Đẳng cấp trải nghiệm công nghệ của Samsung
Không những được trải nghiệm trực tiếp trên tay các sản phẩm công nghệ thời thượng, chuỗi cửa hàng trải nghiệm Samsung còn giúp người dùng đặc biệt là thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ độc đáo, góp phần lan tỏa cảm hứng sáng tạo không giới hạn.
Cửa hàng trải nghiệm Samsung hay SPS (Samsung Premium Store) luôn được xem như một địa điểm đáng tin cậy không chỉ dành cho người dùng Galaxy mà với cả những người yêu công nghệ. Đơn giản vì đây là nơi trưng bày toàn bộ những tuyệt tác mới nhất trong hệ sinh thái công nghệ của Samsung, qua đó người dùng có thể trực tiếp trên tay, trải nghiệm một cách dễ dàng thông qua rất nhiều hoạt động bổ ích, lý thú mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Với số lượng và quy mô ngày càng được mở rộng, đã cho thấy sự thay đổi trong chiến lược của Samsung khi tập trung nhiều vào trải nghiệm thực tiễn của người dùng hơn là các cửa hàng kinh doanh kiểu truyền thống.
Vì đâu lại có sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược tiếp cận khách hàng đến như vậy?
Sở hữu tính cách năng động, linh hoạt, không thích gò bó cùng mong muốn đáp ứng các xu hướng thời thượng khiến cho GenZ luôn ưu tiên những trải nghiệm mới mẻ phá cách, dẫn đến nhu cầu tiếp cận công nghệ mới đang ngày càng trở nên đa dạng. Bên cạnh đó, với quan niệm “nhìn tận mắt, sờ tận tay” của người tiêu dùng Việt Nam mỗi khi mua hàng, nhất là với những sản phẩm mang tính quan trọng như smartphone thì việc được trực tiếp trải nghiệm thực tế chính là nhu cầu thiết yếu. Mặc dù các cửa hàng trưng bày truyền thống vẫn có thể cho phép được trên tay các sản phẩm mới tuy nhiên số lượng, chủng loại cùng khả năng tư vấn hạn chế, mang nặng chuyện bán hàng cũng sẽ dẫn đến tâm lý e ngại không thể thỏa mãn mong muốn của người dùng.
Nắm bắt nhu cầu trên cùng triết lý đặt trọng tâm phát triển vào người sử dụng, Samsung đã mở ra mô hình cửa hàng trải nghiệm, mang một không gian sang trọng hiện đại và đậm chất công nghệ đến gần hơn với người dùng. Bằng hàng loạt khu vực trải nghiệm được mô phỏng các tình huống sử dụng trong thực tế, Samsung đã tập trung giải quyết các vấn đề của người dùng thông qua các sản phẩm công nghệ đột phá cùng tính ứng dụng cực cao.
Video đang HOT
Mỗi khi đến với cửa hàng trải nghiệm Samsung bạn có thể thoải mái chiêm ngưỡng và khám phá toàn bộ dải sản phẩm công nghệ mới nhất của Samsung, sánh ngang với những người dùng ở mọi nơi trên toàn thế giới. Từ các dòng điện thoại cao cấp (Galaxy Z Series, Galaxy S Series), thiết bị đeo thông minh (đồng hồ Galaxy Watch, tai nghe Galaxy Buds) cùng các dịch vụ tiện ích đi kèm liên kết tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đẳng cấp mang đậm nét công nghệ tương lai.
Hơn nữa, sự hỗ trợ tận tình của các chuyên viên tư vấn đến từ Samsung ngay tại cửa hàng đã góp phần truyền tải toàn bộ những giá trị vượt trội của hệ sinh thái này, khơi gợi nguồn cảm hứng công nghệ đến người dùng trẻ, kiến tạo một cuộc sống đầy thú vị.
Bên cạnh việc chiêm ngưỡng các sản phẩm mới, người dùng còn được tận hưởng trải nghiệm khác biệt như hóa thân trở thành nhà thiết kế với dịch vụ phối màu sản phẩm (Bespoke), tự do phối màu cho thiết bị theo đúng sở thích và cá tính riêng. Cùng với đó, khu vực trải nghiệm “Phá cách tạo gu” với hàng loạt các loại phụ kiện năng động cùng màu sắc mới lạ độc đáo để người dùng tự do sáng tạo trang trí tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tin vui với cộng đồng yêu thích E-Sport, Awesome Academy cũng được tích hợp trực tiếp trong cửa hàng trải nghiệm Samsung, mang tới cho người dùng trẻ cơ hội được tiếp cận với những kiến thức kinh nghiệm thực tế và sự hỗ trợ tối đa bằng các sản phẩm gaming chuyên nghiệp, mang đến trải nghiệm hứng khởi sẵn sàng chinh phục đỉnh cao.
