Đang đàm phán mở dung lượng hệ thống HOSE với Thái Lan
Một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, để xử lý việc nghẽn lệnh tại HOSE, nhiều giải pháp song song đang được triển khai. Trong đó có việc trao đổi với đối tác Thái Lan mở dung lượng hệ thống HOSE.
“Chúng tôi đang trao đổi nhưng chưa đạt được hợp đồng với đối tác Thái Lan”, vị lãnh đạo này cho biết.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Đầu tư Chứng khoán, ông Trần Đắc Sinh, nguyên Chủ tịch HOSE chia sẻ, có thể mở cổng tiếp nhận lệnh của hệ thống giao dịch HOSE cao lên, nếu được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET), đơn vị đã hỗ trợ cung cấp cho HOSE phần mềm giao dịch hiện nay. Giới hạn xử lý lệnh 900.000 lệnh là mức hiện nay, nếu nâng lên được gấp đôi có thể lên được 1,8 triệu lệnh.
“Ngày xưa, ban đầu chúng tôi nghĩ giao dịch chỉ 6.000 tỷ đồng mỗi phiên. Bây giờ thị trường phát triển thanh khoản đột biến, cần có giải pháp công nghệ để xử lý”, ông Sinh nói.
Việc dùng các giải pháp công nghệ để xử lý các vấn đề về hạn chế công nghệ của hệ thống giao dịch HOSE được các thành viên thị trường cho là cách giải quyết gốc rễ của vấn đề, thay vì chỉ tập trung vào các giải pháp ngọn như giao dịch như tăng lô từ 100 lên 1.000 như phát biểu của lãnh đạo HOSE mới đây.
Giải pháp tăng lô nếu buộc phải thực hiện phải được nghiên cứu một cách thấu đáo, công bố các dữ liệu trước khi thực hiện để lấy ý kiến nhà đầu tư rộng rãi thay vì áp đặt cứng nhắc tư duy của nhà quản lý thị trường vì tâm lý là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán, theo quan điểm của tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ.
Dù trong luận điểm của lãnh đạo HOSE đưa ra là tăng lô giao dịch, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ mua chứng chỉ quỹ đầu tư, song vị giám đốc công ty quản lý quỹ này lại không chia sẻ quan điểm như vậy. Ông này cho rằng, sàn nghẽn như hiện nay về cơ bản giống với đóng cửa sớm, nhưng ai cũng được giao dịch. Còn nâng lô đồng nghĩa với việc đuổi khách khỏi “chợ”. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tâm lý dây chuyền.
Nhìn ra các thị trường chứng khoán thế giới, việc tăng lô giao dịch từ 100 lên 1.000 có vẻ như ngược xu hướng quốc tế. TTCK Singapore giảm từ 1.000 xuống 100 cổ phiếu/lô từ 5 năm trước và đang xem xét đề xuất 1 cổ phiếu/lô. TTCK Nhật có lộ trình xuống 1 cổ phiếu/lô. Đài Loan đã cho phép giao dịch lô lẻ 1-999 cổ phiếu/lô…
“Vì nhiều lý do, HOSE có thể cần tăng lô, nhưng giải thích cho thị trường kiểu nào là do các anh chị chọn. Giải thích cầu thị thì ai cũng thông cảm, giải thích kiểu ‘các chú không biết gì đâu, chỉ bọn anh biết’ thì mình cạn lời”, Tiến sỹ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh quốc) nhận xét.
Chia sẻ quan điểm của chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, các chuyên gia công nghệ của một số tập đoàn lớn tại Việt Nam cho rằng, HOSE phải công bố minh bạch hiện trạng hệ thống của mình, mới có thể bắt bệnh để chỉ ra giải pháp hoặc tạo được sự đồng cảm từ thị trường, thay vì im lặng hoặc đột ngột “thả bom” vào thị trường qua phát ngôn cá nhân thiếu thuyết phục của lãnh đạo cấp cao.
