Dâng chiếc bánh do nghệ nhân tài hoa nhất làm lên Vua Hùng
Để có chiếc bánh cúng tiến vừa ngon vừa đẹp, các nghệ nhân phải chọn lựa kỹ từng hạt gạo, hạt đỗ, cẩn thận chọn từ miếng thịt cho đến hạt tiêu sọ, chiếc lá dong.
Lễ vật cúng tiến Quốc Tổ Hùng Vương
Sáng 22/3/2018 (tức 7/3 âm lịch), tại Đền Thượng – Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) đã diễn ra lễ tiến dâng bánh chưng, bánh dày của Đoàn TP. Hà Nội và huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ với tình cảm sâu sắc và tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn.
Ngay từ đầu năm, công tác chuẩn bị lễ vật được lên tinh thần từ đầu năm. Đến cuối tháng 3, các đoàn bắt đầu tuyển chọn nguyên liệu chất lượng nhất, mời những nghệ nhân dân gian nổi tiếng nhất về làm bánh.
Để có chiếc bánh chưng cúng tiến vừa ngon vừa đẹp, các nghệ nhân phải chọn lựa kỹ từng hạt gạo, hạt đỗ, cẩn thận chọn từ miếng thịt cho đến hạt tiêu sọ, chiếc lá dong. Bánh sau khi gói được đem đi luộc trong 10 tiếng đồng hồ với sự theo dõi sát sao.
Việc làm bánh dày cũng được chăm chút tỉ mẩn như vậy. Sau khi ngâm gạo và thay nước liên tục trong 14-15 giờ đồng hồ, gạo nếp được đưa lên đồ với lửa to trong 7 phút. Sau đó, xôi được mang đi giã, đảm bảo bánh dày có độ dẻo, mịn, nhuyễn, có da bánh.
Video đang HOT
Bánh chưng, bánh dày truyền thống cũng được bày bán phục vụ du khách
Bánh chưng, bánh dày được làm ra từ những nguyên liệu truyền thống, tượng trưng cho trời tròn, đất vuông, là biểu trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Hai loại bánh đặc biệt này gắn với tục thờ cúng Tổ tiên, với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày năm nay sẽ được khai mạc vào sáng 8/3 âm lịch. Hai đội đạt giải cao nhất hội thi sẽ được gói bánh chưng, giã bánh dày dâng lên Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch năm sau.
Dù chưa tới chính hội nhưng đã có rất đông người dân hành hương về đất Tổ
Liên quan đến các lễ vật dâng cúng, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng 2018 cho biết năm nay kiên quyết không nhận những lễ vật khổng lồ như những năm trước. Theo Ban tổ chức, những lễ vật đó chỉ có hình thức chứ chưa chắc người dâng lễ đã có lòng thành kính hướng về cội nguồn, chúng không chỉ kỳ quái mà còn gây lãng phí.
Theo kế hoạch, các tỉnh về dự Giỗ Tổ cũng sẽ có mâm lễ cung tiến. Mâm lễ sẽ gồm hoa trái và các sản vật của địa phương.
Theo Danviet
Ngăn chặn tình trạng "chặt chém" dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
UBND tỉnh Phú Thọ vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan trong toàn tỉnh khẩn trương thực hiện một số công việc nhằm bình ổn thị trường, ngăn chặn tình trạng ép giá, tăng giá bất hợp lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra từ ngày 16/4- 25/4 (tức 1/3 đến 10/3/Âm lịch).
Giỗ Tổ Hùng Vương (Ảnh tư liệu).
Theo đó, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các dịch vụ thực hiện bình ổn giá gồm: Dịch vụ lưu trú; kinh doanh vận hành khách bằng taxi, xe buýt; dịch vụ ăn, uống; trông giữ xe.
Đối với dịch vụ lưu trú, khuyến khích các cơ sở lưu trú giữ nguyên giá dịch vụ thuê phòng hàng ngày bình thường; trong trường hợp cụ thể, đặc biệt không được tăng giá dịch vụ thuê phòng vượt quá 30% so với mức giá hàng ngày bình thường và bảng giá được niêm yết công khai, rõ ràng tại quầy lễ tân để các cơ quan quản lý chuyên ngành, lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện và khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ biết thông tin.
Đối với các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống thì không tăng giá so với ngày thường. Bảng niêm yết giá phải được công khai theo các hình thức phù hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt là phải đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ sinh thực thẩm theo quy định.
Trong dịp Lễ hội phải niêm yết giá công khai đã đăng ký trên các phương tiện vận tải, tại bến bãi, các trạm dừng để thuận tiện cho hành khách tham gia sử dụng. Các doanh nghiệp vận tải cam kết thực hiện đúng giá niêm yết, không thu vượt mức giá đã đăng ký kê khai.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trông giữ xe trong dịp này tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các xã vùng ven Đền Hùng phải đăng ký, có bảng niêm yết giá theo quy định và phải theo đúng phương án được Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất 2018 phê duyệt.
"Tập trung kiểm tra khách sạn, nhà hàng ăn uống trên địa bàn thành phố Việt Trì và các khách sạn, nhà hàng ăn uống trong tỉnh có phản ánh của người tiêu dùng về hành vi nâng giá bất hợp lý. Nếu phát hiện ra các trường hợp vi phạm, đẩy giá cao bất hợp lý, không niêm yết giá hoặc bán không đúng giá niêm yết, ngoài việc xử lý nghiêm theo quy định sẽ đưa vào danh sách công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến nghị khách hàng không sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại các khách sạn, nhà hàng này"- tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được tỉnh Phú Thọ yêu cầu sớm có văn bản chỉ đạo một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ của người dân trong khu vực quản lý của Khu di tích không được nâng giá vượt trần theo quy định; nếu vi phạm thì kiên quyết không cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu vực quản lý.
Trong thời gian sớm nhất, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Khu di tích lịch sử Đền Hùng phải khẩn trương công bô điên thoai đương dây nong đê năm băt, xư ly kip thơi thông tin, phan anh cua ngươi dân liên quan đên gia ca dich vu trong danh muc binh ôn gia.
Như Dân trí đã thông tin, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2018 sẽ do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với 4 tỉnh, thành phố là Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Dương và Kiên Giang.
Thế Kha
Theo Dantri
Có biển cấm, dân vẫn 'hồn nhiên' ném tiền vào giếng cổ Đền Hùng Bất chấp việc Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng đã cắm biển cấm, trong ngày 21.4 (tức ngày 6.3 âm lịch) - ngày đầu khai hội, hàng trăm người dân vẫn "hồn nhiên" ném tiền vào giếng cổ ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). Giếng Rồng trên Đền Hùng được gắn liền với với truyền thuyết sau...