Người dùng khi đến cửa hàng trải nghiệm Samsung không chỉ được thỏa sức trải nghiệm chuyên sâu các sản phẩm công nghệ đẳng cấp, mà còn có cơ hội mang về những ưu đãi độc quyền, dễ dàng sở hữu những thiết bị yêu thích với mức giá cực kỳ hợp lý. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của cửa hàng trải nghiệm Samsung, cho thấy được sự quan tâm cũng như chiến lược tiếp cận khách hàng độc đáo mà Samsung đang theo đuổi.
Công nghệ AR và VR: Đâu đâu cũng nghe, nhưng chưa chắc ai cũng đang hiểu đúng
Khi nói đến các khái niệm cơ bản về giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng, AR và VR hoàn toàn không giống nhau.
Mọi người đều thích nói về Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) như một số dạng công nghệ tiên phong sẽ "phá vỡ" hoặc thậm chí "cách mạng hóa" bối cảnh công nghệ. Các nhóm tiếp thị thì gọi AR/VR là "tương lai", theo những cách đầy huyền bí, với rất nhiều sự mong đợi. Và chúng hầu như luôn được liên kết với nhau dưới dạng AR/VR, giống như chúng là cùng một câu chuyện.
Trên thực tế, điều này đã trở thành một sai lầm phổ biến. Sau khi đọc xong bài viết này, nếu còn thấy một bản thuyết trình nào gộp cả hai thứ lại với nhau trong một số trường hợp sử dụng trong tương lai, bạn nên tự động giảm kỳ vọng về phần còn lại của chương trình quảng cáo hay bán hàng đó lại.
Trên thực tế, AR và VR rất khác nhau. Và tương lai của chúng cũng không ràng buộc với nhau. Điều này rất quan trọng vì để trở nên hấp dẫn về mặt thương mại, chúng cần phải trả lời một số câu hỏi quan trọng. Và những câu hỏi đó sẽ tương tự nhau, nhưng câu trả lời sẽ rất khác nhau.
VR và AR có thể giống nhau về mặt thiết kế sản phẩm hỗ trợ...
Về mặt kỹ thuật, các thiết bị điện tử hỗ trợ hai công nghệ này có thể rất giống nhau. VR là một bộ kính đeo cao cấp, yêu cầu màn hình độ phân giải cao, rất tiên tiến. AR có thể sẽ là một bộ kính tương tự, cũng yêu cầu màn hình mật độ cao, với các linh kiện được thu nhỏ bằng cách công nghệ tiên tiến. Nhưng đó là tư duy dựa trên kỹ thuật. Không có gì xúc phạm đến các kỹ sư ở đây, nhưng điều mà nhiều người tin rằng đây sẽ là công nghệ đột phá lại cần được phân tích từ góc độ tư duy của người dùng. Và ở đây, AR và VR hoàn toàn không liên quan đến nhau.
VR mang tới trải nghiệm hoàn toàn nhập vai, và bộ kính VR sẽ chặn tất cả các nguồn sáng bên ngoài. Điều này có nghĩa là người dùng không thể (hoặc không nên) di chuyển, bởi họ sẽ có nguy cơ va vào tường hoặc bàn ghế. VR được tạo ra để tiêu thụ nội dung, những thứ như video, trò chơi, họp trực tuyến, đào tạo từ xa. Tất nhiên, người dùng có thể nhận được máy chạy bộ đa hướng, nhưng họ sẽ vẫn phải ở trong một căn phòng. VR không cần phải di động, điều này giúp đơn giản hóa rất nhiều những thứ như yêu cầu về nguồn điện và kết nối mạng. Ví dụ, VR không cần 5G, mạng Wi-Fi gia đình hoặc thậm chí là cáp quang cũng sẽ cho phép nó hoạt động tốt.
Ngược lại, AR có nghĩa là phải di động. Toàn bộ vấn đề của Ả là việc phân lớp dữ liệu trong thế giới thực. Điều này làm cho các thiết bị điện tử hỗ trợ nó trở nên thách thức hơn nhiều. Nguồn điện sẽ là vấn đề, hãy tưởng tượng việc bạn luôn phải đeo một cục pin lớn trên thắt lưng, thứ có kết nối có dây với kính AR. Và ở đây, 5G trở nên có ý nghĩa đặc biệt bởi công nghệ này sẽ yêu cầu về độ trễ dữ liệu rất thấp, bởi điều đó mới giúp giảm độ mờ hình ảnh và tránh việc người dùng bị chóng mặt hay buồn nôn.
Vì vậy, các thiết bị điện tử hỗ trợ 2 công nghệ này có thể tương tự nhau, nhưng ngay cả ở cấp độ kỹ thuật này cũng đã có những khác biệt đáng kể.
...nhưng AR sẽ là một thách thức trong việc quản lý và tích hợp dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau.
