Đảng Cộng hòa cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell cam kết việc chuyển giao quyền lực sau bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra hòa bình, có trật tự.
“Người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Quá trình chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện một cách trật tự như những gì đã diễn ra 4 năm một lần kể từ năm 1792″, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đăng Twitter hôm nay.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tại cuộc họp báo ở quốc hội hôm 22/9. Ảnh: AFP.
McConnell không đề cập trực tiếp đến Tổng thống Donald Trump, nhưng bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi Trump từ chối trả lời câu hỏi liệu ông có cam kết chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nếu không tái đắc cử trong cuộc đua năm nay hay không. Ông cũng lặp lại nghi ngờ việc bỏ phiếu qua thư, cho rằng đây là “thảm họa”.
Phát biểu của Trump bị cho là không cam kết nguyên tắc dân chủ cơ bản nhất ở Mỹ và vấp phải chỉ trích từ cả hai đảng. Chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố chính phủ Mỹ “hoàn toàn có khả năng tống những kẻ xâm phạm ra khỏi Nhà Trắng”.
“Điều cơ bản của nền dân chủ là quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình”, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney đăng Twitter, trong khi nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện Liz Cheney khẳng định việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình đã được ghi trong Hiến pháp Mỹ và là nền tảng cho sự tồn vong nền cộng hòa. “Các lãnh đạo Mỹ đã tuyên thệ trước Hiến pháp. Chúng ta sẽ giữ vững lời thề đó”, Cheney viết.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, khẳng định cuộc tranh cử sắp tới giữa Trump và Biden sẽ hợp pháp, công bằng và phù hợp với thông lệ hơn hai thế kỷ của Mỹ.
Video đang HOT
“Không có gì định nghĩa nền cộng hòa lập hiến của chúng ta hơn sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Tôi đã tuyên thệ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp, và tôi sẽ giữ vững lời thề đó”, nghị sĩ Cộng hòa Steve Stivers cho hay, trong khi nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer nói: “Tổng thống Trump: ngài không phải là nhà độc tài, và nước Mỹ sẽ không để ngài là nhà độc tài”.
Hồi tháng 6, Trump từng công khai khẳng định trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sẽ rời Nhà Trắng trong hoà bình nếu thất cử, đáp trả cáo buộc trước đó một ngày của Biden rằng Trump sẽ không chịu rời Nhà Trắng và có thể cần triển khai quân đội để cưỡng chế ông rời đi. Tuy nhiên, Trump nói thêm rằng việc ông không tái đắc cử nhiệm kỳ hai “sẽ rất tồi tệ với đất nước”.
Trong những bài phát biểu tranh cử gần đây, Trump liên tục tuyên bố rằng quá trình kiểm phiếu có thể bị phe Dân chủ “thao túng” bằng cách “lợi dụng làn sóng bỏ phiếu qua thư do đại dịch Covid-19″.
Trump hôm 23/9 khẳng định ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nếu các phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện không được tính. “Những phiếu bầu đó đều nằm ngoài vòng kiểm soát”, Tổng thống Mỹ nói. “Bỏ những phiếu bầu đó đi, và bạn sẽ có một quá trình chuyển giao hòa bình. Nhưng thẳng thắn mà nói, sẽ không có sự chuyển giao, chỉ có sự tiếp nối”.
Đồng minh ái ngại 'vạ miệng' của Trump
Một số đồng minh đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump đang thúc giục ông từ bỏ những thông điệp chia rẽ và nêu tầm nhìn rõ ràng cho nhiệm kỳ hai.
Họ lo sợ rằng cách ông xử lý hàng loạt khủng hoảng gần đây có thể làm lu mờ triển vọng tái đắc cử.
Chỉ còn 4 tháng nữa là Trump sẽ đối mặt với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử ngày 3/11. Giữa lúc đó, theo các cuộc thăm dò, tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Trump đang liên tục giảm khi ông quay cuồng đối phó với các thách thức như đại dịch Covid-19, sự đình trệ của nền kinh tế Mỹ và phong trào biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng ngày 25/6. Ảnh: AP.
Theo các đồng minh, kẻ thù lớn nhất của Trump chính là bản thân ông và những hành động bốc đồng. Họ dẫn chứng việc ông chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 28/6 một video trong đó có cảnh người ủng hộ ông hô to câu "quyền lực da trắng", khẩu hiệu thường được những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng sử dụng. Trump sau đó đã gỡ bỏ video này.
"Ông ấy cần kiềm chế, trở thành một tổng thống biết chấp nhận thực tế và dồn lực chiến đấu với Biden", một đồng minh đảng Cộng hòa giấu tên thân cận với Nhà Trắng nói. "Mọi người đang đặt câu hỏi 'Liệu ông ấy còn muốn làm tổng thống nữa hay không? Ông ấy đang tìm kiếm một chiến lược rút lui ư?'".
