Đảng Cộng hoà chọn được ứng viên Chủ tịch Hạ viện, bế tắc sắp qua?
Đảng Cộng hoà chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ chọn ông Jim Jordan làm ứng viên cho vị trí Chủ tịch cơ quan này, nhưng vẫn có khả năng ông không vượt qua vòng bỏ phiếu cuối cùng
New York Times hôm nay (14/10) cho biết, đảng Cộng hòa đã đề cử hạ nghị sĩ Jim Jordan của bang Ohio làm ứng viên Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi ông giành 124 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu nội bộ đảng Cộng hòa, vượt qua đối thủ Austin Scott với 81 phiếu.
Ông Jim Jordan. Ảnh: GettyImages
Ông Jordan hiện là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ. Hạ viện Mỹ dự kiến tiến hành bỏ phiếu then chốt để thông qua đề cử với ông Jordan vào tuần tới. Ông sẽ chính thức trở thành lãnh đạo cơ quan này nếu giành quá 217 phiếu tại Hạ viện.
“Tôi rất tôn trọng Jim Jordan, ông ấy là tài sản của đảng Cộng hòa. Chúng ta giờ phải đoàn kết phía sau ông Jordan để có thể đưa quốc hội Mỹ hoạt động trở lại”, hạ nghị sĩ Scott phát biểu sau cuộc bỏ phiếu.
Đảng Cộng hòa ban đầu đề cử nghị sĩ Steve Scalise làm ứng viên Chủ tịch Hạ viện Mỹ thay vì ông Jordan. Tuy nhiên, ông Scalise thông báo rút khỏi cuộc đua vào chức vụ lãnh đạo Hạ viện sau khi phe Cộng hòa họp kín ngày 12/10 và không thể nhất trí ủng hộ ông.
Theo New York Times, ông Jordan được được phe bảo thủ nhất trong đảng Cộng hòa tin tưởng, nhưng nhóm thành viên Cộng hòa ôn hòa tỏ ra không thích quan điểm cứng rắn của ông.
Sau cuộc bỏ phiếu nội bộ nêu trên, đảng Cộng hòa đã tổ chức một phiên bỏ phiếu nội bộ khác để đánh giá xem có bao nhiêu người ủng hộ ông Jordan trong cuộc bỏ phiếu toàn Hạ viện vào tuần tới. Kết quả là 55 người quyết định họ sẽ bỏ phiếu chống ông.
Video đang HOT
Nếu tình trạng này không được giải quyết trước khi phiên bỏ phiếu thông qua tại Hạ viện diễn ra tuần tới, ông Jordan sẽ cần sự ủng hộ của hàng chục thành viên đảng Dân chủ, một viễn cảnh khó xảy ra.
Hạ viện Mỹ đang không có lãnh đạo, sau khi ông McCarthy bị miễn nhiệm hôm 3/10. Quyền chủ tịch Patrick McHenry bị hạn chế quyền lực đáng kể, khiến cơ quan này không thể đưa ra các quyết định về ngân sách cũng như tình hình Trung Đông hay Ukraine.
Các giải pháp tháo gỡ bế tắc quanh ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Ngày 12/10, nhân vật được phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đề cử làm Chủ tịch cơ quan lập pháp này là ông Steve Scalise đã rút khỏi cuộc đua, khiến tình hình thêm phức tạp.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Scalise cho biết phe Cộng hòa đã không thống nhất được về việc bầu ông làm Chủ tịch Hạ viện.
Trước đó, ông Scalise đánh bại nghị sĩ Jim Jordan trong cuộc bỏ phiếu kín của phe Cộng hòa tại Hạ viện. Nhưng các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đã không thu hẹp được bất đồng để thông qua đề cử đối với ông Scalise.
Quyết định rút lui của ông Scalise đồng nghĩa với việc chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện vẫn để trống nhiều ngày sau khi ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm vào tuần trước.