Video đang HOT
Hiện trạng hệ thống giao dịch HOSE đang như thế nào, tại sao dung lượng nhận lệnh là 900.000 mà chưa tới 600.000 lệnh “đã đơ”, giải pháp nâng cấp hệ thống hiện tại vì sao không triển khai được, nếu triển khai sẽ mất bao lâu… là những câu hỏi mà Báo Đầu tư Chứng khoán đã chuyển tới HOSE hơn 1 tuần trước nhưng đến nay chưa nhận được câu trả lời dù Sở xác nhận đã nhận được các câu hỏi.
Nhiều câu hỏi khó cho giải pháp "chuyển ngược" sàn để chống nghẽn lệnh
Việc "chuyển ngược" sàn một số chứng khoán từ HSX sang HNX hoặc "ký gửi" giao dịch được coi là giải pháp tạm thời để chống nghẽn lệnh. Tuy nhiên vẫn có quá nhiều vấn đề chưa rõ ràng...
Giải pháp tạm thời để chống nghẽn lệnh trên HSX là chuyển bớt một số mã cổ phiếu sang HNX
Một số mã chứng khoán đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HSX) có thể sẽ được chuyển sang giao dịch trên hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đây là giải pháp "tình thế" nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nghẽn lệnh khá thường xuyên trên HSX từ cuối năm 2020 trở lại đây, đang được HNX tổ chức khảo sát lấy ý kiến từ công ty chứng khoán thành viên.
"MƯỢN" HỆ THỐNG CỦA HNX: GIẢI PHÁP TÌNH THẾ
Việc thanh khoản tăng quá nóng trong thời gian gần đây với nhiều phiên đạt trên 15.000 tỷ đồng cộng với làn sóng nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường đã dẫn đến hiện tượng thị trường thường xuyên "nghẽn lệnh".
Nhiều giải pháp chống "nghẽn" ngắn hạn cho thị trường chứng khoán đã được các chuyên gia đề xuất. Chẳng hạn như: Nâng lô giao dịch từ 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lên 1.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ; Nâng bước giá giao dịch sàn HSX lên 100 đồng; Chuyển một số doanh nghiệp niêm yết từ HSX về HNX...
Và việc chuyển các mã cổ phiếu từ HSX về HNX đang được HNX thực hiện lấy ý kiến các công ty chứng khoán thành viên, dự kiến sẽ hoàn thành trước 01/03/2021.
Theo đó, ý kiến mà HNX muốn khảo sát các công ty chứng khoán là: thời gian công ty chứng khoán cần để thực hiện chỉnh sửa hệ thống phần mềm tại các công ty chứng khoán nhằm đáp ứng trường hợp chuyển một số chứng khoán hiện đang giao dịch trên HSX sang giao dịch trên HNX.
Các mã cổ phiếu "bị" buộc "chuyển ngược" sàn này sẽ được giao dịch tại một Bảng mới trên hệ thống của HNX, nhưng vẫn giữ nguyên các quy định giao dịch như của HSX (biên độ, kết cấu phiên, bước giá...). Tuy nhiên, tại hệ thống của Trung tâm lưu ký (VSD), các mã này có thể được đổi định danh thành chứng khoán thuộc HNX hoặc giữ nguyên là thuộc HSX.
Theo ý kiến của một số nhà đầu tư, về bản chất, các mã cổ phiếu này giống như đi ở tạm nhà trên sàn HNX trong thời gian chờ đợi hệ thống giao dịch của HSX được nâng cấp, để phù hợp với thanh khoản thị trường đã tăng vọt lên 4 - 5 lần so với giai đoạn trước.
Hiện hệ thống của HSX chỉ xử lý được tối đa khoảng 900.000 lệnh/phiên, và đã được đưa vào vận hành hơn 20 năm. Từ cuối năm 2020, khi thanh khoản thị trường tăng vọt lên trên 10.000 tỷ đồng/phiên, cộng với lượng tài khoản mới được mở liên tục đạt kỷ lục, hệ thống giao dịch của HSX liên tục bị nghẽn. Bảng điện tử không hiển thị trạng thái giao dịch kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ tới giao dịch cũng như tâm lý đầu tư. Hệ thống giao dịch mới đang được nghiên cứu, và sớm nhất đưa vào vận hành cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Do đó, giải pháp tình thế hiện nay trong khi chờ hệ thống mới là "mượn tạm nhà" ở HNX cho cổ phiếu của HSX.