Tỷ lệ tín nhiệm của Trump sụt giảm khiến nhiều thành viên đảng Cộng hòa lo ngại họ sẽ mất nốt quyền kiểm soát thượng viện sau khi đã để mất quyền kiểm soát hạ viện vào tay đảng Dân chủ hồi năm 2018.
Nguồn tin từ đảng Cộng hòa cho biết có lẽ sớm nhất vào tháng 8 tới đây, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell sẽ phải khuyên các ứng viên chạy đua ghế thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa giữ khoảng cách với Tổng thống Trump nếu điều đó là cần thiết để họ đắc cử và giữ thế đa số.
Khi được hỏi về điều này, phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho hay Tổng thống Trump "đã nhiều lần khẳng định rằng ông không ngại đương đầu với những thách thức lớn của quốc gia" và rằng Trump cùng đội ngũ của mình "đang theo đuổi một chương trình nghị sự táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai".
Một nguồn tin đảng Cộng hòa thân cận với Nhà Trắng khác cho biết Trump tuần trước đã thừa nhận ông đang phải đuổi theo đối thủ Biden trên đường đua vào Nhà Trắng sau khi hàng loạt cuộc thăm dò cho thấy ông hiện ở thế thua cả trên toàn quốc lẫn tại các bang chiến trường giúp quyết định thành bại của cuộc bầu cử.
"Ông ấy biết mình đang gặp rắc rối", nguồn tin đảng Cộng hòa nói. "Ông ấy không có bất kỳ thông điệp nào".
Mong muốn tạo ra cú hích giúp ông thoát khỏi vũng lầy, Trump đang cân nhắc thay đổi nhân viên chiến dịch tranh cử và cách ông mở rộng thông điệp nhằm thu hút ủng hộ vượt ra khỏi những khu vực bảo thủ truyền thống. Các cố vấn cho hay Trump muốn tập trung vào khả năng của mình đưa nền kinh tế đất nước khởi sắc, một điểm sáng trong các cuộc thăm dò về ông.
Tuy nhiên, quan điểm từ bên trong Nhà Trắng là Trump sẽ khó lòng thay đổi tình hình nếu đối thủ Biden vẫn "án binh bất động" và không để lộ sơ hở.
"Nếu truyền thông chưa kêu gọi Joe Biden rời khỏi hầm trú ẩn của ông ấy, chúng tôi không biết phải kết thúc vòng luẩn quẩn này như thế nào bởi chúng tôi là bên duy nhất bị chú ý", một quan chức đảng Cộng hòa am hiểu tình hình nội bộ Nhà Trắng cho biết.
Biden từng nói ông thích những chiến dịch vận động tranh cử trực tiếp hơn nhưng việc thực hiện các sự kiện trực tuyến cũng giúp ông kết nối được với nhiều người hơn.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, trước những bê bối, Trump là bậc thầy chuyển hướng công kích khỏi mình, nhưng chiến thuật này của ông dường như không hiệu quả với Covid-19, đại dịch đã khiến gần 131.000 người Mỹ tử vong và gần 2,8 triệu người nhiễm.
Để trấn áp phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát, Trump đã đưa ra những thông điệp cứng rắn, đe dọa thẳng tay trừng trị người biểu tình. Giới phê bình cho rằng cách làm này của ông chủ Nhà Trắng không thể giúp ông giải quyết vấn đề.
Hôm 30/6, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden còn chỉ trích Trump đang khiến người dân Mỹ đối đầu với nhau thay vì dẫn dắt họ.
Một số người ủng hộ tuần trước tỏ ra thất vọng trước việc Trump không trả lời trực tiếp khi Sean Hannity, người dẫn chương trình kênh truyền hình Fox News, đề nghị ông chia sẻ về các kế hoạch cho nhiệm kỳ thứ hai.
Trump từng phác thảo kế hoạch của mình khá chung chung rằng ông sẽ tái thiết nền kinh tế và tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc, tuy nhiên không rõ cụ thể ông sẽ làm gì trong 4 năm tiếp theo.
"Trump cần nói rõ vì sao ông ấy muốn tranh cử nhiệm kỳ thứ hai", một quan chức cộng hòa am hiểu vấn đề Nhà Trắng,
Tòa án triệu tập con trai Trump Eric Trump, con trai thứ ba của Tổng thống Mỹ, bị yêu cầu trình diện để cung cấp lời khai liên quan cuộc điều tra nhắm vào tập đoàn Trump. Thẩm phán Arthur Engoron của Tòa án Tối cao Manhattan, New York, hôm 23/9 cho rằng Eric Trump, 36 tuổi, phó chủ tịch điều hành tập đoàn Trump Organization, sẽ không có lý...