Và tiếp đến là việc sẽ có sự khác biệt quan trọng về nội dung. Dữ liệu VR có thể và sẽ được cung cấp bởi một nguồn duy nhất, như các nhà sản xuất video hoặc trò chơi. Ngược lại, AR sẽ yêu cầu tích hợp các lớp dữ liệu lớn. Ví dụ, khi bạn muốn sử dụng kính AR để tìm một nhà hàng gần đó, bạn sẽ cần nó tích hợp các hướng dẫn về món ăn địa phương, bản đồ và vị trí hiện tại của người dùng. Ngày nay, các thông tin này tồn tại trực tuyến, nhưng việc chuyển sang một thứ được cá nhân hóa như AR có thể sẽ buộc phải tổ chức lại các mối quan hệ về dữ liệu hiện có đó. Bởi các dữ liệu này thuộc về nhiều nguồn khác nhau, và việc kết hợp lại tất cả sẽ liên quan tới các vấn đề về quyền riêng tư. Không ai muốn tồn tại một hệ thống có thể coi như "chúa tể dữ liệu", thứ biết nhiều hơn nữa về những gì chúng ta đang làm, nơi chúng ta đứng và người chúng ta đang kết nối.
Quan trọng nhất, tác động của những thiết bị này đối với hành vi của người dùng sẽ hoàn toàn khác nhau. VR có thể thay đổi cách chúng ta sử dụng nội dung và sẽ yêu cầu những cách mới để nắm bắt nội dung đó, nhưng sẽ không thay đổi cách chúng ta tương tác với tư cách là con người. Ngược lại, AR có tiềm năng thực hiện việc tương tác với con người giống như điện thoại thông minh, có nghĩa là ở một mức độ rất lớn. Nếu hoàn thành tốt điều đó, AR có nghĩa là khả năng kết nối ngay lập tức với tất cả các loại dữ liệu - một người bạn mà bạn không nhận ra đang ở phía bên kia của công viên, một nhà hàng mà bạn không nhớ là rất gần, một số sự kiện đang diễn ra chỉ cách đó một dãy nhà. Chúng ta thực sự không thể dự đoán được những điều này, giống như không ai có thể dự đoán được sự tồn tại của Uber hay Grab trước khi iPhone ra mắt.
Và khi nói đến các khái niệm cơ bản về giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng, AR và VR hoàn toàn không giống nhau. Để tóm tắt điều này, chúng ta có thể phải xem xét tất cả các thiết bị và máy móc mà chúng ta thường xuyên sử dụng và so sánh chúng theo hai cách - mức độ di động của thiết bị và mức độ cá nhân của nó đối với chúng ta.
Xe lửa và taxi hoàn toàn không phải là phương tiện cá nhân, được nhiều người dùng chung, nhưng chúng là phương tiện di động. Điện thoại thông minh là thứ rất cá nhân, và bạn chỉ chia sẻ mật khẩu của mình với những người rất thân thiết với bạn. Máy tính xách tay nằm ở đâu đó ở giữa, hơi dễ di chuyển và khá cá nhân đối với chủ sở hữu, nhưng vẫn dễ để chia sẻ hơn. Còn kính thực tế ảo (VR) sẽ nằm ở phía dưới, hơi cá nhân và không phải là tất cả các thiết bị di động. Ngược lại, kính AR có thể sẽ cực kỳ cá nhân, nhưng không hoàn toàn mang tính di động như điện thoại của chúng ta.
Sơ đồ đánh đổi giữa tính di động và cá nhân hóa.
Hãy nghĩ về sự đa dạng của các mô hình giao diện người dùng cho các thiết bị này, và chúng ta sẽ bắt đầu đi sâu vào vấn đề AR và VR khác nhau như thế nào.
Lúc này, câu hỏi thực sự trọng tâm của VR và AR, câu hỏi duy nhất thực sự quan trọng là ai sẽ kiểm soát phần mềm, hệ điều hành (OS) cung cấp năng lượng cho chúng. Từ quan điểm này, câu trả lời cho VR có thể rất đơn giản - chúng sẽ gắn liền với các máy console và máy vi tính.
Mặt khác, câu trả lời cho AR vẫn còn rất nhiều điều chưa thể nói rõ. Apple, Google và Meta đều đang rất muốn trở thành nhà cung cấp hệ điều hành cho chúng, nhưng đây cũng chưa chắc sẽ là đáp án cuối cùng. Việc giải quyết nhiều vấn đề về giao diện người dùng và hệ điều hành cho AR sẽ là một thách thức lớn và lĩnh vực vẫn còn nhiều khả năng để các ông lớn cạnh tranh nhau.
Tín đồ công nghệ hào hứng tham gia sự kiện trải nghiệm Galaxy Z Flip4 và Z Fold4 ngay sau khi ra mắt trên toàn cầu Đây là sự kiện dành cho khách hàng đến trải nghiệm cặp đôi Galaxy Z Flip và Z Fold thế hệ mới tại TP.HCM do Thế Giới Di Động cùng Samsung đồng tổ chức. Sự kiện có sự góp mặt của dàn KOL đình đám: "BigCity Boy" BinZ, ca sĩ Juky San, MC Tuyền Tăng và hơn 200 khách hàng yêu thích dòng...