Đảng Bảo thủ Anh công bố cương lĩnh tranh cử
Trong cương lĩnh tranh cử của đảng Bảo thủ công bố ngày 24/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết đảng Bảo thủ sẽ “hoàn tất nhiệm vụ đưa nước Anh rời EU” và sẽ kiến tạo một “nước Anh mới”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson trong bài phát biểu tại London ngày 6/11/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại London, Thủ tướng Johnson tuyên bố đảng Bảo thủ sẽ là đảng mang tinh thần những người bảo thủ đoàn kết trong cả nước, và ông muốn xây dựng một nước Anh trở thành nơi “tốt nhất để sống, hít thở, để nuôi dưỡng trẻ em và bắt đầu khởi nghiệp”.
Cương lĩnh tranh cử của đảng Bảo thủ dài 59 trang của Thủ tướng Boris Johnson đã đề cập đến những vấn đề các cử tri quan tâm như sẽ bổ sung thêm 50.000 y tá cho vùng England từ nay đến 2025, thắt chặt hơn nữa kiểm soát nhập cư, và sẽ chưa tăng mức đánh thuế thu nhập, thuế tiền công lao động và thuế giá trị gia tăng trong 5 năm tới.
Việc tuyển dụng thêm 50.000 y tá cho hệ thống y tế công của Anh sẽ được huy động từ việc tăng đào tạo y tá trong nước, có chính sách hỗ trợ cho học sinh học ngành này, và tuyển thêm y tá người nước ngoài. Giảm bớt mức phí xin visa cho những người vào Anh làm việc trong lĩnh vực y tế, nhưng sẽ tăng mức đóng phụ phí y tế bắt buộc đối với những người này.
Video đang HOT
Hệ thống xét nhập cư mới dựa theo cách tính điểm có thể sẽ được đưa ra áp dụng, nhằm cắt giảm những lao động tay nghề thấp vào Anh. Cương lĩnh cũng cam kết sẽ đạt được thỏa thuận thương mại mới Mỹ, Australia, New Zealand và Nhật Bản trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng cam kết này là “quá lạc quan”.
Đáng chú ý, cương lĩnh tranh cử của đảng Bảo thủ đã không có một dòng nào đề cập dến giải pháp cho vấn đề khủng hoảng trong lĩnh vực chăm sóc xã hội cho người già, vốn là vấn đề đã gây ra thảm họa chính sách lớn nhất trong cương lĩnh tranh cử của đảng này hồi năm 2017. Thay vào đó, đảng Bảo thủ chỉ tuyên bố sẽ tìm kiếm giải pháp chung đối với vấn đề này với các đảng chính trị khác, đồng thời cam kết sẽ tăng thêm 1 tỷ bảng để giải quyết vấn đề khủng hoảng chăm sóc xã hội đối với người già.
Đảng Bảo thủ cũng cam kết sẽ tuyển thêm 20.000 cảnh sát mới, tăng chi tiêu công, chấm dứt gần một thập kỷ chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, mức độ tăng kế hoạch chi tiêu công của đảng Bảo thủ lại khá khiêm tốn, chỉ tăng thêm 3 tỷ bảng cho các kế hoạch chi tiêu thường xuyên trong khi đó Công đảng đưa ra kế hoạch chỉ tiêu công tăng 83 tỷ bảng và đảng Dân chủ Tự do là 50 tỷ bảng. Sự chênh lệnh trong kế hoạch tăng chi tiêu công giữa các đảng hiện nay là quá khác biệt.
Đối với vấn đề Brexit, Thủ tướng Johnson hứa sẽ trình lại Dự luật Thỏa thuận Rút khỏi EU ra Hạ viện trước ngày 25/12. Đảng Bảo thủ muốn các nghị sĩ thông qua thỏa thuận này trước thời hạn quy định Anh rời EU vào ngày 31/1/2020. Sau khi Anh rời EU, giai đoạn chuyển tiếp sẽ bắt đầu và kéo dài đến hết 31/12/2020. Trong thời gian này, Anh sẽ tiếp tục tuân theo các quy định của EU và hai bên sẽ cố gắng để đạt được một thỏa thuận thương mại song phương dài hạn.
Cũng trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết sẽ không kéo dài thời kỳ chuyển tiếp sang năm 2021. Cương lĩnh nêu rõ sẽ không có liên kết chính trị với EU và cam kết Anh sẽ hoàn toàn kiểm soát vùng biển đánh cá của mình. Nhiều ý kiến cho rằng cho đến khi nào các điều khoản về quan hệ mới với EU được rõ ràng thì tình trạng bất ổn định kinh doanh tại Anh mới chấm dứt, và rất khó để xác đinh vấn đề Brexit đã thực sự kết thúc hay chưa.
Hồi tháng trước, Hạ viện Anh đã tán thành Dự luật Thỏa thuận Rút khỏi EU về nguyên tắc. Tuy nhiên, dự luật này vẫn cần phải trình lại, bởi Hạ viện Anh được giải tán trước ngày tổng tuyển 12/12.
Kết quả thăm dò dư luận mới đây cho thấy đảng Bảo thủ hiện dẫn đầu, hơn Công đảng đối lập từ 10 – 19 điểm. Theo một số nhà phân tích, đảng Bảo thủ có thể giành chiến thắng đa số tại Hạ viện, nhiều hơn khoảng 48 ghế tại cuộc tổng tuyển cử tới. Tuy nhiên, những dự đoán này có thể sẽ còn thay đổi nhiều trong những ngày tới.
