Đang cập nhật: Dòng người bất tận vào phút cuối cùng Tin video
19h30, trời đã tối mịt, dòng người vẫn kiên nhẫn xếp hàng trên các phố Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ… Cửa nhà Đại tướng vẫn mở.
19h tối, khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đông nghẹt.
Mặc dù đã biết tin gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đóng cửa vào 18h nhưng dòng người vẫn ùn ùn đổ về xếp hàng dài nhiều km từ Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ tới phố Bắc Sơn đoạn gần Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
19h tối, khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đông nghẹt.
Trước đó, nhiều đoàn đã phải nhường cho dân và đứng bên ngoài làm động tác mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng.
Nhiều người đứng ở khu vực dải phân cách hướng về phía nhà Đại tướng vái vọng.
Một bà cụ khóc ròng vì hy vọng được vào trong rất khó khăn.
Không khí khẩn trương, mọi người được giục hãy bước nhanh chân hơn cho kịp.
Lực lượng Cảnh sát cơ động được tăng cường.
Khu vườn nhà Đại tướng sáng trưng. Gia đình quyết định tiếp tục đón người dân vào viếng bao giờ hết mới đóng cửa.
Nhiều người nghe tin 21h mới đóng cửa tỏ ra vui mừng. Họ tranh thủ ăn suất cơm trong khi xếp hàng.
Đội ngũ thanh niên tình nguyện cũng nhận được lệnh phải làm việc xuyên đêm.
Ông Nguyễn Văn Lãi ở huyện Ứng Hòa, cách thủ đô 40km tranh thủ ăn suất cơm do nhà chùa phát miễn phí.
Đội ngũ nhân viên một công ty vận tải tay ôm ảnh Đại tướng vẫn xếp hàng từ trưa mà không tỏ ra sốt ruột.
Video đang HOT
Một phụ nữ bị tụt huyết áp nhanh chóng được cấp cứu ngay tại chỗ.
Các Phật tử nhà chùa liên tục mang đến hàng trăm suất cơm từ thiện.
19h15 đoàn người vẫn nối dài vô tận.
Những cháu nhỏ được đặc cách cho vào trước, đã xếp hàng “đoàn tàu” đi rất nghiêm túc.
Những người cao tuổi luôn được đội tình nguyện giúp đỡ để được đặc cách vào thăm viếng sớm hơn.
Nhiều người để lại những bông hoa tri ân bên ngoài.
Một sinh viên phải thở ô xy sau 6 giờ liên tục chờ đợi.
Một sinh viên phải thở ô xy sau 6 giờ liên tục chờ đợi.
Bài viết: http://news.zing.vn/Dong-nguoi-bat-tan-vao-nhung-gio-vieng-cuoi-post359330.html#home_featured.noibat
Nguồn Zing News
Vẫn còn nhiều em nhỏ xếp thành hàng lối chờ đợi.
Những người lính vẫn kiên trì đứng đợi.
Những lời tiếc thương của đồng bào từ Yên Bái.
Do có thông báo kết thúc việc viếng thăm vào 18h chiều nay, 10/10, nên lượng người mong viếng Đại tướng rất đông.
Biển người chờ qua trưa 10/10.
Đoàn người nối dài từ đầu tượng đài ở Bắc Sơn…
…nối qua Điện Biên Phủ…
…sau đó vòng ngược lại về phía Hoàng Văn Thụ – Hoàng Diệu…
…rồi mới về Quảng trường Ba Đình.
Dòng người thăm viếng bất tận chiều 10/10.
Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương phục vụ tốt việc tổ chức tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ba địa điểm là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Bình. Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong quân đội tổ chức tốt công tác tuyên truyền về Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo kế hoạch, lễ tang sẽ được được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013.
Lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h ngày 13/10/2013.
Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).
Trong thời gian diễn ra Lễ Truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, cá đơn vị tập trung để bộ đội tham dự thông qua chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày 10/10, ngày cuối cùng để những đồng bào trên cả nước có thể tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dòng người đổ về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu vẫn ngày một đông thêm. Mặc thời tiết oi bức, hàng nghìn người dường như không biết mệt mỏi, vẫn kiên trì đứng hàng giờ chỉ để được vào gặp Bác Giáp một lần.
1500 chiếc bánh mì của hội những người dạy tiếng Nhật được mang tới phát cho đồng bào.
Đến trưa, mọi người đều đứng tại chỗ để ăn vội những chiếc bánh mì, xôi, được các hội tình nguyện phát miễn phí. Lặng lẽ trong đoàn người, bà cụ Nguyễn Thị Thêm năm nay đã 84 tuổi, ăn vội vàng phần xôi của mình vừa được phát.
Nhiều người biết trước phải chờ nhiều giờ nên đã mang theo cơm nắm, cơm hộp và lương thực dự bị để đủ sức đợi đến lượt mình thăm viếng.
