Đảng chịu trách nhiệm trước dân
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho hay, Hiến pháp sửa đổi đã nhấn mạnh Đảng phải phục vụ, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Ông Uông Chu Lưu đã trả lời báo chí bên hành lang QH ngay sau khi dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được thông qua.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Về vai trò của Đảng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, Phó Chủ tịch QH nói: Điều 4 vẫn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Các bản Hiến pháp trước chưa nói rõ trách nhiệm của Đảng, lần sửa đổi này đã đưa vào và nhấn mạnh sự gắn bó mật thiết với nhân dân là sức sống của Đảng, Đảng phải phục vụ, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
“Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội qua các quyết định của mình, nếu quyết định không đúng, ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc, nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm”, ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh.
Bản Hiến pháp này cũng chính là một quá trình thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng về mục tiêu, quan điểm, định hướng. “Đảng đã gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản HP này, để như Chủ tịch UB sửa đổi Hiến pháp nói: Đây là bản Hiến pháp kết tinh ý Đảng lòng dân”.
Video đang HOT
Đối với các quy định trong HP về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, ông Uông Chu Lưu nhận định: “Các quyền về tự do, dân chủ, lập hội, biểu tình, đã được quy định không chỉ trong HP lần này mà ở cả các bản HP trước. Để triển khai thì tới đây phải ban hành luật, quy định rõ điều kiện, thủ tục, trình tự để công dân thực hiện các quyền hiến định đó”.
Về thể chế kinh tế, Phó Chủ tịch QH chỉ ra ngay chương III, điều 51 đã khẳng định nhất quán mục tiêu, mô hình kinh tế của nhà nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
“Điểm quan trọng là chương này cũng nói rõ các thành phần kinh tế đều được nhà nước bảo hộ, nhà nước không quốc hữu hóa các tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, kinh doanh. Đây là một thông điệp rất quan trọng”, ông Uông Chu Lưu nói. “Hiến pháp cũng khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế, các chủ thể, kể cả cá nhân đều được nhà nước tôn trọng, bảo đảm, là quyền thiêng liêng của họ”.
Về việc triển khai chủ trương lớn kiểm soát quyền lực, Phó Chủ tịch QH dẫn điều 2 Hiến pháp ghi rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để bảo đảm quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có hiệu lực hiệu quả.
“Ta không đưa được Hội đồng Hiến pháp vào ngay bây giờ nhưng trong các chương điều khác cũng đã thể hiện nguyên tắc đó: quyền lập pháp thuộc về QH, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về cơ quan xét xử là tòa án, phân định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Chính sự phân công đó cũng là để tạo điều kiện cho việc kiểm soát quyền lực”, ông Uông Chu Lưu phân tích.
Theo Vietnamnet
Bế mạc kỳ họp Quốc hội đặc biệt quan trọng
Chiều qua 29.11, phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng, trong đó có xem xét, thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc - Ảnh: Ngọc Thắng
Để Hiến pháp đi vào đời sống
Chủ tịch QH gọi "đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới".
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp QH về tên gọi chính thức của Hiến pháp mới được thông qua có kèm theo mốc thời gian hay không, ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH cho hay: tên của Hiến pháp sau khi được QH thông qua là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, không nêu năm nào vì chúng ta hiểu rằng ở nước CHXHCN Việt Nam chỉ có duy nhất một bản Hiến pháp.
Giảm 50% tình trạng quá tải bệnh viện tuyến tỉnh, T.Ư Với tỷ lệ tán thành cao chiều qua, QH đã thông qua Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) tiến tới BHYT toàn dân. Theo đó, QH giao Chính phủ nhiều chỉ tiêu và nhiệm vụ: Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT. Đến năm 2020 hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, T.Ư, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ... Thái Sơn
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc có bao nhiêu phần trăm ý kiến góp ý của nhân dân đã được tiếp thu để sửa đổi Hiến pháp lần này, ông Uông Chu Lưu cho rằng: Việc ngồi để đếm, để tính có bao nhiêu ý kiến của người dân góp ý vào dự thảo Hiến pháp đã được tiếp thu vào bản Hiến pháp mới được thông qua không phải việc khó nhưng "liệu có cần thiết phải làm việc đó hay không", ông Lưu nói. Theo Phó chủ tịch QH, làm thế nào để đưa Hiến pháp vào cuộc sống, mới là vấn đề quan trọng.
Không thu hồi đất chỉ vì lợi ích của DN
Trước băn khoăn của báo chí về việc quy định thu hồi đất như luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua liệu có quá rộng hay không, ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng: trên cơ sở Hiến pháp được thông qua thì điều 62 của luật Đất đai đã được thay đổi tên điều là thu hồi đất phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
Ông Quang lý giải: Quy định về thu hồi đất này đi theo 3 nội dung: theo thẩm quyền của QH, theo thẩm quyền của Chính phủ, theo thẩm quyền của HĐND, UBND. Các nội dung quy định rất cụ thể, việc thu hồi đất theo quy định mà luật Đất đai vừa thông qua sau này sẽ rất chặt chẽ, khắc phục được tình trạng khiếu kiện, vướng mắc, khó khăn trong thời gian vừa qua. Những dự án nào chỉ vì lợi ích của riêng ví dụ của một DN nào đó thì sẽ không được phép thu hồi đất- ông Quang khẳng định.
Yêu cầu rà soát án oan
Nghị quyết về Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 được QH khóa XIII thông qua, QH đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho các bộ trưởng. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ, Chánh án TAND tối cao và ngành tòa án nói chung cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cán bộ tòa án. Ngành tòa án cần nâng cao chất lượng xét xử ở tất cả các cấp, bảo đảm phán quyết của tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cũng trong chiều qua, QH đã thông qua Nghị quyết về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và nghị quyết của QH, Ủy ban Thường vụ QH và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn ban hành.
Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ 1.7.2014 Sáng qua, với 448 ĐBQH tán thành trên tổng số 473 ĐB có mặt, QH đã thông qua luật Đất đai (sửa đổi) gồm 14 chương, 212 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2014. Luật quy định: QH ban hành luật, nghị quyết về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. HĐND các cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. Ngoài ra, tiếp thu góp ý của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉnh lý lại điều 62 về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đáng chú ý là luật quy định cho phép thu hồi đất thực hiện các dự án do Thủ tướng chấp thuận, quyết định đầu tư và các dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận, trong đó có dự án khu đô thị mới. Với nội dung quan trọng là giá đất, điều 113 của luật sửa đổi quy định: Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp. Khoản 3 điều 114 cũng được tiếp thu để bổ sung với quy định: UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cũng theo luật sửa đổi, việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Theo TNO
Không có chuyện QH họp tốn 1 tỉ đồng/ngày Theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, thông tin "một ngày thảo luận tại hội trường tốn 1 tỷ đồng" do một đại biểu đưa ra là không có cơ sở. Đại biểu QH tại phiên bế mạc kỳ họp chiều 29/11. Thông tin được ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp QH chiều nay (29/11)....