Đang ăn kem thì vấp ngã, bé gái 2 tuổi bị que kem dài 20cm chọc xuyên hốc mắt
Tình huống nguy hiểm này một lần nữa là lời cảnh báo cho những ông bố bà mẹ có con nhỏ cần phải hết sức cẩn trọng trong việc trông nom, quan sát lũ trẻ.
Một bệnh viện mắt ở thành phố Pleiku, Gia Lai mới đây đã tiếp nhận một bé gái 2 tuổi bị thương ở mắt do gặp tai nạn trong khi ăn uống. Cụ thể, khi đang ăn kem thì bé bị vấp ngã và bị que kem bằng tre dài khoảng 20cm chọc xuyên hốc mắt vào xoang. Rất may, nhãn cầu của bé vẫn còn nguyên vẹn.
Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy que tre ra và điều trị chống nhiễm trùng cho bé. Sau 1 tuần điều trị thì cô bé này đã được xuất viện. May mắn tai nạn cũng không làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ đôi mắt của bé gái.
Bé gái 2 tuổi vào viện trong tình trạng bị que nhọn dài 20cm đâm xuyên hốc mắt vào xoang (ảnh trái). Sau 1 tuần điều trị thì sức khoẻ của bé ổn định và được xuất viện (ảnh phải).
Những hình ảnh của vụ tai nạn được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều sự chú ý của mọi người. Ai nấy đều cảm thấy hốt hoảng với tình huống nguy hiểm này. Đồng thời rất nhiều người đã chia sẻ câu chuyện của bé gái để cảnh báo cho những ông bố bà mẹ có con nhỏ cần hết sức cẩn trọng, phải luôn luôn để ý đến con trong mọi hoàn cảnh, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Lưu ý cho bố mẹ để phòng tránh tai nạn trẻ nhỏ từ những vật sắc, nhọn
Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều những vật thể sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho trẻ như đũa, que, tăm, bút bi, bút chì… Thực tế đã có rất nhiều những vụ tai nạn trẻ em thương tâm vì những vật thể nhọn gây ra. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý:
- Tuyệt đối không cho trẻ cầm những vật thể sắc nhọn (như đũa, bút bi, bút chì, dĩa, que nhọn…) để chơi đùa, chạy nhảy.
- Không nên để trẻ ăn các loại thức ăn có thanh xiên, que tre. Bố mẹ có thể lấy thanh xiên ra và đưa riêng đồ ăn cho trẻ.
- Khi cho trẻ ăn, bố mẹ cần đảm bảo trẻ không đang đi bộ hoặc chạy nhảy, tốt nhất nên ngồi yên một chỗ ăn, ăn xong hãy nhanh chóng vứt que tre vào thùng rác.
Video đang HOT
- Đặt những vật sắc nhọn ra khỏi tầm tay của trẻ và luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Nếu trẻ gặp tai nạn với vật sắc nhọn, cha mẹ nên bình tĩnh và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Tuyệt đối không cố gắng tự lấy vật nhọn ra khỏi vết thương của trẻ.
Giải mã hiện tượng đau đầu khi ăn kem, khi nào thì cần tới gặp bác sĩ?
Đau đầu khi ăn kem hay còn gọi là hiện tượng "não đóng băng" là phản ứng đột ngột của cơ thể khi ăn kem, đồ ăn lạnh,... phát sinh giữa trán và huyệt thái dương. Biểu hiện thường là các cơn đau nhói hoặc nhức buốt.
Hội chứng đau đầu khi ăn kem được ghi nhận từ những năm 1939 và được chính thức công nhận là một chứng đau đầu với nguyên nhân gây ra là thực phẩm/thức ăn lạnh từ năm 1988 do Hiệp hội nhức đầu Quốc tế (International Headache Society hay IHS).
Vào năm 2013 thì chứng đau đầu khi ăn kem đã được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đặt tên là "chứng đau đầu do kích thích lạnh".
1. Đau đầu khi ăn kem là gì?
Đau đầu khi ăn kem (não đóng băng - Brain frezze) là những cơn đau đầu với thời gian ngắn, cơn nhức đầu có thể đến khi bạn đang ăn, đang uống hoặc kể cả là khi bạn hít phải một thứ gì đó cho cảm giác lạnh (không khí lạnh).
Người ta nhận thấy rằng ăn kem là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này nhưng thực tế thì ngoài kem, các yếu tố như đá, đá bào cũng có thể gây ra hiện tượng tương tự.