Bà Thêm tâm sự: “Bà đi ra tới Hà Nội khoảng 8h sáng, rồi ra ngay đây xếp hàng, tới đây thấy nhiều người cùng xếp hàng, như được tiếp thêm động lực, thấy khỏe khoắn chứ không mệt mỏi gì”.
Cùng tâm trạng với bà Thêm, cô Nguyễn Thị Nham (52 tuổi) quê ở Vĩnh Phúc đã đến từ 5h sáng để kịp được vào bên trong nhà riêng viếng vị Đại tướng của dân tộc. Cô Nham cho biết: “Là một người lính, chẳng ai là không khâm phục và ngưỡng mộ Đại tướng, có lẽ điều hối tiếc nhất của một quân nhân là không được “chào” Bác lần cuối”.
Trong khi đó, nhiều cựu chiến binh đã không kịp ăn bữa trưa mà vội vã đi vào viếng Đại tướng luôn cho kịp giờ. Đặc biệt, có ông Trương Văn Song, một cựu chiến binh ở Bắc Giang bị thương tật ở chân nên đã được đồng đội cõng tới thăm viếng tướng Giáp.
Đến 18h chiều nay, gia đình Đại tướng đã thông báo sẽ dừng đón tiếp đồng bào vào viếng nên hiện tại nhiều người đang rất hồi hộp liệu mình có kịp thời gian.
Trưa ngày 10/10, hàng đoàn người vẫn xếp hàng dài và tranh thủ ăn vội bữa trưa.
Theo Xahoi
Mở cửa viếng Đại tướng hết đêm nay
Đến sát 18h, thời gian dự định ngừng đón khách tại nhà riêng Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, đoàn người xếp hàng vẫn kéo dài cả cây số đến quảng trường Ba Đình.
Thông tin 10/10 là ngày cuối cùng nhà Đại tướng mở cửa đón nhân dân tới viếng càng khiến nhiều người quyết tâm có mặt trong đoàn xếp hàng từ sáng sớm. Trời càng về chiều, nỗi khắc khoải, bồn chồn càng hiển hiện rõ nét trên từng khuôn mặt, từ người già, cho tới trẻ em.
Quang cảnh đường Hoàng Diệu trước cửa nhà Đại tướng lúc 17h30. Hàng nghìn người vẫn nối nhau chờ cơ hội cuối cùng vào viếng.
Gần 17h, trên vỉa hè đường Hoàng Diệu, đoàn người xếp hàng một từng bước theo nhau tiến tới cửa nhà số 30. Lực lượng an ninh, dân phòng và thanh niên tình nguyện tập trung đông hơn mọi ngày. Các bạn thanh niên tình nguyện nắm chặt tay nhau tạo lối đi cho đoàn vào viếng.
Từ đầu đường Điện Biên Phủ, đoàn người xếp hàng với mật độ dày đặc hơn, có những đoạn chen chân đứng trên vỉa hè chật cứng. Hình ảnh này lặp lại và nối dài dọc đường Điện Biên Phủ, vòng qua cửa Lăng Bác và tới tận cuối đường Hoàng Văn Thụ, gần tạo một vòng khép kín dài tới cả cây số quanh điểm bắt đầu tại số nhà 30 Hoàng Diệu.
Trong số này, rất nhiều người đã tới xếp hàng từ sáng sớm. Một đại gia đình gần 10 người các thế hệ dắt díu nhau từ Bắc Ninh lên xếp hàng ở Hoàng Văn Thụ lúc 10h sáng, nhưng đến 15h30 họ mới nhích tới khu vực đối diện Lăng Bác, cách đó vài trăm mét. Khu vực quảng trường Ba Đình chiều nay nắng hanh hao, tiếng ồn và bụi từ công trường xây dựng gần đó cũng không ngăn nổi quyết tâm và hy vọng của những người trong đoàn.
Đứng cuối đoàn viếng tại khu vực quảng trường Ba Đình là nhóm 7 bạn người dân tộc Nùng của trường Sư phạm Cao Bằng. 21h ngày 9/10 họ bắt ôtô, vượt hơn 300 km xuống Hà Nội với hy vọng được thắp nén nhang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 5h sáng họ đã có mặt ở thủ đô nhưng vì bị say xe và lạc đường nên đến 12h30 mới tới nơi. Xếp hàng ròng rã suốt mấy tiếng ngoài trời nắng nhưng các bạn người Nùng vẫn thuộc top cuối cùng. Khi nghe người phía trên bàn tán rằng, rất có thể những người sau không kịp vào viếng Bác, họ buồn và lo lắng.
Họ được nghe bố mẹ kể rất nhiều về Đại tướng và những công lao của ông với mảnh đất Cao Bằng. Vì thế, khi biết tin Đại tướng mất, cả nhóm được cử xuống Hà Nội, mang chút quà của người vùng cao xuống thắp nhang, cúng lễ.
