Đang có tâm lý chủ quan với COVID-19, số ca nhiễm gia tăng, có ngày gần 4.000 ca
Tháng 8-2022 ghi nhận 72.324 ca mắc, tăng 2,4 lần so với tháng 7 và có 24 ca tử vong, tăng 18 ca. 7 ngày qua (từ ngày 5-9 đến 11-9), cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.900 ca mắc mới.
Ban chỉ đạo COVID-19 họp phiên thứ 17 – Ảnh: VGP
Sáng 13-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì Phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
Sau gần 1 năm thực hiện nghị quyết 128, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế đánh giá, thực tế đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và nghị quyết 128 đóng vai trò quyết định với những kết quả trong công tác phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, giúp giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kinh tế phát triển, mà chiến lược vắc xin được thực hiện thành công.
Tuy vậy, với tình hình vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan với dịch bệnh, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình và giải pháp để cho công tác tiêm chủng vắc xin; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; bảo đảm nhân lực y tế; tăng cường tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức phòng chống dịch của nhân dân…
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến 11-9, Việt Nam đã ghi nhận trên 11,4 triệu ca mắc, có 10,3 triệu người khỏi bệnh (90,2%) và trên 43.000 ca tử vong (0,3%). Tháng 8-2022 ghi nhận 72.324 ca mắc, tăng 2,4 lần so với tháng 7 và có 24 ca tử vong, tăng 18 ca.
Video đang HOT
Đáng chú ý trong 7 ngày qua (từ ngày 5-9 đến 11-9) cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.900 ca mắc mới mỗi ngày (ngày 7-9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua), số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Do đó yêu cầu được đặt ra là tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch với mục tiêu kiểm soát dịch, không để bùng phát trở lại, đặc biệt tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19; đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch…
Tính đến hết ngày 11-9, Việt Nam đã triển khai tiêm được 258,7 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%.
Tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 77,0% và tỉ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 55,2% (so với tổng dân số tỉ lệ này là 56%, cao gấp đôi tỉ lệ trung bình trên thế giới (28,0%)). Tỉ lệ tiêm mũi 4 là 77,0%.
Tỉ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 85,8%; tỉ lệ tiêm mũi 2 đạt 57,6%.
Trong tháng 8, cả nước tiêm được khoảng 11 triệu liều vắc xin, trung bình mỗi ngày tiêm được 360.000 liều (ngày thấp nhất tiêm được gần 100.000 liều, ngày cao nhất tiêm được hơn 800.000 liều).
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Công điện nêu rõ, hiện nay nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ở trung ương, địa phương vẫn còn tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền lợi của người dân khi khám bệnh, chữa bệnh.
Để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm theo thẩm quyền trước các quy định của Đảng, Nhà nước nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế thuộc quyền.
Các đơn vị cần đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, trong đó tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho việc thực hiện thủ tục mua sắm thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ khám chữa bệnh; đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành đối với thuốc, trang thiết bị y tế; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế thực hiện theo pháp luật.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế kịp thời hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh không dám chịu trách nhiệm.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng yêu cầu phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, hoàn thành trước ngày 15/9/2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hướng dẫn kịp thời, kỹ lưỡng các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền.
Còn Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng vốn nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế; đặc biệt là các vấn đề về: xây dựng dự toán mua sắm; thuê tài sản, cung cấp thiết bị sau khi trúng thầu hóa chất, sinh phẩm và quản lý, sử dụng phí cấp phép lưu hành đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực y tế, chậm nhất phải hoàn thành trước ngày 30/9/2022.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền trước ngày 15/9/2022.
Bộ Y tế theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng.
Đề xuất Chính phủ quy định hỗ trợ học phí đối với sinh viên y khoa Lãnh đạo Bộ Y tế đề xuất Chính phủ điều chỉnh chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế, hỗ trợ học phí cho sinh viên y khoa một số chuyên ngành. Sáng nay 21.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chủ động thích ứng linh hoạt,...