Cơn đau đầu do ăn kem thường xuất hiện ở hai bên thái dương (Ảnh: Internet)
Khi chính thức được gọi là chứng đau đầu do kích thích lạnh thì nguyên nhân được tìm thấy còn là do khi đầu bạn không được bảo vệ khi nhiệt độ xuống thấp hay khi lặn trong nước lạnh.
Tin tốt: Hầu hết các cơn đau đầu do ăn kem đều sẽ biến mất nhanh chóng.
2. Dấu hiệu nhận biết cơn đau đầu khi ăn kem
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết một cơn đau đầu do ăn kem:
- Cảm giác đau nhói giống như bị kim đâm tại vùng trán
- Cơn đau kéo dài và đau nhất vào khoảng thời gian từ 20 - 60 giây và sẽ biến mất với thời gian tương tự
- Hiếm khi một người gặp cơn đóng băng não quá 5 phút
- Một số người có thể gặp hiện tượng buồn nôn.
Khi nào thì bạn cần tới gặp bác sĩ?
Mặc dù thời gian của cơn đau đầu không kéo dài lâu nhưng bạn không được chủ quan, nhất là khi triệu chứng cơn nhức đầu không thuyên giảm và không có dấu hiệu biến mất thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ.
3. Cơ chế gây đau đầu khi ăn kem
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức đầu khi ăn kem lạnh là do niêm mạc họng bị tiếp xúc đột ngột với cơn lạnh khiến nó bị kích thích mạnh, lúc này những mạch máu và cơ vùng mặt đầu bị co lại dẫn tới hiện tượng co thắt động mạch ở thái dương sau đó nó lại giãn nở ra liên tục làm cho các dây thần kinh cảm giác trong miệng trở thành động mạch nở. Các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác nhận được từ miệng và đưa lên não để xử lý.
Thông thường đau nhức sẽ phát sinh ở giữa trán hoặc gần huyệt thái dương.
Hay nói cách khác, hiện tượng đau đầu do ăn kem xảy ra do sự co thắt và giãn nở liên tục của những mạch máu bên trong vòm họng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ
Bất cứ ai cũng đều có thể bị ảnh hưởng bởi cơn đau đầu khi ăn kem. Tuy vậy thì một số người bị đau nửa đầu hay nhạy cảm có thể thường xuyên bị hơn.
4. Phòng ngừa
Để có thể phòng ngừa cơn nhức đầu do ăn kem thì bạn cần tránh ăn và uống những thực phẩm lạnh, nếu muốn ăn/uống hãy ăn/uống chậm lại.
Với kem bạn có thể sử dụng thìa nhôm để giảm bớt độ lạnh trước khi đưa vào miệng.
Không nên ăn/uống đồ quá lạnh hay ăn/uống quá nhanh (Ảnh: Internet)
5. Mối quan hệ giữa hiện tượng đau đầu khi ăn kem và chứng đau nửa đầu
Một nhóm các nhà nghiên cứu còn cho rằng chứng đau đầu, buốt óc khi ăn đồ quá lạnh có thể có mối liên quan mật thiết với chứng đau nửa đầu.
Vào năm 2004, Macit Selekler, một nhà thần kinh học người Thổ Nhĩ Kỳ cùng với đồng nghiệp đã làm một thí nghiệm. Ông yêu cầu các tình nguyện viên đặt một khối nước đá nhỏ vào miệng. Kết quả của thí nghiệm cho thấy, có 60% các tình nguyện viên cảm thấy buốt óc và có 80% trong số bị chứng đau nửa đầu.
Đã có 9.000 thiếu niên trong độ tuổi từ 13 - 15 tuổi tình nguyện tham gia thí nghiệm. Có tới khoảng 40% trong số họ là cảm thấy bị buốt óc và có 15% trong số đó được xác nhận có sự xuất hiện của bệnh đau nửa đầu.
Cho tới nay, mối quan hệ mật thiết giữa hiện tượng đau đầu khi ăn kem và bệnh đau nửa đầu vẫn chưa có kết luận chính xác.
Tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia hiện nay, nếu một người có dấu hiệu của sự đau buốt óc sau khi ăn hoặc uống thực phẩm và đồ uống quá lạnh thì nhiều khả năng đó chính là triệu chứng nhận biết trước của bệnh đau nửa đầu.
Những tiến bộ trong điều trị ung thư mắt Khi bị ung thư mắt, đầu tiên người ta nghĩ đến việc loại bỏ mắt để giữ tính mạng, tuy nhiên, ngày nay nhiều ca ung thư được điều trị bảo tồn. Sự lựa chọn các phương pháp bảo tổn cũng khá phong phú như lạnh đông, quang đông, đĩa xạ trị. Đặc biệt, phương pháp điều trị hóa chất tiêm tĩnh mạch...