Nhóm bạn người Nùng của trường Sư phạm Cao Bằng trong đoàn chờ viếng Đại tướng.
"Nếu không được vào, em buồn lắm vì mình đã gắng sức đi suốt 300 km đến đây. Tuy nhiên, trong trường hợp không được, thì em cũng chỉ biết chấp nhận mà thôi. Dù sao chúng em cũng sẽ xếp hàng đến tận cùng và hy vọng sẽ có một điều may mắn xảy ra", Nguyễn Hoàng Trâm 19 tuổi, một thành viên trong đoàn cho biết.
Gia đình họ đều làm nương rẫy, nhiều người muốn xuống Hà Nội viếng Đại tướng nhưng không có điều kiện nên dồn tiền gửi gắm cho 7 anh chị em. Trưởng đoàn Lý Văn Đàn, 25 tuổi, cho biết gia đình đã bán một con lợn cho Đàn làm lộ phí.
"Nếu tối nay không vào viếng thì chúng tôi cũng phải quay về, vì số tiền mang theo không nhiều, chỉ còn đủ để quay về thôi", Đàn buồn rầu nói.
Cũng có mặt trong những người cuối cùng tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bác Trần Tử Chí (66 tuổi) cho biết, mình vừa xuống máy bay và chạy xe thẳng tới đây. Bác Chí định cư ở bên Pháp và vào thứ 7, khi nghe được tin cụ Giáp mất, bác đã ngay lập tức tìm cách trở về Việt Nam. Tuy nhiên, mãi bác mới thu xếp được vé để về nước đúng vào ngày cuối cùng này.
Theo thông báo ban đầu thì đến 18h là hết giờ vào viếng Đại tướng, bác Chí cũng xác định chắc chắn mình không còn cơ hội. Tuy nhiên bác vẫn xếp hàng cùng dòng người nuôi hy vọng. Mồ hôi ướt đầm áo, bác mỉm cười bảo mình không hề mệt khi phải đứng dưới nắng nóng. Bác cũng không buồn nếu mình chẳng có cơ hội vào thắp nhang cho Đại tướng. Bởi lẽ, "dù thế nào tôi cũng đã gắng làm hết sức mình. Quan trọng là tấm lòng của tôi dành cho Đại tướng", bác Chí nói.
"Dù có chờ đến đêm cháu cũng không mệt", bé Nguyễn Quang Minh học lớp 2G trường tiểu học Kim Liên nói. Bé vừa đi học về, theo mẹ ra xếp hàng chờ viếng Đại tướng.
Từ sáng nay, đường Hoàng Diệu chỉ cho phép các phương tiện giao thông đi theo hướng Điện Biên Phủ tới Quán Thánh, dành toàn bộ phần đường chiều ngược lại phục vụ cho đoàn tới viếng. Khu vực dải phân cách tới cuối chiều là nơi tập trung hàng trăm người, họ không có điều kiện xếp hàng vào viếng, đành đứng ở đây hướng ánh mắt vào bên trong khu nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng sinh sống.
Ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng, tối qua đã thay mặt gia đình gửi thông báo cáo lỗi với bà con phải dừng thời gian đón tiếp sớm hơn dự định, để đảm bảo cho việc tổ chức lễ Quốc tang được chu đáo, trọn vẹn. Thời gian viếng theo kế hoạch trước đây là đến hết ngày 11/10, nhưng rút xuống đến 18h ngày 10/10.
Tuy nhiên vài phút trước giờ đóng cửa theo dự định, đoàn người xếp hàng vẫn kéo dài tới cửa Lăng Bác. Gia đình mở cửa đến hết đêm nay để cố gắng đón tiếp tối đa số khách đang khắc khoải chờ tới lượt vào viếng Đại tướng.
Từ 18h, các tăng ni phật tử chùa Vân Hồ sau khi tổ chức lễ cầu siêu cho Đại tướng đã mang cơm chay tới phát cho những người đi viếng. Nhà dân xung quanh phường Điện Biên cũng cung cấp bánh mì, nước uống phục vụ người vào viếng xuyên đêm.
Theo lực lượng cấp cứu 115, cả ngày hôm nay khoảng 50 trường hợp kiệt sức phải nhờ bác sĩ hỗ trợ. Trong đó 2 trường hợp được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Xanh Pôn.
Thoe VNE
Những hình ảnh cảm động bên nhà Đại tướng Hàng vạn người đến nha riêng viêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đêu được đội ngũ hậu cần phục vụ chu đáo từ nước uống, thực phẩm đến gửi xe miễn phí. Trời nắng gắt, đội thanh niên tình nguyện sẵn sàng quạt cho dòng người... Sinh viên tình nguyên quạt cho dòng người đang kiên nhân xêp hang chơ vào viếng Đại...