Đảng bộ Công an tỉnh: Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu
Cụ thể hóa chỉ đạo của Tỉnh ủy về củng cố và kiện toàn ngay lực lượng Công an tỉnh, Đảng ủy và Ban giám đốc Công an tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới đặt ra.
Năm 2020 Đảng bộ Công an tỉnh là một trong 3 đơn vị của tỉnh được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh công nhận là Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Trong ảnh: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Phú Cường tặng cờ thi đua cho Đảng bộ Công an tỉnh. Ảnh: Huy Anh
Đại tá Trần Tiến Đạt, Phó giám đốc Công an tỉnh chia sẻ: “Từ cuối năm 2019, Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh đã khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, vừa củng cố, kiện toàn lực lượng, vừa quyết liệt đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nhằm sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại về tình hình an ninh trật tự. Nhiều chiến công lớn của cán bộ, chiến sĩ liên tiếp xác lập đã làm nức lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Trước khi bắt tay vào củng cố, kiện toàn lực lượng, Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế và khuyết điểm của mình trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng khi để một bộ phận cán bộ thiếu gương mẫu ở nhiều mặt. Một bộ phận nhỏ cán bộ trẻ chưa có tinh thần học tập tu dưỡng và rèn luyện, thậm chí còn có tư tưởng làm việc cầm chừng, ngại khó, ngại khổ, lựa chọn địa bàn thuận lợi… Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự ở một số đơn vị còn những hạn chế, dẫn đến tình hình tội phạm diễn biến phức tạp kéo dài, thiếu các giải pháp đấu tranh triệt phá.
Video đang HOT
Theo Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh, việc củng cố và kiện toàn lực lượng thực sự trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ phải quyết tâm thực hiện bằng được, đúng với chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, niềm tin của nhân dân. Do đó, Đảng ủy và Ban giám đốc Công an tỉnh đã nhanh chóng đưa các mặt công tác của ngành vào nền nếp. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tập thể Đảng ủy và Ban giám đốc cùng các phòng, ban đã đoàn kết thống nhất tuyệt đối với quyết tâm “2 không”: việc gì đã quyết thì không bàn lùi, không nêu lý do khó khăn. Từ người lãnh đạo cao nhất đến từng cán bộ, chiến sĩ đều được quán triệt tinh thần hành động là: “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; quyết tâm xây dựng Đảng bộ Công an tỉnh Đồng Nai trong sạch vững mạnh” và “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.
Đảng ủy, Ban giám đốc đã khẩn trương tập trung thực hiện các giải pháp chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, chấp hành nghiêm Điều lệnh Công an nhân dân của cán bộ, chiến sĩ. Thực hiện nghiêm phòng ngừa, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý đối với những cán bộ, chiến sĩ có vi phạm khuyết điểm. Tinh thần xử lý được sự ủng hộ rất cao của toàn Đảng bộ, đó là “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Quá trình xử lý được thực hiện bài bản: từ trên trước – ở dưới sau; bên trong trước và bên ngoài sau, kể cả trách nhiệm liên đới của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, nhất là các trường hợp sai phạm liên quan đến biểu hiện bao che, làm ngơ, hay tiếp tay cho tội phạm hoạt động.
Đại tá Trần Tiến Đạt cho biết, không chỉ dừng lại ở công tác chấn chỉnh lực lượng, Công an tỉnh đã quyết tâm rất cao trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn cho 3 cấp: “Tỉnh mạnh – huyện toàn diện – xã bám cơ sở”. Sau thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, Công an tỉnh đã giảm được 20 đơn vị đầu mối cấp phòng, 88 đơn vị đầu mối cấp đội. Cùng với đó, Công an tỉnh đã khẩn trương hoàn thành kế hoạch đưa công an chính quy về xã, phường với số lượng lên đến 700 đồng chí, trong đó nhiều đồng chí đã tự nguyện viết đơn về xã làm việc để có cơ hội gần dân, có thêm thực tiễn ở cơ sở.
