ hội tốt trong đời. Nói chung, hãy thật tỉnh táo, trao đổi kỹ với sếp và tham khảo ý kiến từ bạn bè xem sao nhé!
Theo Helino
Thứ 5 xin nghỉ, thứ 7 nằng nặc đòi lương, nàng công sở bị dân mạng mắng té tát vì thiếu chuyên nghiệp
"Làm gì mà mới nộp thứ 5 đến thứ 7 đã đòi lương rồi. Tôi nộp đơn nửa tháng trời mà không thấy động tĩnh gì, hỏi sếp thì nhận được câu trả lời là anh chưa ký".
Câu chuyện lương lậu sau khi nghỉ việc vẫn luôn là đề tài muôn thuở, gây nên nhiều uất hận cho dân công sở. Đối với những công ty lớn, làm việc có quy trình rõ ràng, quy định rành mạch thì không cần nói tới; tuy nhiên, vẫn tồn tại một số công ty, doanh nghiệp có "sở thích" kỳ kèo từng đồng lương của nhân sự đã nghỉ việc. Điều này ít nhiều gây nên những ấn tượng không mấy tốt lành giữa người lao động và công ty sau khi "chia tay" nhau.
Tiếp nối mạch câu chuyện "đòi lương" sau khi nghỉ việc, mới đây trong một hội nhóm quy tụ đông đảo người dùng mạng là nhân viên văn phòng, một thành viên đã có dịp chia sẻ sự ức chế đến cùng cực vì bị công ty kỳ kèo lương sau khi nghỉ việc. Cụ thể, thành viên này tâm sự:
"Mình vừa xin nghỉ luôn hồi hôm thứ 5 vừa rồi mà tới hôm qua mình gọi lên công ty, ông Sếp vẫn chưa ký tờ giấy xin nghỉ cho mình. Hôm thứ 7, mình chờ tờ giấy ấy được ký để lấy lương mà bên nhân sự vừa cười vừa bảo quên đưa ký. Hôm qua, mình gọi thẳng ông Sếp, hỏi đã ký giùm chưa thì ông ấy còn lơ mơ bảo để kêu tụi lính đem lên ký.
Nghe vậy, mình nói khi nào xong thì nhờ bên nhân sự gọi mình lên nhận. Ông ấy cũng ậm à ậm ờ, nghe phát mệt (sở dĩ mình gấp đến như vậy là vì thứ 5 mình bay đi nhận việc chỗ khác mà giờ trong túi không còn 1 đồng). Tóm lại, các bạn cho mình ý kiến phải nên làm gì đây, lên thẳng công ty gọi tiếp cho ông sếp hay như thế nào chứ cứ thế này mãi mình thấy kém sang lắm".
Ngay sau khi được đăng tải, những dòng chia sẻ của "khổ chủ" ngay lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều bình luận đã được để lại; tuy nhiên, không phải là những lời động viên hay chia sẻ mà thay đó là rất nhiều ý kiến chỉ ra cái sai của chủ nhân bài viết trong trường hợp này:
"Tính từ ngày nộp đơn nếu công ty không giải quyết thì cứ chờ đủ 30 ngày rồi lên đòi tiền. Ở đây công ty bạn trả lời theo kiểu ậm ờ nên nhiều khi gây ức chế cho người lao động, chứ thực ra bạn nộp đơn xin nghỉ vào thứ 5 mà thứ 7 đòi tiền lương với thứ 2 gọi Giám đốc thì đại đa số công ty thủ tục còn chưa ký xong chứ đừng nói tới chuyện tất toán tiền lương".
"Làm gì mà mới nộp thứ 5 đến thứ 7 đã đòi giải quyết rồi. Tôi nộp đơn nửa tháng trời mà không thấy động tĩnh gì, hỏi sếp thì nhận được câu trả lời là anh chưa ký".
"Nhưng nghỉ đúng thì cũng phải một tháng hay như nào chứ, chứ nghỉ gấp mấy ai trả lương".
Như dân mạng đã chỉ ra cũng như có những phân tích rất xác đáng, nếu đúng như những gì chủ nhân bài đăng đã kể, thì thời hạn xin nghỉ việc chỉ vừa mới diễn ra có vài ngày. Trong khi đó, theo như luật định, người lao động cần báo trước 30 đến 45 ngày tùy theo thời hạn hợp đồng.
Về phần mình, công ty trên cũng không phải không có điều gì đáng trách. Trong công việc, cấm kỵ nhất chính là sự qua loa, mập mờ nhưng công ty đã ậm ờ và chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với nhau để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Về phần mình, chẳng may có bị công ty kỳ kèo lương sau khi nghỉ việc, chị em cũng nên bình tĩnh để có thể giải quyết tuần tự một cách chuyên nghiệp. Bởi sự chuyên nghiệp không chỉ cần được thể hiện trong quá trình chúng ta làm việc mà những ngày sau đó cũng vậy.
Theo Helino
Bị trừ lương 4 triệu chỉ vì... không đi du lịch cùng công ty, nàng công sở khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt Và sau quá trình tìm cách đòi lại số tiền ấy trong vô vọng, nàng công sở đã quyết định nghỉ việc. Bất ngờ hơn ngày dứt áo ra đi, công ty chỉ thanh toán cho cô 800k tiền lương. Được đi du lịch thường niên miễn phí chính là một trong những đãi ngộ cực kỳ "xịn" của nhiều công ty mà...