CỔ PHIẾU NÀO SẼ BỊ "CHUYỂN NGƯỢC" SÀN?
Vẫn chưa có tiêu chí cụ thể về các cổ phiếu sẽ phải "chuyển sàn". Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng việc khảo sát chỉ cho có yếu tố khách quan, và khả năng các cổ phiếu "trà đá" (dưới mệnh giá) sẽ được "ưu tiên" chọn lựa để tạm dời nhà từ HSX sang HNX.
Một số các thành viên thị trường cho rằng, đây là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, khi mà hệ thống giao dịch mới để đáp ứng dung lượng lớn hơn của thị trường còn phải mất nhiều tháng nữa mới có thể đưa vào hoạt động. Giải pháp này thuần túy mang tính chất kỹ thuật nhằm tận dụng tải trọng của hệ thống HNX, nhằm gánh bớt tình trạng quá tải trên HSX.
Tuy nhiên, cũng có công ty chứng khoán cho rằng giải pháp này mang tính "ép buộc" hơi cao. Theo văn bản lấy ý kiến, HNX sẽ lập một Bảng riêng cho các mã cổ phiếu từ HSX chuyển sang, như vậy việc chuyển sàn này có thể hiểu chỉ là tạm thời, doanh nghiệp đang niêm yết trên HSX thì vẫn là thuộc HSX, cũng tức là biến động giá của những cổ phiếu đó vẫn tính vào VN-Index. Nói thẳng ra là "cổ phiếu trên HSX sẽ đi ở tạm nhà của HNX"
Ngoài ra, HNX chỉ khảo sát ý kiến các công ty chứng khoán, thậm chí thu hẹp trong phạm vi "làm được hay không", mà không hỏi ý kiến các công ty niêm yết, cho thấy rõ ràng họ đang tính đến biện pháp kỹ thuật đặc thù và hơi "cưỡng ép". Tương tự với công ty chứng khoán, các công ty này chỉ có thể trả lời "Yes" or "No" và nhiều khả năng là phải trả lời "Yes".
Về câu hỏi khảo sát "thời gian công ty chứng khoán cần để thực hiện chỉnh sửa hệ thống phần mềm...", lãnh đạo một số công ty chứng khoán cho rằng sẽ phải mất 6 - 8 tuần để chỉnh sửa hệ thống giao dịch, sau khi phương án "di cư" chờ hệ thống mới được cơ quan quản lý thông qua. Các công ty chứng khoán sẽ phải làm việc với nhà cung cấp hệ thống, và sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ.
Tuy nhiên, phía các công ty chứng khoán cho rằng, nếu tốn kém và giúp thị trường giao dịch thông suốt thì vẫn đáng làm.
Dưới góc độ nhà đầu tư tổ chức, đại diện một công ty quản lý quỹ lớn trên thị trường cho rằng, việc sắp xếp lại cổ phiếu sẽ "dễ dàng" hơn cho nhà đầu tư, khi mà thị trường có sự phân hóa rõ ràng: các cổ phiếu niêm yết trên HSX là những cổ phiếu đáp ứng chuẩn giao dịch cao hơn; trong khi các cổ phiếu nhỏ được niêm yết trên HNX và UPCoM. Việc sắp xếp này cũng phù hợp với định hướng sát nhập các Sở Giao dịch Chứng khoán thành một Sở Giao dịch trong tương lai.
CÓ GÌ BẢO ĐẢM HỆ THỐNG THÔNG SUỐT?
Việc "chuyển ngược" cổ phiếu từ sàn HSX sang HNX, hay tạm gọi dân dã là "mượn tạm" nhà HNX để ở được cho là giải pháp tạm thời để chống "nghẽn lệnh". Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là hệ thống của HNX có sẵn sàng cho việc "ký gửi" này hay không.
