Đảng Dân chủ đã thoát được ‘làn sóng đỏ’ trong cuộc bầu cử giữa kỳ như thế nào?
Giới phân tích nhận định nỗ lực bảo vệ quyền phá thai và các ứng viên cực hữu của đảng Cộng hòa đã giúp đảng Dân chủ giữ vững vị trí trong các cuộc đua giữa kỳ quan trọng.
Dự đoán làn sóng đỏ trên các phương tiện truyền thông. Ảnh: CNN
Theo NPR, trước Ngày bầu cử 8/11, dự báo thất bại thảm hại dành cho đảng Dân chủ trước “làn sóng đỏ” của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, khi kết quả tại các bang lần lượt được công bố và người dân thức giấc sau đêm bầu cử, họ nhận ra làn sóng đỏ đã không trở thành hiện thực. Hiện hai đảng vẫn đang bám sát nút về số ghế trong Thượng viện và và kết quả tại một số bang chiến địa vẫn còn được cho là quá sớm để kết luận.
Ngày 9/11, phát biểu trước các phóng viên tại Phòng ăn Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chúc mừng các thành viên của đảng Dân chủ vì thành tích tốt hơn mong đợi trong cuộc bầu cử giữa kỳ và ngăn chặn một “làn sóng đỏ” trên bản đồ bầu cử.
Trong bối cảnh đảng Cộng hòa chiếm ưu thế với tỷ lệ nhỉnh hơn một chút trong cuộc đua vào Hạ viện, Tổng thống Biden khẳng định ông sẵn sàng làm việc và hợp tác với các bên. Ông chủ Nhà Trắng thông báo ông sẽ mời các thủ lĩnh quốc hội của hai đảng tới Nhà Trắng sau khi hoàn tất chuyến công du sang Trung Đông và châu Á vào cuối tuần.
“Tôi sẵn sàng làm việc cùng với những đồng nghiệp Cộng hòa. Người dân nước Mỹ đã nêu quan điểm rõ ràng, rằng những người đồng nghiệp Cộng hòa có lẽ cũng sẵn sàng làm việc với tôi”, Tổng thống Biden nói.
Các nhà phân tích chỉ ra nỗ lực của đảng Dân chủ để bảo vệ quyền phá thai và động thái đảng Cộng hòa chuyển sang cực hữu với việc đề cử một số ứng viên ủng hộ thuyết âm mưu và phủ nhận tính xác thực của các cuộc bầu cử là hai yếu tố góp phần giúp đảng Dân chủ giữ vững vị thế.
David Cohen, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Akron ở bang Ohio, cho biết phán quyết của Tòa án Tối cao đảo ngược quyền phá thai theo hiến pháp Mỹ là một khoảnh khắc mang đến năng lượng cho các thành viên đảng Dân chủ.
“Đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất thúc đẩy cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu. Tôi nghĩ rằng cũng có nhiều người Mỹ lo lắng về các mối đe dọa đối với nền dân chủ”, Giáo sư Cohen giải thích.
Video đang HOT
Mặc dù các lá phiếu vẫn đang trong quá trình để đi đến kết quả cuối cùng và đảng Cộng hòa có thể giành được quyền kiểm soát Hạ viện, Thượng viện hoặc cả hai, nhưng rõ ràng trong buổi sáng 9/11, mọi người đều nhận thấy đảng Dân chủ đã làm tốt hơn kỳ vọng.
“Chắc chắn theo những gì từng diễn ra trong lịch sử, đây quả thực là một đêm khó tin đối với đảng Dân chủ. Chưa có một đảng chiếm đa số nào trong Nhà Trắng và Quốc hội làm tốt như vậy trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Ngay cả khi đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện, thì tỷ lệ chênh lệch thế đa số cho đảng Cộng hòa cũng là rất ít. Đó cũng sẽ là một chiến thắng cho đảng Dân chủ”, Lara Brown, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học George Washington, trả lời phỏng vấn tờ Al Jazeera.
Quang cảnh bên ngoài toà nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC., ngày 8/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đi ngược xu hướng lịch sử
Trong các cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, đảng nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng thường chịu tổn thất lớn trong cuộc đua vào Quốc hội.
Năm 2018, đảng của cựu Tổng thống Trump đã mất hàng chục ghế trong Hạ viện vào tay các thành viên đảng Dân chủ. Năm 2010, cựu Tổng thống Barack Obama đã mất đa số ghế trong cả hai viện của Quốc hội. Cựu Tổng thống George W Bush và Bill Clinton cũng lần lượt mất quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, trong năm nay, xu hướng đó dường như khác biệt. Tổn thất mà đảng Dân chủ của Tổng thống Biden đang phải hứng chịu được cho là ít nhất và thậm chí đảng này có thể giành được ưu thế trong trường hợp tất cả các lá phiếu được đếm xong.
Đảng Dân chủ đã lật đổ một ghế Thượng viện của đảng Cộng hòa ở Pennsylvania sau một trong những cuộc đua gay cấn nhất. Lần lượt các Thống đốc đảng Dân chủ Gretchen Whitmer và Tony Evers đã tái đắc cử trong các cuộc bầu cử ở các bang Michigan và Wisconsin.
Vấn đề quyền phá thai là tâm điểm trong nhiều chiến dịch của đảng Dân chủ. Các ứng viên cam kết sẽ bảo vệ quyền này và coi các đối thủ của đảng Cộng hòa là “những kẻ cực đoan” muốn chính phủ ra lệnh cho phụ nữ phải làm gì với cơ thể của chính mình. Hồi tháng 6, Tòa án Tối cao Mỹ đã thu hồi quyền phá thai theo hiến pháp, gây ra sự phẫn nộ từ các nhóm đòi quyền lợi của phụ nữ.