Ông Scalise đối mặt với cùng khó khăn mà cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy phải trải qua. Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện nhưng chỉ với thế đa số "mong manh". Để đảm bảo được số phiếu bầu cần thiết nhằm giành chiến thắng, ông Scalise cần 217 phiếu từ 221 nghị sĩ đảng Cộng hòa. Chỉ cần 5 người không bằng lòng là đã đủ dập tắt tham vọng trở thành lãnh đạo của ông.
Những người không "gật đầu" đã đưa ra nhiều lý do, từ không đồng tình về chính sách cho đến việc cần thiết "giữ nguyên hiện trạng".
Đài BBC (Anh) đã gợi ý các con đường có thể giúp gỡ rối bế tắc đang tồn tại trong việc bổ nhiệm người đứng đầu Hạ viện Mỹ.
Một ứng viên mới
Ngay sau khi ông Scalise quyết định rút lui, một số nghị sĩ và nhà quan sát gợi ý rằng đây có thể trở thành cơ hội để Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan trở thành ứng viên mới. Tuy nhiên, chưa rõ liệu ông Jordan có thể thu về đủ số phiếu bầu cần thiết hay không.
Một số cái tên khác dự kiến được đề xuất trong những ngày tới.
Một Chủ tịch Hạ viện tạm thời
Một giải pháp khác có thể liên quan đến việc kéo dài thời gian tạm giữ chức của quyền Chủ tịch Hạ viện Patrick McHenry.
Giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho Hạ viện duy trì hoạt động và tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ trong quá trình tìm ra giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, cần có phối hợp từ các nghị sĩ đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ không muốn giải pháp ngắn hạn. Nghị sĩ đảng Cộng hòa Byron Donalds đưa ra quan điểm cá nhân rằng, một Chủ tịch Hạ viện tạm thời có thể không hiệu quả trong bối cảnh tiếp diễn các cuộc đàm phán về ngân sách và nhiều vấn đề khác.
Đảng Dân chủ ứng cứu
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN
Giải pháp thứ 3 là đảng Cộng hòa cùng đảng Dân chủ nhất trí về một ứng viên từ phe Cộng hòa. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần có nhượng bộ từ đảng Dân chủ tại Hạ viện.
Về phần mình, đảng Dân chủ muốn loại bỏ quy định mới đưa ra từ tháng 1 về việc tạo điều kiện để mọi thành viên đều có thể bỏ phiếu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries ngày 12/5 nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng và có thể tìm được điểm tương đồng giữa hai đảng. Điều này đồng nghĩa với việc phối hợp để mở lại Hạ viện và hoàn thành công việc cho người dân Mỹ. Đồng thời thay đổi quy định có hiệu lực từ tháng 1 về việc trao quyền cho những thành viên cực đoan nhất".
Nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortes đã gợi ý 5 thành viên đảng Cộng hòa có thể đổi phe và bỏ phiếu để ông Hakeem Jeffries trở thành chủ tịch Hạ viện. Đài BBC nhận định điều này khó có thể xảy ra.
Việc ghế Chủ tịch Hạ viện chưa có chủ xảy ra trong thời điểm Mỹ gặp nhiều khó khăn. Thiếu chủ tịch, Hạ viện Mỹ khó có thể thông qua các dự luật hoặc chấp thuận đề nghị của Nhà Trắng về hỗ trợ khẩn cấp, trong đó bao gồm nội dung trợ giúp Israel giữa căng thẳng hiện nay tại Dải Gaza.
Một Hạ viện không có chủ tịch đồng nghĩa với việc quốc hội không thể thông qua dự luật chi tiêu, ngay cả về ngắn hạn, để tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ vào giữa tháng 11.
Ngày 12/10, một số hạ nghị sĩ đánh giá rằng sẽ khó có một giải pháp cho đến đầu tuần tới.
Hạ viện Mỹ "khủng hoảng" vì cuộc bầu chọn chủ tịch Hạ viện Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng khi Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy vẫn không nhận được đủ số phiếu cần thiết để trở thành chủ tịch hạ viện trong vòng bỏ phiếu thứ 11 liên tiếp vào tối 5.1 (sáng 6.1, theo giờ VN). Đây là lần đầu tiên kể từ thời Nội chiến (1861-1865), Hạ viện...