Đảng Cộng hòa tăng cường an ninh chuẩn bị đại hội
TP Cleveland (bang Ohio) với gần 400.000 dân đã trở thành trung tâm chính trị của Mỹ từ ngày 18 đến 21-7 (giờ địa phương).
Trong thời gian này, đảng Cộng hòa tổ chức đại hội đảng để giới thiệu ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống. Dự kiến có khoảng 5.000 đại biểu tham dự đại hội đảng cùng với khoảng 15.000 nhà báo.
Các cơ quan an ninh rất lo ngại xảy ra sự cố trong đại hội đảng. Nhiều cuộc biểu tình đã được dự kiến. Tại Mỹ, mới nhất là vụ ba cảnh sát bị bắn chết ở Baton Rouge (bang Louisiana) hôm 17-7 và năm cảnh sát bị bắn chết ở Dallas (bang Texas) hôm 8-7. Đại hội đảng cũng diễn ra trong bối cảnh nguy cơ khủng bố với vụ tấn công bằng xe tải ở Nice (Pháp) trong đêm Quốc khánh 14-7.
Cleveland đã được tăng cường bảo vệ như pháo đài. Nhiều cây số hàng rào kim loại cao 2,5 m đã được dựng lên. Các khối bê tông và xe dọn tuyết đã được đưa đến án ngữ trên một số tuyến đường quanh quảng trường Quicken Loans, nơi tổ chức đại hội đảng. Từ nhiều tháng nay, chính quyền địa phương đã đàm phán với các tổ chức biểu tình để họ tập trung biểu tình tại các địa điểm cố định.
Theo Bộ An ninh nội địa, hàng ngàn cảnh sát của bang Ohio cùng với 3.000 nhân viên của nhiều cơ quan liên bang sẽ phụ trách bảo đảm an ninh trong thời gian diễn ra đại hội đảng ở Cleveland. Các binh sĩ thuộc lực lượng vệ binh bang Ohio cũng được huy động (ảnh). Ngoài ra còn có hàng trăm nhân viên chống khủng bố của FBI.
Video đang HOT
CNN đưa tin ngày 17-7, cuộc tuần hành đầu tiên đã diễn ra tại Cleveland với khẩu hiệu “chống phân biệt chủng tộc, chống bài Hồi giáo, chống tấn công người nhập cư, người đồng tính, chuyển giới và chống chiến tranh”. Một số tổ chức ủng hộ ứng viên Donald Trump đã bài binh bố trận. Nguy cơ va chạm giữa những người ủng hộ và những người phản đối ông Trump có thể xảy ra.
Thị trưởng Frank Jackson và cảnh sát trưởng Calvin Williams khẳng định luật cho phép mang súng nên TP sẽ tôn trọng luật cho dù mang súng đến nơi công cộng sẽ làm công tác bảo vệ an ninh phức tạp thêm. Luật của bang Ohio cho phép mang súng với điều kiện phải để lộ súng ra ngoài.
KHA LY
Theo PLO
Bất chấp Trung Quốc, Philippines nêu vấn đề biển Đông ở hội nghị ASEM
Ngày 15-7, hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
Tham dự hội nghị có 30 nước châu Âu, 21 nước châu Á và hai tổ chức Liên minh châu Âu và ASEAN. Trước khi hội nghị khai mạc, các nhà lãnh đạo đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công bằng xe tải ở Nice (ảnh).
Hội nghị cấp cao ASEM là diễn đàn quốc tế đầu tiên diễn ra sau khi Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông. Phán quyết đã khẳng định "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Trước hội nghị, Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu không đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông vào hội nghị ASEM vì "đó không phải là nơi thích hợp để nói". Dù vậy, báo Inquirer (Philippines) đưa tin phát biểu tại hội nghị ASEM ngày 15-7, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay Jr vẫn nêu ra vấn đề tranh chấp biển Đông.
Ông lặp lại tuyên bố trước đó về phán quyết trọng tài: "Philippines khẳng định mạnh mẽ tôn trọng quyết định lịch sử này như một nỗ lực góp phần quan trọng vào việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông". Ông đã kêu gọi các bên thể hiện thái độ kiềm chế. Ông khẳng định Philippines đánh giá cao các biện pháp phục hồi lòng tin giữa các bên trong khu vực.
Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin bên lề hội nghị cấp cao Á-Âu ở Ulan Bator, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã trao đổi với Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini.
Ông Vương Nghị tiếp tục khẳng định quan điểm của Trung Quốc là không chấp nhận và không tham gia vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Ông khăng khăng cho rằng vụ kiện trọng tài về biển Đông là "trò thao túng chính trị" và tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines phải được giải quyết qua đàm phán và tham vấn.
Trong khi đó, Tân Hoa xãđưa tin tối 14-7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đã đề nghị cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Trung Quốc giúp đỡ thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp biển Đông.
Ông Rodrigo Duterte còn nói chiến tranh không phải là giải pháp và ông muốn tiếp tục đàm phán song phương như một giải pháp giải quyết tranh chấp. Ông Fidel Ramos không cho biết có chấp nhận yêu cầu hay không.
Song song theo đó, ngày 14-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã kêu gọi Úc không nên xem phán quyết "bất hợp pháp" của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc là luật pháp quốc tế. Trước đó, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố Trung Quốc sẽ phải chịu mất mát lớn về uy tín nếu không tôn trọng phán quyết.
KHA LY
Theo PLO
Hầu hết dân châu Âu nghĩ rằng nhập cư liên quan đến khủng bố Trung tâm nghiên cứu Pew ở Washington (Mỹ) đã tổ chức thăm dò dư luận đối với những người đủ tuổi đi bầu ở 10 nước châu Âu đã tiếp nhận người nhập cư và ở Mỹ Theo Reuters, cuộc thăm dò được thực hiện đối với 11.494 người từ ngày 4-4 đến 12-5, tức trước khi Anh tổ chức trưng cầu ý...