Đảng cầm quyền Nhật có nguy cơ tan rã
Những nỗ lực của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã được đền đáp khi hạ viện ngày 26-6 đã thông qua luật tăng gấp đôi thuế tiêu dùng. Nhưng ông Noda lại phải đối mặt với nguy cơ đảng cầm quyền tan rã.
Người biểu tình phản đối luật tăng thuế tiêu dùng trước Quốc hội Nhật Bản ở Tokyo ngày 26-6 – Ảnh: Reuters
Hãng tin Kyodo cho biết luật tăng thuế được thông qua với tỉ lệ phiếu 363-96 nhờ sự ủng hộ của Đảng Dân chủ (DP) cầm quyền và hai đảng Dân chủ tự do và Komeito Mới. Đạo luật sẽ được tiếp tục chuyển lên Thượng viện Nhật. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định nó sẽ được dễ dàng thông qua nhờ thỏa thuận trước đó của Thủ tướng Noda và phe đối lập. Trước cuộc bỏ phiếu, ông Noda cũng nhấn mạnh “cải tổ thuế không chỉ cho thế hệ chúng ta mà còn cho tương lai”.
Video đang HOT
Nhật đang đối mặt với khoản nợ công khổng lồ, những khó khăn kinh tế trong quá trình phục hồi sau thảm họa động đất. Trong đó, tỉ lệ dân số già quá cao, dự kiến đạt 40% vào năm 2050, đang đè nặng lên hệ thống an sinh xã hội. Đạo luật thuế của ông Noda chủ trương tăng mức thuế tiêu dùng từ 5% hiện nay lên gấp đôi trong vòng ba năm tới nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công.
Tuy nhiên, dự luật vấp phải sự phản đối kịch liệt của một nhóm nghị sĩ DP do cựu chủ tịch đảng Ichiro Ozawa dẫn đầu. Theo Reuters, có ít nhất 57 thành viên DP bỏ phiếu chống lại đạo luật mà họ cho rằng đi ngược lại với các cam kết, chính sách của đảng này và kìm hãm tiêu dùng. Ông Ozawa đang cân nhắc việc rời khỏi DP để thành lập một đảng chính trị mới. Nếu các nghị sĩ khác ra đi theo ông, DP sẽ mất thế đa số ở hạ viện và cả quyền chọn thủ tướng. Khi đó ông Noda sẽ đối mặt với khả năng kêu gọi bầu cử.
Theo Tuổi trẻ
Người Nhật biểu tình trước nhà thủ tướng
Hàng nghìn người dân Nhật Bản hôm qua tập trung trước tư dinh của Thủ tướng Yoshihiko Noda tại Tokyo để phản đối quyết định tái khởi động hai lò phản ứng hạt nhân.
Những người biểu tình hô khẩu hiệu chống năng lượng hạt nhân trước nhà Thủ tướng Yoshihiko Noda tại Tokyo hôm 22/6. Ảnh: AFP.
Khoảng 20.000 người tham gia cuộc biểu tình trước nhà ông Noda dưới sự chỉ đạo của Satoshi Kamata, một nhà báo điều tra, và nhà văn Kenzaburo Oe, người từng đoạt giải Nobel. Họ hô vang các khẩu hiệu chống việc tái khởi động lò phản ứng, AFP đưa tin.
Hôm 16/6, Thủ tướng Noda cho phép hai lò phản ứng tại nhà máy Oi ở phía tây Nhật Bản hoạt động trở lại để đối phó tình trạng thiếu điện trên cả nước vào mùa hè. Nhật Bản trở thành nước không có năng lượng hạt nhân từ đầu tháng 5 sau khi chính phủ ra lệnh đóng 50 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động.
Cuộc biểu tình hôm qua là dấu hiệu mới nhất về sự phản đối của một bộ phận dư luận Nhật Bản đối với quyết định tái sử dụng năng lượng hạt nhân của chính phủ. Trước đó ông Noda cam kết sẽ không khởi động lại các lò phản ứng nếu người dân không đồng ý.
Những người biểu tình thông báo họ sẽ tiếp tục bày tỏ sự phản đối vào tuần tới. "Cuộc đấu tranh của chúng tôi mới chỉ bắt đầu", nhà soạn nhạc Ryuichi Sakamoto, một trong những nhân vật nổi bật trong phong trào chống năng lượng hạt nhân, phát biểu.
Chất phóng xạ phát tán trên một khu vực rộng lớn ở phía bắc Nhật Bản sau khi trận động đất và sóng thần hôm 11/3 năm ngoái gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I. Chưa người dân nào tại Nhật Bản tử vong do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng, song vài chục nghìn người đã phải sơ tán và chưa biết khi nào họ sẽ trở về. Giới khoa học cảnh báo một số khu vực sẽ trở thành "vùng đất chết" trong vài thập kỷ tới.
Theo VNExpress
Nhật Bản chính thức tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Thủ tướng Nhật Bản vừa tuyên bố quyết định tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Ohi tỉnh Fukui Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Ohi ở tỉnh Fukui, miền Trung Nhật Bản. Quyết định này được Thủ tướng Nhật Bản...