Đảng cầm quyền Nhật Bản đề nghị Quốc hội thảo luận về việc phong tỏa
Ngày 2/8, ông Hakubun Shimomura, người đứng đầu Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, đã kêu gọi tranh luận tích cực tại Quốc hội về việc sửa đổi luật pháp, nhằm cho phép tiến hành phong tỏa và kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Shimomura cho rằng Nhật Bản cần sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống này. Theo ông, có thể các nghị sĩ sẽ không thảo luận ngay điều này tại Quốc hội, song sẽ cần xem xét việc điều chỉnh pháp lý khi cần, xét từ góc độ của người dân.
Ông Shimomura bình luận như trên một ngày sau khi Hiệp hội thống đốc quốc gia nhất trí đề nghị chính quyền trung ương xem xét các cách thức áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19 trước những quan ngại ngày một lớn về sự lây lan của biến thể Delta. Tuy nhiên, Thủ tướng Suga Yoshihide dường như chưa muốn áp dụng biện pháp này, cho rằng việc phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng ở nhiều thành phố lớn ở nước ngoài trong năm 2020 có thể “không phù hợp” với Nhật Bản, và vì nó không ngăn chặn được sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ở các nước trên. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết hệ thống luật pháp hiện nay không cho phép nước này áp đặt biện pháp phong tỏa.
*Tại Libya , nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19, Bộ Nội vụ nước này thông báo những người vi phạm lệnh giới nghiêm trong phòng, chống COVID-19 có thể bị phạt 6 tháng tù giam, hoặc phải nộp tiền phạt 200 dinar (khoảng 44 USD) hoặc chịu cả 2 mức phạt này.
Video đang HOT
Theo bộ trên, quyết định này nhằm bảo vệ mạng sống và sự an toàn của người dân, cũng như ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2.
Libya đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ 18h chiều hôm trước đến 6h sáng hôm sau do số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng. Biện pháp này kéo dài trong 2 tuần. Đầu tháng 7, chính phủ nước này cũng đã quyết định đóng cửa biên giới với Tunisia do số ca mắc COVID-19 cao.
Tính đến nay, Libya ghi nhận tổng cộng 253.436 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.548 ca tử vong.
Nhật Bản chuẩn bị gia hạn tình trạng khẩn cấp
Chính phủ Nhật Bản sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 4 khu vực khác trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao giữa lúc diễn ra Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 27/7/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tình trạng khẩn cấp hiện được áp dụng tại thủ đô Tokyo, trong đó có rút ngắn giờ mở cửa của các nhà hàng và quán bar và cấm bán rượu, sẽ kết thúc vào ngày 22/8, song Chính phủ có kế hoạch gia hạn cho đến cuối tháng. Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết chính phủ sẽ khẩn trương hành động và sẽ công bố quyết định về việc gia hạn các biện pháp chống dịch trong ngày 30/7.
Trong khi đó, trao đổi với báo giới, người phát ngôn chính phủ Katsunobu Kato cho biết việc gia hạn tình trạng khẩn cấp cũng sẽ được áp dụng tại Okinawa và mở rộng sang 3 tỉnh lân cận thủ đô Tokyo cùng trung tâm phía Tây của Osaka. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Norihisa Tamura lưu ý số ca mắc COVID-19 vẫn đang gia tăng ở Tokyo và Okinawa bất chấp tình trạng khẩn cấp được áp dụng, với biến thể Delta dễ lây lan hơn chiếm khoảng 50% số ca mới ở thủ đô.
Kênh truyền hình Nippon ngày 29/7 đưa tin số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tại Nhật Bản lần đầu tiên vượt quá 10.000 ca sau khi chính quyền thành phố Tokyo ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục là 3.865 ca. Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 cũng báo cáo thêm 27 ca mới nâng tổng số ca mắc liên quan tới sự kiện thể thao này trong tháng 7 lên 225 ca.
Hiện mới chỉ 25% dân số Nhật Bản đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Các chuyên gia kêu gọi người dân không lơ là cảnh giác, trong khi giới chức Tokyo cũng đang nỗ lực vận động giới trẻ đi tiêm chủng.
* Ngày 30/7, người phát ngôn Chính phủ Philippines Harry Roque thông báo nước này đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các du khách đến từ Ấn Độ và 9 quốc gia khác nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Ông Roque cho biết Tổng thống Philippines đã thông qua việc gia hạn lệnh cấm trên từ ngày 1/8 đến ngày 15/8 nhằm hạn chế sự lây lan các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ngoài Ấn Độ, các nước khác nằm trong diện trên còn có Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Oman và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Tuy nhiên, Philippines vẫn cho phép người lao động nước này ở nước ngoài hồi hương, nhưng sẽ phải cách ly trong 14 ngày sau khi về nước.
Biến thể Delta đang lan rộng ở Philippines. Bộ Y tế nước này ngày 29/7 cho biết đã phát hiện 97 ca nhiễm biến thể Delta, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 216 ca. Có ít nhất 8 bệnh nhân nhiễm biến thể Delta đã tử vong. Tính tới ngày 29/7, Philippines ghi nhận tổng cộng 1.572.287 ca mắc COVID-19, trong đó có 27.577 ca tử vong.
*Cùng ngày, Thủ tướng Séc Andrej Babis thông báo chính phủ đã phê duyệt đề xuất cho các công chức có thêm 2 ngày nghỉ phép sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây được xem như một giải pháp nhằm thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng.
Tính tới ngày 29/7, đã có 10,19 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân tại Séc, với 4,74 triệu người đã được tiêm đủ liều.
Thủ tướng Nhật Bản chỉ đạo đẩy nhanh công tác tìm kiếm cứu hộ sau vụ sạt lở đất Thủ tướng Suga Yoshihide vừa yêu cầu các Bộ trưởng trong nội các khẩn trương chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân trong trận lũ bùn và sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại miền trung nước này ngày hôm qua (3/7). Thủ tướng Suga Yoshihide cùng một số Bộ trưởng trong nội các Nhật Bản sáng nay...