* Bóp chết tội phạm từ trứng nước
Với những kết quả quan trọng về củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ, kiện toàn bộ máy trong sạch vững mạnh, toàn lực lượng Công an tỉnh đã tạo được thế và lực mạnh mẽ đấu tranh quyết liệt, triệt để với các loại tội phạm với tinh thần “Bóp chết tội phạm từ trong trứng nước”. Lực lượng Công an từ tỉnh, huyện, xã đã liên tiếp phối hợp tấn công vào các băng, ổ nhóm tội phạm có tính chất “ xã hội đen” có tổ chức, tội phạm cưỡng đoạt tài sản, tội phạm “tín dụng đen”, trộm cắp, cướp giật tài sản, tội phạm mua bán và sử dụng ma túy trái phép, đua xe trái phép… góp phần làm trong sạch địa bàn. Từ cuối năm 2019 đến nay, Công an tỉnh đã triệt phá, làm tan rã, vô hiệu hóa 130 băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có nhiều loại tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, tiềm ẩn “điểm nóng” qua đó đã làm trong sạch địa bàn, xây dựng Đồng Nai an ninh an toàn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”.
Lực lượng công an ra quân tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: Huy Anh
Một trong những chuyên án được Công an tỉnh tập trung đấu tranh, đó chính là chuyên án 920G triệt phá đường dây buôn lậu, sản xuất và mua bán xăng giả có quy mô đặc biệt lớn, liên quan đến các đối tượng ở nhiều tỉnh, thành. Để có thể triệt phá được đường dây tội phạm này, Công an tỉnh đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ bí mật theo dõi và đấu tranh suốt ngày đêm trong thời gian dài. Việc phá chuyên án 920G đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và quyền lợi của người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, mới đây, Công an tỉnh còn chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phá chuyên án 1220Q thu giữ 120kg ma túy đá, đây cũng là số ma túy kỷ lục mà lực lượng Công an tỉnh thu giữ được từ trước đến nay.
Cùng với đấu tranh với các loại tội phạm, Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh đã quyết liệt chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, góp phần xây dựng hình ảnh người Công an Đồng Nai vì dân và gần dân. Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh cán bộ, chiến sĩ của phòng đã tăng cường tuần tra giao thông, thay vì xử phạt đã lấy trọng tâm là hướng dẫn tuyên truyền người dân, nhất là với những người yếu thế như: công nhân, học sinh, sinh viên… Trong năm 2020 đã giảm 130 ngàn vụ xử phạt hành chính liên quan đến xử lý vi phạm giao thông (giảm 70% so với năm 2019), tuy nhiên số tiền xử phạt giao thông nộp về kho bạc nhà nước lại tăng gấp đôi. Nguyên nhân chính là do cảnh sát giao thông đã chỉ đạo xử mạnh tay với các loại xe ben, xe tải chở quá tải.
Đại tá Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ban TVTU, Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ, xây dựng xã hội an ninh – an toàn là mục tiêu sống còn của Công an Đồng Nai, do đó Đảng bộ, Ban giám đốc Công an tỉnh quyết tâm thực hiện khẩu hiệu cấp trên nêu gương, đơn vị kỷ cương, cấp dưới tự giác, công tác hiệu quả. Toàn lực lượng sẽ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh, quyết tâm xây dựng Công an Đồng Nai cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, luôn đề cao danh dự của người Công an nhân dân là điều thiêng liêng nhất. Công an Đồng Nai quyết tâm xây dựng xã hội Đồng Nai an ninh – an toàn, an toàn từng con đường, từng khu phố, từng khu dân cư…
Giải pháp hạn chế tình trạng cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Vừa đón cơn mưa trái mùa đầu tháng 4, giúp giảm nhiệt trong những ngày nắng nóng, người dân TP Hồ Chí Minh lại chứng kiến cảnh cá chết nổi trắng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và gây ô nhiễm nặng nề.
Thực tế này, như một "điệp khúc" xảy ra mỗi khi thời tiết có mưa trái mùa hay vào đầu mùa mưa mà chính quyền sở tại chưa có giải pháp đồng bộ khắc phục triệt để trên con kênh chính ở khu vực nội ô TP Hồ Chí Minh.
