Đang chạy xe máy, thót tim khi thấy rắn hổ mây bò ra từ đầu xe
Khoảng 14h30 chiều nay (8.12), đang điều khiển xe máy trên đường Nơ Trang Long đoạn gần khu dân cư Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, chị Trần Thị Kim Trang (ngụ Q.Bình Thạnh) giật mình khi thấy đầu một con rắn thò ra từ phía trước xe.
Nhiều người vây quanh xe máy để truy tìm con rắn.
Hoảng hốt, chị Trang cho xe tấp thẳng vào lề đường cầu cứu. Thấy sự việc, nhiều người dân xung quanh liền dùng gậy, đồ nghề sửa xe truy tìm con rắn nhưng nó đã thụt sâu vào trong. Khoảng 10 phút sau, khi thấy con rắn từ từ thò đuôi ra ngoài xe, một người đàn ông nhanh tay nắm lấy đuôi giật và đập thật mạnh xuống đường. Con rắn trốn trong xe của chị Trang được xác định là rắn hổ mây, có chiều dài gần 1,2 mét.
Sau một hồi lẩn trốn trong xe, con rắn đã bị “xử”.
Sự việc thu hút khá nhiều người tò mò kéo đến xem. Chị Trang kể: “Hồi nãy đậu xe gần tiệm hớt tóc, nơi đó cũng thông thoáng. Tự nhiên đang chạy nhìn thấy nó tôi như muốn xỉu. May mà có nhiều người giúp đỡ”.
Theo Dân Việt
Video đang HOT
Tại sao chỉ có rắn lục đuôi đỏ xuất hiện cắn người?
Rắn lục đuôi đỏ liên tục bò vào khu dân cư cắn người, một tỉnh đã có tới 141 người bị rắn cắn... Gần như ngày nào bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiếp nhận nạn nhân của loại rắn độc này.
Vài tháng trở lại đây, câu chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ồ ạt, bất thường ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên... đã và vẫn đang thành chủ đề nóng, khiến cho người dân lo lắng.
PGS.TS Trần Quang Bính, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết gần như ngày nào cũng tiếp nhận người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Ngày 24/11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, đã tiếp nhận, điều trị cho 141 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều nhất là trong tháng 11, với 41 ca. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng có gần 40 người bị loại rắn độc này cắn.
Trao đổi với phóng viên, GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học cho hay, tại Việt Nam có khoảng 151 loài rắn, riêng rắn lục đuôi đỏ có khoảng 700 loại khác nhau.
"So với các loài rắn khác, quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ rất nhanh, chỉ dài khoảng 2 tháng, sau đó sinh con. Số lượng mỗi lứa đẻ của loại rắn này cũng rất cao, từ 4 đến 16, 17 con. Rắn con dài 20 cm, mới ra đời nhưng phát triển rất khỏe, có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành. Vi vây, se không mât nhiêu thơi gian đê dân sô cua răn luc đuôi đo đươc nhân lên nhiêu lân", tiến sĩ Huỳnh nói.
Nguồn thức ăn của rắn lục đuôi đỏ ngày càng khan hiếm.
Loài rắn này có nhiều, ngoài lý do về đặc tính sinh sản, theo tiến sĩ Huỳnh còn vì nó không có giá trị kinh tế cao.
"Tôi chưa thấy trên thị trường mua bán loại rắn này. Có thể vì người ta thấy nó không có giá trị cao về kinh tế, không ngâm rượu hay làm thuốc được nên nó cũng không bị săn bắt nhiều như các loại rắn khác. Đấy cũng có thể là một nguyên nhân loài này xuất hiện nhiều hơn", Chủ tịch Hội Động vật học lý giải.
Bác bỏ yếu tố tâm linh, tiến sĩ Huỳnh cho hay, trên thực tế vẫn còn nhiều loại rắn khác xuất hiện tuy nhiên rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn và đang chiếm được vị thế phát triển trong tự nhiên hơn.
"Rắn là loài biến nhiệt. Lạnh sẽ đi trú ẩn, nóng sẽ sinh sôi phát triển. Xét theo khía cạnh khoa học, việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường như thế này là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại đang diễn tiến ngày một rõ ràng. Nhiệt độ nền của các tỉnh đang có xu hướng ấm lên trong mùa đông vì biến đổi khí hậu", tiến sĩ Huỳnh nói thêm.
Theo ông, nguyên nhân đáng lưu ý khác là do rắn thường sống ở những khu vực rừng núi, hoặc nơi có nhiều cây cối rậm rạp nhưng hiện nay rừng đã bị con người tàn phá nghiêm trọng, cây cối ở các khu vực thì bị dọn dẹp để xây đường, xây nhà.
Rắn lục đuôi đỏ sinh sản rất nhanh.
Đáng lưu ý, sự cân bằng tự nhiên của động vật cũng bị đảo lộn do con người. Những loài như cầy, cáo, nhím, lửng mật ong, chim ưng... vốn là kẻ thù tự nhiên của rắn, ăn thịt rắn độc lại đang chết dưới sự săn bắt của con người để làm mồi nhậu.
Ngoài ra, nguồn thức ăn dành cho loài rắn cũng ngày càng cạn kiệt, chuột, ếch, nhái, côn trùng... giảm mạnh do mất môi trường sống, kéo theo đời sống nghèo nàn của rắn. Nguồn thức ăn tự nhiên cạn kiệt, nhu cầu ăn uống của rắn thì tăng cao, đó cũng là lý do rắn tìm đến các khu dân cư.
Cho rằng việc "càng giết rắn càng về" là không có cơ sở khoa học, tiến sĩ Huỳnh phân tích thêm: "Tôi có nghe dư luận về việc bà con kháo nhau sau khi đập chết rắn không vứt xác ra bờ bụi quanh nhà hay bỏ ra bên lề đường, hay rủ nhau ngồi xem. Vì rắn khi giẫy chết, rắn cái sẽ tiết ra chất hấp dẫn thu hút các con rắn chung quanh, từ đồng ruộng, trong rừng tìm đến và càng làm tăng mật độ rắn quanh nhà và trong vườn. Tôi cho rằng việc này là phản khoa học".
Nên tiêu hủy xác rắn sạch sẽ tránh ô nhiễm môi trường. Ảnh: Phạm Hòa.
Vẫn theo chuyên gia này, ở góc độ bảo tồn tự nhiên việc truy đuổi, tìm giết rắn là không nên bởi rắn là loài vừa có lợi, vừa có hại. Thức ăn của rắn là các loài có hại như chuột, côn trùng... giúp cân bằng sinh thái.
"Chúng ta nên đào hố chôn xác rắn cho sạch sẽ vì rắn là loài ăn chuột, nếu chúng ta vứt xác rắn bừa bãi cũng là nguy cơ lây dịch hạch từ chuột", tiến sĩ Huỳnh nhấn mạnh.
Theo Tri Thức
Sự thật thông tin "có người thả rắn lục đuôi đỏ" gây hoang mang Thời gian gần đây trên địa bàn xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, xảy ra một vài trường hợp bị rắn cắn, từ đó, nhiều người đã thêu dệt nên chuyện có người lạ thả rắn lục đuôi đỏ, gây hoang mang dư luận trong nhân dân. Qua tìm hiểu từ cơ quan chức năng thì rắn lục đuôi đỏ xuất hiện trên...