Trong các bài vận động gửi tới cử tri, Tổng thống Biden hứa sẽ thông qua một đạo luật liên bang để hệ thống hóa quyền phá thai. Ngày 8/11, các bang California, Michigan và Vermont đã thông qua đề xuất bỏ phiếu để đưa các biện pháp bảo vệ phá thai vào luật.
Cử tri bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ ở Kissimmee, Florida, ngày 8/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người phủ nhận kết quả bầu cử
Những ứng viên cực hữu của đảng Cộng hòa dường như không giành được sự ủng hộ trong các cuộc đua trên khắp nước Mỹ.
Tại bang Pennsylvania – bang mà Tổng thống Biden đã giành chiến thắng với chênh lệch chỉ 1% cách đây 2 năm, ứng viên cực hữu của đảng Cộng hòa Doug Mastriano đã thất bại trước đối thủ đảng Dân chủ Josh Shapiro với tỷ số kém 13% trong cuộc đua giành chức thống đốc bang.
Tại bang Michigan, tính đến chiều 9/11 với 87% số phiếu được kiểm, ứng viên phủ nhận kết quả bầu cử Kristina Karamo cũng nhận thất bại cay đắng trước Bộ trưởng Ngoại giao của bang Jocelyn Benson.
Theo chuyên gia Brown, người dân Mỹ không thực sự quan tâm tới những ứng viên cực đoan của cả hai đảng.
Bên cạnh những yếu tố trên, quyết định của Tổng thống Biden xóa nợ cho sinh viên có thể đã giúp ông thu hút được những cử tri trẻ tuổi và đóng một vai trò quan trọng trong kết quả bầu cử tốt hơn dự tính của đảng Dân chủ.
“Phần lớn những người trẻ đi bỏ phiếu là theo đảng Dân chủ. Tôi nghĩ họ đã giúp đảng này vượt lên dẫn đầu tại một số cuộc đua”, chuyên gia Cohen nhận xét với Al Jazeera.
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa trong bầu cử giữa kỳ tại Mỹ
Trong một bài đăng trên Twitter với hơn 114 triệu người theo dõi, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã thể hiện sự ủng hộ đối với đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay.
Tỷ phú Elon Musk và biểu tượng Twitter. Ảnh: Finnews24/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, người đàn ông giàu nhất thế giới này đã kêu gọi những cử tri độc lập đi bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa. Nhà tỷ phú Musk cho rằng những cử tri truyền thống của hai đảng sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho bên còn lại, nên những cử tri độc lập chính là người quyết định đảng nào sẽ giành quyền kiểm soát.
Đây là lần đầu tiên ông Musk bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ một bên hoàn toàn.
Trong một bài đăng khác trên Twitter hồi tháng 4, ông Elon Musk đã cho rằng nền tảng xã hội này phải trung lập về mặt chính trị để duy trì sự tin tưởng của công chúng. Song trong thời gian gần đây, nhà tỷ phú đã đáp trả nhiều lời chỉ trích đối với mình, bao gồm những lời chỉ trích từ đại diện cấp tiến Alexandria Ocasio-Cortez của đảng Dân chủ và thường xuyên hồi đáp nhiều nhân vật truyền thông có tiếng của đảng bảo thủ.
Giới quan sát cho rằng một Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát mặc dù có tổng thống là người của đảng Dân chủ sẽ ít có khả năng đưa những thay đổi lớn ảnh hưởng đến các nền tảng công nghệ trở thành luật.
Trước đó, một nhóm các thành viên đảng Cộng hòa đã làm việc với đảng Dân chủ để kiềm chế quyền lực của các công ty công nghệ thông qua luật cạnh tranh mới. Tuy nhiên, cách tiếp cận của đảng Dân chủ đối với các vấn đề kiểm duyệt nội dung phần lớn trái ngược với cách tiếp cận của đảng Cộng hòa. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc ban hành luật chính thức trong trường hợp một quốc hội bị chia rẽ sâu sắc.
Hồi tháng 8, nhà tỷ phú Musk đã tham dự chương trình gây qũy của Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, ông chủ Tesla cũng đã quyên góp hơn 100.000 USD cho các nhóm vận động do đảng Cộng hòa lãnh đạo.
Nhà tỷ phú Musk cũng có nhiều ý kiến trái chiều với Tổng thống Joe Biden trong việc thúc đẩy cải cách cơ sở hạ tầng và tìm cách khuyến khích các công ty sản xuất ô tô đi theo xu hướng xanh. Trong một cuộc trao đổi qua thư với đài CNBC vào tháng 2, tỷ phú Musk cáo buộc Tổng thống Joe Biden đã phớt lờ công ty sản xuất xe điện của mình mà thiên vị các nhà sản xuất ô tô lâu đời.
Khi được hỏi về phát ngôn của ông Musk, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: "Tổng thống thường nói về tầm quan trọng của việc bỏ phiếu, và tôi cũng sẽ không bình luận để không tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện bầu cử nào".
Trong khi đó, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich của đảng Cộng hòa cho rằng những bình luận của tỷ phú Musk là rất đáng khích lệ.
Hai bang quyết định Thượng viện Mỹ khi 'tỉ số' đang là 48-49 Arizona và Nevada đang là hai dấu hỏi lớn nhất, với số lượng phiếu bầu đáng kể chưa được kiểm. Nếu một trong hai đảng "quét sạch" hai bang này, bên đó sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện bất kể điều gì xảy ra ở "bang đào" Georgia vào tháng 12 tới. Bản đồ bầu cử giữa kỳ Thượng viện Mỹ, với...