Đảng cầm quyền Hàn Quốc dính nghi án hối lộ
Chính trường Hàn Quốc đang đối mặt với một vụ bê bối chính trị lớn. Các nghị sĩ Đảng Đại dân tộc cầm quyền (GNP) của Tổng thống Lee Myung Bak bị cáo buộc bỏ tiền để mua phiếu bầu.
Ông Koh Myung Jin (giữa) đang bị báo chí phỏng vấn – nh: Korea Times
Theo báo Korea Times, các công tố viên nhà nước mới đây đã ra lệnh lục soát nhà ông Koh Myung Jin, cựu thư ký của chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee Tae ở Goyang (tỉnh Gyeonggi), và đã tịch thu nhiều tài liệu quan trọng cùng máy tính cá nhân của ông. Ông Koh Myung Jin bị buộc tội đã đưa hối lộ trong đợt bầu cử lãnh đạo Đảng GNP năm 2008.
Yonhap cho biết nghị sĩ Koh Seung Duk thuộc Đảng GNP xác nhận trợ lý của ông Park đã trao cho thư ký của ông một phong bì có 2.600 USD vào năm 2008 để ông bỏ phiếu ủng hộ ông Park nắm ghế chủ tịch đảng. Ông Koh Seung Duk còn mô tả trợ lý của ông Park khi đó mang theo nhiều quà cáp và phong bì, có thể là đem đến nhà của các nghị sĩ GNP khác. Ông Koh Seung Duk khẳng định đã gửi trả số tiền này vào ngày 4-7-2008, một ngày sau cuộc bầu cử. Cơ quan điều tra cho biết sẽ điều tra sổ sách tài chính của ông Park Hee Tae và các phụ tá thân cận. Ông Park có thể sẽ bị triệu tập tới cơ quan điều tra ngay sau chuyến công du các nước châu Á trở về vào ngày 18-1.
Cựu chủ tịch GNP Hong Joon Pyo tiết lộ việc đưa phong bì là “chuyện thường ngày” trong Đảng GNP. Theo ông Hong, thông lệ này cũng được áp dụng trong việc chỉ định ứng cử viên tổng thống của GNP năm 2007. Nhờ đó, ông Lee Myung Bak đã đánh bại đối thủ Park Geun Hye để trở thành ứng cử viên tổng thống, rồi trở thành tổng thống.
“Cả ông Lee Myung Bak và ông Park Geun Hye đều không thể thoát khỏi những cáo buộc bỏ tiền mua phiếu bầu” – ông Hong khẳng định.
Theo Tuổi Trẻ
"Bàn thua" khó gỡ của đảng cầm quyền Hàn Quốc
Uy tín của Đảng Đại Dân tộc (GNP) cầm qưyền giảm mạnh làm dấy lên khả năng có một sự chuyển đổi chính sách sang một chế độ hướng tới phúc lợi xã hội nhiều hơn, cũng như sự thay đổi trong chiến lược với Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Hàn.
Các cử tri Hàn Quốc đang lên tiếng phản đối chính phủ dành chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp lớn và đòi hỏi phải có một sự công bằng hơn về phúc lợi xã hội. Theo giới phân tích, sự kiện này là dấu hiệu về sự kết thúc quyền lực của phe bảo thủ ở đất nước có nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Uy tín của Đảng Đại Dân tộc (GNP) cầm qưyền giảm mạnh làm dấy lên khả năng có một sự chuyển đổi chính sách sang một chế độ hướng tới phúc lợi xã hội nhiều hơn, cũng như sự thay đổi trong chiến lược với Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Hàn.
Trong cuộc bầu cử Thị trưởng Seoul tuần qua, lần đầu tiên trong gần một thập kỷ, GNP đã không giành được ghế. Đâ
y là lần thứ hai trong năm nay phe bảo thủ phải chịu thất bại lớn trong cuộc bầu cử bổ sung. Các phiếu bầu cũng không dành cho đảng thiên tả đối thủ mà dành cho các "ứng cử viên nhân dân" - những công dân ưu tú không thuộc phe phái chính trị nào. Ứng cử viên độc lập Park Won-soon là nhà hoạt động dân sự đầu tiên đắc cử vào chức Thị trưởng thành phố Seoul. Sự kiện này được cho là sẽ làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh chính trị của Hàn Quốc và ảnh hưởng nhiều đến cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 4-2012 và cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm đó.