Một công ty chứng khoán đặt vấn đề: Liệu việc chuyển một số cổ phiếu từ HSX sang HNX có thật sự giải quyết được tình trạng nghẽn hệ thống giao dịch? Việc "chuyển sàn" như vậy sẽ dẫn tới hệ thống của HNX tăng tải, và liệu có tình trạnh quá tải và "đơ" như ở HSX có tái diễn tại HNX hay không? Liệu HNX có dám cam kết rằng hệ thống server của họ sẽ không bị "đơ"? Nếu gặp tình trạng "đơ", liệu có tình trạng chuyển sàn tiếp qua UPCoM hay không?
Thêm nữa, việc chuyển sàn về lý, đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ cả công ty niêm yết, trong khi hiện tại HNX mới khảo sát ý kiến công ty chứng khoán. Nếu công ty niêm yết không đồng ý chuyển sàn thì sao?
Chưa kể, khi niêm yết trên HSX, doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng gửi gắm rất nhiều kỳ vọng. Nay bị "ép" chuyển ngược thì giá trị kỳ vọng, ai sẽ bù đắp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư? Và tiêu chí nào cho các cổ phiếu bị chuyển sàn? Liệu có công bằng cho các doanh nghiệp niêm yết?
Lãnh đạo một công ty chứng khoán khác cũng nêu câu hỏi: Trường hợp chỉ có một công ty chứng khoán báo cáo rằng hệ thống/phần mềm của họ sẽ gặp vấn đề, thì việc chuyển sàn có thực hiện được hay không? Nếu công ty chứng khoán đó bị thiệt hại, ai chịu trách nhiệm? Chuyển bao nhiêu mã cổ phiếu từ HSX sang HNX thì mới thực sự giảm tải cho HSX?
Giả sử hệ thống của HSX vẫn trục trặc trong khi HNX thông suốt, các mã của HSX trên HNX vẫn được khớp, thì khi đó VN-Index sẽ được xác định như thế nào? Liệu có công bằng cho các nhà đầu tư? Nếu hệ thống của HNX cũng nghẽn thì sao?
Và tại sao không nhân lúc này, giữa HSX và HNX "tái cơ cấu hàng loạt" công ty niêm yết, để trên HSX chỉ gồm các công ty lớn, còn HNX đảm nhiệm giao dịch các công ty nhỏ hơn. Như thế việc chuyển sàn trở thành thực chất luôn chứ không phải đi "ở tạm" nhà như hiện tại.
Nhân vụ "chuyển ngược" sàn, một công ty chứng khoán cũng nêu: HSX và HNX nên xem xét lại các quy định về cơ chế giao dịch, cụ thể tại sao không đồng nhất các quy định về biên độ giá, về bước lệnh, bước giá...?
Các công ty chứng khoán trả phí thành viên cho HSX, thuê đường truyền kết nối với HSX. Giờ chuyển một số cổ phiếu từ HSX sang HNX thì bài toán chi phí này sẽ được xử lý như thế nào? Dù các công ty chứng khoán sẵn sàng gánh chi phí để chỉnh sửa hệ thống công nghệ thông tin cho phù hợp, nhưng về các chi phí vận hành, thì cơ quan quản lý cũng cần phải rõ ràng và đảm bảo công bằng với chính công ty chứng khoán. Vì xét cho cùng, việc lỗi hệ thống giao dịch, không thể thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý khi đã không có một cái nhìn chiến lược, dài hơi về phát triển thị trường.
Giải pháp chuyển một số cổ phiếu từ HSX sang HNX mới đang dừng ở bước lấy ý kiến khảo sát và sẽ phải chờ quyết định cuối cùng từ cơ quan quản lý. Trong lúc chờ đợi, nhà đầu tư dù không muốn vẫn phải "thích nghi" với hệ thống bảng điện lỗi, ngay cả khi thanh khoản chưa chạm mức 14.000 - 15.000 tỷ đồng.
Ông Lê Hải Trà làm Tổng Giám đốc HOSE Ông Lê Hải Trà vừa chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Sở GDCK Tp.HCM (HoSE), quyết định có hiệu lực từ ngày 26/2/2021. Ông Lê Hải Trà được Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) từ ngày 26/2. Trước đó, ông Lê Hải Trà...