Đang chờ cấp bằng lái, người điều khiển xe có bị phạt tiền?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe có thể bị phạt tiền đến 1,2 triệu đồng.
Ảnh: HOÀNG GIANG
Việc tham gia giao thông mà người điều khiển xe trong quá trình chờ cấp giấy phép lái xe (GPLX) có bị xử phạt hành chính hay không là chủ đề được nhiều người dân quan tâm. Tuy nhiên hiện nay pháp luật không có quy định chi tiết hướng dẫn về việc giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX có thể thay thế cho GPLX.
Theo một vị CSGT tại TP.HCM phân tích, giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX đơn thuần là xác nhận thời gian cá nhân có thể nhận được GPLX, không có giá trị thay thế GPLX. Do đó,khi người điều khiển xe mà không có GPLX hay không mang theo GPLX vẫn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Người điều khiển xe máy không có GPLX có thể bị xử phạt đến 1.200.000 đồng. Ảnh: TN
Căn cứ quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe tham gia giao thông ngoài việc phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ gồm: Đăng ký xe; GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển (theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008); Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Video đang HOT
Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không xuất trình được GPLX khi bị kiểm tra, kiểm soát sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có GPLX bị phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo GPLX (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều 21 Nghị định 100) thì bị phạt tiền 200.000-4.000.000 đồng.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm
và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có GPLX bị phạt tiền 800.000-1.200.000 đồng. Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm
trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có GPLX bị phạt tiền từ 3.000.000-4.000.000 đồng. Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo GPLX (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 21 Nghị định 100) thì bị phạt tiền 100.000-200.000 đồng.
Mua bảo hiểm xe máy bắt buộc được lợi gì?
Nhiều người mua bảo hiểm xe máy với tâm lý "bắt buộc", tuy nhiên không nhiều người biết rằng đây là loại bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ thay chủ xe bồi thường cho nạn nhân (bên thứ ba) nếu chủ xe không may gây tai nạn.
Có bảo hiểm "ở bên" khi không may gây ra va chạm
Thang 10/2019, anh Quân (tên chủ xe đã được thay đổi) đi xe máy đa xay ra va quêt vơi xe ô tô Mercedes trên đương Hoang Văn Thai - Ha Nôi. May mắn, chủ xe là cha của anh Quân có tham gia Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới.
Nhân đươc thông bao, công ty bảo hiểm tiên hanh phôi hơp giam đinh thiêt hai, hương dân anh thu thâp hô sơ co liên quan, đông thơi tiên hanh đam phan, xac đinh gia tri sưa chưa vơi chu xe Mercedes la 60 triêu đông. Căn cư vao kêt luân lôi cua cơ quan chưc năng, cuối tháng 10/2019, công ty bảo hiểm đa tiên hanh bôi thương tôi đa mưc trach nhiêm đối với thiệt hại về tài sản la 50 triêu đông theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Ô tô, xe máy được xem là nguồn nguy hiểm cao độ, có thể bất ngờ gây ra rủi ro cho bên thứ ba khi đang đang lưu thông trên đường.
Trước đó, tháng 7/2019 anh Lâm (SN 1992) điều khiển xe gắn máy có chủ xe là anh Hoàng chở theo thêm 1 người nữa chạy theo hướng Diêu Trì - Vân Canh, Bình Định. Khi đến quốc lộ 19C thuộc địa phận thôn Hiển Đông (Canh Hiển, Vân Canh) đã đâm vào phía sau ống xả hơi của xe mô tô khác lúc này đang dừng lại sửa đèn chiếu sáng có 2 người trên xe. Vụ va chạm khiến chủ xe mô tô bị tử vong. Sau đó, công ty bảo hiểm đã tiến hành chi trả bồi thường với số tiền là 86.200.000 đồng cho phần TNDS đối với người thứ ba của xe anh Hoàng.
Đây là 2 trong số gần 593.700 vụ tai nạn giao thông đã được các công ty bảo hiểm giải quyết bồi thường trong 10 năm, từ 2008-2017, đối với bảo hiểm bắt buộc tai nạn dân sự của chủ xe cơ giới. Mức bồi thường theo tỉ lệ thương tật được quy định cụ thể tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính.
Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới theo Quy tắc, điều khoản, biểu phí do Bộ Tài chính quy định.
Ông Bùi Gia Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết một số vụ do xe máy gây ra thì số tiền chi trả bảo hiểm có thể lên đến 150 triệu đồng, bao gồm thiệt hại về người là 100 triệu đồng/người/vụ tai nạn; đối với thiệt hại về tài sản là 50 triệu đồng/vụ tai nạn. Nếu tai nạn gây tử vong cho 2-3 người ngồi trên xe của bên thứ ba thì tất cả nạn nhân đều được chi trả 100 triệu đồng/người.
Mua ở đâu và mua như thế nào?
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới, trong đó có xe ô tô và xe máy, được triển khai tại hầu hết các nước trên thế giới như Anh, Úc, Canada, Thái Lan.... kèm theo những chế tài nghiêm khắc. Đây không chỉ đơn thuần là một sản phẩm bảo hiểm mà được xem là một trong số các giải pháp hữu hiệu của Chính phủ góp phần đảm bảo an sinh xã hội nhằm hỗ trợ một phần tài chính cho chủ xe và giúp người bị tai nạn khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi không may xảy ra tai nạn giao thông.
Ngày nay, việc tham gia các gói bảo hiểm xe cơ giới dễ dàng hơn bao giờ hết với nhiều hình thức đa dạng như mua trực tiếp từ các đơn vị bảo hiểm uy tín, các đại lý bảo hiểm hay tại các cơ sở kinh doanh được cấp phép của Nhà nước.
Song song đó, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng có thể được tham gia thông qua hình thức trực tuyến ngay trên các trang bán hàng của doanh nghiệp hoặc các đơn vị liên kết, ví điện tử có uy tín.
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô-xe máy là một trong những loại giấy tờ mà chủ xe cần mang theo khi lưu thông trên đường.
Theo khuyến cáo, dù tham gia bảo hiểm theo hình thức nào, người dân cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh mua phải bảo hiểm giả, không đúng quy chuẩn của pháp luật.
Bên cạnh đó thời hạn bảo hiểm cũng chỉ nên mua là một năm, đừng vì giảm giá mà tham gia dài hạn vì quy định hiện tại của pháp luật đối với bảo hiểm này là 1 năm, trường hợp mua từ 2 năm là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời có thể không đảm bảo quyền lợi cho năm tiếp theo vì quy định của Nhà nước về sản phẩm có thể thay đổi trong những năm kế tiếp.
Lưu ý là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm đền bù cho nạn nhân tai nạn giao thông do người mua bảo hiểm gây ra (tức là cho bên thứ ba), không chi trả cho người chủ xe mua bảo hiểm. Nếu người chủ phương tiện cơ giới muốn bảo hiểm cho chính mình và phương tiện của mình thì cần mua thêm các loại bảo hiểm tự nguyện với mức phí phù hợp theo lựa chọn của mình: bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe...
Người dân có thể tham khảo danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có bán bảo hiểm ô tô - xe máy thuộc thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Người dân có thể tham khảo danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có bán bảo hiểm ô tô - xe máy thuộc thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (theo thứ tự ABC):
Phạt nặng nam thanh niên điều khiển xe máy bằng... chân Ngày 31/5, thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Thái Nguyên vừa xử phạt hơn 9 triệu đồng đối với lái xe Nguyễn V.H. về hành vi sử dụng điện thoại di động, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy bằng chân và không có giấy phép lái xe....