Đảng GNP của Tổng thống Lee Myung-bak đang mất uy tín nghiêm trọng
Báo chí Hàn Quốc coi đây là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với giới chức chính trị. Kết quả phân tích cho thấy GNP đã mất 30 ghế trong tổng số 299 ghế ở Quốc hội, báo hiệu sự chấm dứt quyền lực ưu thế của đảng này. Hơn thế nữa, chưa có một tổng thống nào ở Hàn Quốc đắc cử mà lại không giành được sự ủng hộ của các cử tri ở Seoul. Theo chuyên gia chính trị Huyn Jae-ho thuộc trường Đại học Korea, hầu hết các cử tri trong cuộc bầu cử này đã bỏ phiếu phản đối giới chức lãnh đạo, nêu bật sự cần thiết phải thay đổi chính sách hiện nay. Do đó bên thua trong cuộc bầu cử này rõ ràng là GNP.
Dù Đảng Dân chủ đối lập không phải là mối đe dọa trực tiếp trong cuộc tổng tuyển cử, song các cuộc điều tra cho thấy nếu phe cánh tả bỏ phiếu cho một liên minh tự do, hoặc các đảng phái được gọi là "cấp tiến", động thái đó có thể chấm dứt quyền lực ưu thế của GNP trong Quốc hội. Woo Jung-Yeop, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan nhận định, cuộc bầu cử cho thấy sức mạnh của các tổ chức dân sự trong hoạt động chính trị, song vấn đề là liệu có đủ các nhân vật sáng giá trong các nhóm này để đại diện cho người dân giống như ông Park Won-soon hay không.
Luật sư nhân quyền Park Won-soon và Giáo sư đại học Ahn Cheol-soo là hai nhân vật nổi bật trong phong trào phản đối giới chức lãnh đạo Hàn Quốc, và cả hai người này đều nghiêng về cánh tả. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Ahn bất ngờ nổi lên như một nhân vật sáng giá cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, dù ông tuyên bố chẳng mấy quan tâm tới việc tranh cử. Các nhà phân tích cho rằng có thể ông sẽ thay đổi ý kiến tùy thuộc vào thái độ của cử tri hiện nay.
Như vậy, đây là lần thứ hai trong năm nay phái báo thủ phải bắt tay vào việc cải tổ ban lãnh đạo trong bối cảnh có những chỉ trích rằng họ không tiếp xúc với các cử tri. Các nhà phân tích cho rằng cử tri đang rất phẫn nộ trước thực tế là mặc dù đất nước ngày một thịnh vượng, nhưng lợi ích của họ lại bị thu hẹp. Các cử tri trẻ, những người đã đưa Tổng thống Lee Myung-bak lên cầm quyền vào năm 2008 đã quay lưng lại với ông và đảng của ông trong cuộc bỏ phiếu tuần qua, với hơn 2/3 cử tri không bỏ phiếu cho ứng cử viên của GNP ở Seoul. Học phí đại học tăng cao và sự bất lực của chính phủ trong việc cải thiện đời sống cho tầng lớp trung lưu và lao động là những nguyên nhân chính khiến họ không ủng hộ chính phủ. Theo ông Huyn Jae-ho, GNP phải cố gắng trở nên "vì dân" hơn chứ không phải "vì doanh nghiệp". Mặc dù môi trường kinh tế cho các tổng Cty và các doanh nghiệp ở Hàn Quốc rất tốt, song môi trường kinh tế cho các doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu lại tồi tệ nhất trong những năm qua.
Theo PLXH
Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc gia tăng đối đầu Theo THX, Cơ quan thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Triều Tiên ngày 12/1 đã cáo buộc chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày càng gia tăng đối đầu trên bán đảo Triều Tiên thông qua nhiều phương thức khác nhau. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. (Ảnh: THX/TTXVN)KCNA dẫn nguồn từ Ban Thư ký Ủy ban...