Sau khi xuất hiện cơn mưa trái mùa tối 2-4, sáng 3-4, trên một số đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bắt đầu xuất hiện vài chục con cá chết. Đến đầu giờ chiều 4-4, sau vài trận mưa lớn, xác cá bắt đầu nổi kín mặt nước tại các khu bến thuyền, chân cầu dọc theo kênh. Trong đó, bị ảnh hưởng nặng nhất là đoạn từ cầu số 1 đến cầu số 7 và 8, dài khoảng 2,5 km trên địa bàn các quận Tân Bình, Phú Nhuận và quận 3. Theo ước tính, đã có khoảng 14 tấn cá chết trên kênh chủ yếu là cá trê, rô phi, chép. Cá chết nổi trắng bờ kênh, bốc mùi nồng nặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đến ngày 5-4, xác cá chết mới được công nhân thu gom hết. Ở khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng xuất hiện tình trạng cá chết nhưng số lượng ít hơn so với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Lý giải hiện tượng cá chết trên các tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lãnh đạo Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, khi mưa, rác từ hệ thống ống cống đổ ra kênh làm che mất mặt nước dẫn đến lượng ô-xy giảm. Ngoài ra, nước đổ xuống mạnh khiến lớp bùn bên dưới tích tụ lâu ngày hòa tan trong nước làm gia tăng ô nhiễm khiến cá chết đồng loạt. Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng Công ty Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh cho biết: Sau khi nhận tin báo tình trạng cá chết, công ty đã nhanh chóng huy động ngay nhân lực, phương tiện, thiết bị chuyên dụng như: tàu vớt rác, thiết bị vớt thùng chứa, chế phẩm sinh học khử mùi... để thu gom cá chết. Công ty đã huy động 100% công nhân vệ sinh khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thậm chí, còn huy động thêm công nhân vệ sinh ở kênh Tân Hóa - Lò Gốm về hỗ trợ thu gom cá chết đi tiêu hủy, đã khắc phục tốt tình trạng ô nhiễm môi trường, trả lại điều kiện sống trong lành cho người dân.
Trong những năm qua, tình trạng cá chết tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè xảy ra mỗi khi có mưa trái mùa hoặc đầu mùa mưa. Nghiêm trọng nhất là giữa năm 2016 khi có đến 75 tấn cá chết phải mất nhiều ngày mới thu vớt hết cá chết. Để giải quyết tình trạng này, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư kinh phí khá lớn để triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường nước, giảm thiểu ô nhiễm tuyến kênh như: nạo vét lòng kênh khơi thông dòng chảy, quan trắc giám sát chất lượng nước, vớt rác thải, lục bình, lắp máy quạt tạo ô-xy, giảm đàn cá... nhưng vẫn chưa xử lý được triệt để vấn đề. GS, TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh) cho biết: Nguyên nhân tình trạng này là do dân cư dọc kênh vẫn xả nước thải sinh hoạt ra kênh. Trong khi đó, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chưa có hệ thống thu gom nước mưa, khi có mưa lớn, nước thải lưu lượng lớn được đẩy ra ngoài gây sốc cấp tính nguồn nước nên cá chết hàng loạt. Để khắc phục được tình trạng này, phải giải quyết nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, phải có hệ thống xử lý nước thải từ khu dân cư. Ít nhất phải có hầm ga ba ngăn để nước thải đầy ngăn này sẽ tràn sang ngăn kia, sau cùng mới chảy ra cống chung. Hiện nay, việc xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ rất khó thực hiện do quỹ đất của thành phố không còn nữa. Mỗi hộ gia đình hoặc khu dân cư cần hạn chế xả thải trực tiếp ra kênh bằng cách xây dựng bể phốt chứa nước thải có ba ngăn để lưu nước thải lâu hơn, hạn chế tình trạng nước thải cùng nước mưa tràn ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè gây ô nhiễm nặng.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản TP Hồ Chí Minh, để khắc phục tình trạng cá chết trong kênh thì phải hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Cụ thể, phải xây dựng hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải khu vực tây Sài Gòn, Bình Tân, Tân Hóa - Lò Gốm, bắc Sài Gòn 1, 2, tây bắc, Nhà máy xử lý nước thải cho kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở quận 2... Tổng số tiền đầu tư cho các dự án này lên đến gần 40.000 tỷ đồng. Thiết nghĩ, để giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, thành phố cần có nghiên cứu tổng thể các giải pháp. Trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thu gom, xử lý nước thải theo đúng kế hoạch đề ra thì mới trả lại xanh trong cho các dòng kênh, hạn chế tình trạng cá chết do ô nhiễm xảy ra hằng năm.
Ngăn dịch bệnh, vượt rào phi thuế quan để tăng tốc xuất khẩu thủy sản Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0-4,0%/năm, cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ngăn dịch bệnh, vượt rào phi thuế quan. Riêng tháng 3/2021 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tăng gần 9% về giá trị so với cùng kỳ 2020 - Ảnh minh họa...