Theo Diễm Quỳnh (TTXVN)
Đảng bảo thủ Anh quyết tâm thúc đẩy Brexit đúng hạn
Việc loại bỏ điều khoản "chốt chặn" được coi là trọng tâm trong kế hoạch của Thủ tướng Johnson để đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10 tới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 29/9 tuyên bố nước Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng tới bất chấp một dự luật ở quốc hội ép ông phải tìm kiếm quyết định gia hạn từ EU nếu không đạt được thỏa thuận. Tuyên bố của ông Johnson đưa ra trong phiên khai mạc hội nghị của đảng Bảo thủ có hàng nghìn đảng viên của đảng này tham dự đã kích động cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề Brexit.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nước Anh sẽ rời khỏi EU vào cuối tháng 10./. Ảnh: Getty
Ngày mở đầu hội nghị hằng năm của đảng Bảo thủ cầm quyền bao trùm bằng những bài phát biểu từ các bộ trưởng cấp cao, trong đó ủng hộ quyết tâm của ông Johnson về việc chấm dứt tư cách thành viên của nước Anh trong EU vào đúng ngày 31/10.
Trong bài phát biểu của mình, Quốc vụ khanh Vương quốc Anh về Brexit Stephen Barclay, Chủ tịch Hạ viện Jacob Rees-Mogg, người ủng hộ nhiệt tình đối với Brexit và Bộ trưởng phụ trách điều phối kế hoạch Brexit không thỏa thuận Michael Gove đều cảnh báo về tác động đối với đời sống chính trị nếu không tôn trọng ý kiến của 17,4 triệu người dân đã bỏ phiếu yêu cầu đưa nước Anh rời khỏi EU.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock thậm chí cho rằng, nước Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu mà không cần thỏa thuận: "Tôi nghĩ rằng, cách tốt nhất để ra khỏi EU là bằng một thỏa thuận. Nhưng chúng ta phải hoàn tất Brexit và điều này khiến Brexit không thỏa thuận nhiều khả năng xảy ra".
Trong khi đó, Công đảng đối lập đang nỗ lực ngăn chặn một kịch bản không thỏa thuận cho Brexit (Brexit cứng). Trong tuyên bố vào hôm qua, Công đảng nhấn mạnh, họ phải đảm bảo nguy cơ Anh rời khỏi EU mà không có một thỏa thuận bị chặn lại trước khi đảng này cân nhắc bất kỳ kế hoạch nào nhằm lật đổ Thủ tướng Johnson.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài BBC, khi được hỏi liệu Công đảng có đang lên kế hoạch kêu gọi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Johnson hay không, người phát ngôn của Công đảng Angela Rayner nói rằng, đảng này muốn đảm bảo rằng việc không đạt được thỏa thuận sẽ không còn nữa trước khi làm bất cứ điều gì khác. Đáp lại ngay lập tức, Thủ tướng Johnson tuyên bố, ông sẽ không từ chức để tránh phải trì hoãn Brexit sau ngày 31/10.
"Tôi đã cam kết sẽ dẫn dắt đảng và đất nước vào thời điểm khó khăn. Tôi tin rằng, mình có trách nhiệm làm điều đó và chúng ta phải hoàn thành Brexit vào đúng ngày 31/10 để đưa đất nước tiến lên", bà Rayner nói.
Trên thực tế, nhìn nhận khách quan, Anh và EU vẫn có thể đạt được thỏa thuận Brexit với các điều khoản tốt vào tháng 10 tới, nhưng vấn đề là hai bên không còn nhiều thời gian để thực hiện vấn đề này. Trước mắt, Anh cần đệ trình một đề xuất cụ thể bằng văn bản lên EU. Thứ hai là cả Anh và EU cần tìm được giải pháp nhằm khơi thông bế tắc trong điều khoản "chốt chặn" của thỏa thuận Brexit liên quan đến vấn đề biên giới trên đảo Ireland.
Điều khoản "chốt chặn" nhằm duy trì đường biên giới Bắc Ireland mở trong mọi hoàn cảnh hậu Brexit là yếu tố gây tranh cãi nhất của trong thỏa thuận Brexit mà cựu Thủ tướng Theresa May đã nhất trí với các lãnh đạo EU cuối năm ngoái. Những người có quan điểm bài châu Âu lo ngại vì điều khoản này, Anh sẽ luôn mắc kẹt trong khu vực thương mại của khối. Hiện loại bỏ điều khoản "chốt chặn" được coi là trọng tâm trong kế hoạch của Thủ tướng Johnson để đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10 tới./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
biên dịch
Em trai Thủ tướng Anh bất ngờ từ chức Jo Johnson, em trai Thủ tướng Anh, vừa tuyên bố từ chức thứ trưởng và sẽ rời ghế nghị sĩ. Lý do được đưa ra là mâu thuẫn giữa lòng trung thành với gia đình và lợi ích quốc gia. Sự từ chức bất ngờ này được đưa ra vài ngày sau khi Thủ tướng Johnson khai trừ 21 nghị sĩ ra khỏi...