Đang ăn cơm, mẹ chồng chỉ nói 1 câu, con dâu dằn chén bảo không nuốt nổi rồi bỏ đi và cái kết
Có lẽ do vợ chồng tôi phúc mỏng nên chỉ có mỗi một đứa con trai. Chồng mất sớm, một tay tôi nuôi dạy con trai vất vả không lời nào kể xiết. Từ nhỏ đến lớn bao nhiêu yêu thương tôi dồn hết cho nó cả. Cuộc sống của hai mẹ con cứ thế bình yên trôi qua, rồi nó lập gia đình và sóng gió bắt đầu nổi lên từ đó.
Con dâu tôi là con nhà giàu có, nhà tôi thì mẹ góa con côi, kinh tế cũng thường. Gần ngày cưới con trai tôi về thỏ thẻ bảo sẽ mua một cây vàng để tôi trao con dâu trong ngày hôn lễ. Nó nói đó là ý của cô dâu muốn nhà gái “mát mặt”, cưới xong vàng sẽ trả lại cho tôi.
Ảnh minh họa
Tôi bảo mua một cây vàng không phải là việc không thể làm nhưng đó là việc không cần thiết. Nhà mình thế nào thì cứ thế ấy. Quan trọng là hai đứa yêu thương nhau là được. Không biết cậu con trai tôi nói thế nào mà hôm sau con dâu tương lai đến đưa cho tôi một chiếc lắc vàng nặng trĩu bảo “mẹ cầm lấy hôm nào cưới lên trao cho con nhé”.
Về nhà chồng, cậy mình là con nhà có tiền, con dâu tôi bắt đầu thay hết hàng loạt đồ dùng trong nhà từ tủ lạnh, ti vi, bàn ghế mà không hề hỏi mẹ chồng lấy một câu. Hôm đó tôi có việc ra ngoài một ngày, bước vào nhà tưởng như mình bước nhầm nhà người khác.
Đến bữa cơm tôi nói với con dâu: “Nhà nào có gia phong nhà đó. Mẹ không biết con ở nhà con thế nào, nhưng về đây ít nhất còn mẹ, con muốn làm cái gì, thay đổi cái gì cũng nên hỏi mẹ một câu chứ không nên tùy tiện theo ý mình”. Con dâu tôi nghe xong liền nói: “Lần sau có chuyện gì không vừa ý mẹ nên nói trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, cả nhà cả ngày ăn chung một bữa cơm mà cứ phê bình với nhắc nhở thế này nuốt sao nổi”.
Nói xong nó đứng dậy đi về phòng. Con trai tôi cũng đứng dậy đi theo vợ, trước khi đi còn nói với tôi một câu: “Mẹ kệ vợ con đi, vợ con có sắm sửa cũng là cho cả nhà dùng, đồ cũ rồi thay thế đồ mới có gì là không tốt đâu mà mẹ khó chịu, trong khi tiền là của cô ấy”.
Lúc đó giá mà tôi điếc có khi lại hay hơn việc nghe con trai mình nói thế. Tôi từng nhủ mình, nếu có con dâu tôi sẽ yêu thương nó như con mình, nhưng quả thật là tôi còn chưa kịp gần gũi nó đã thấy cách xa rồi.
Rồi con dâu có bầu, sinh con. Cái tính khí cao ngạo bất chấp của nó dần dần tôi cũng chẳng muốn chấp nhặt nữa. Tôi già rồi, chỉ cần nó sinh cho tôi đứa cháu, bà cháu ở nhà thủ thỉ cùng nhau, chúng nó đi suốt ngày cũng được.
Video đang HOT
Trước ngày sinh nó đưa về một cô giúp việc, nói là để phục vụ nó trong thời gian sinh nở. Tôi thấy không cần thiết, nhưng biết tính con dâu nên tôi cũng chẳng nói làm gì. Con trai tôi thì tỏ vẻ vui mừng: “Sướng nhất mẹ nhé. Mẹ chỉ việc yên tâm mà ăn no ngủ say, không phải làm gì đâu nhé”. Là tôi biết, trước đó nó đã bàn với chồng nó, nó chê mẹ chồng già rồi, sợ chậm chạp, không vệ sinh, không sạch sẽ nó không yên tâm.
Thằng bé con khó tính, rất hay khóc, nhất là những khi nó gắt ngủ rất khó dỗ. Tôi nhớ hồi tôi nuôi con nhỏ không vất vả như thế, chỉ cần cho ăn no, đặt lên võng, đu đưa một chút là con ngủ. Tôi đi ra cửa hàng mua về một chiếc võng xếp, đặt cháu lên võng, đu đưa một lúc là nó thiu thiu ngủ ngay. Đúng lúc đó thì con dâu tôi ra ngoài về, thấy tôi đang đẩy võng nó hét lên: “Mẹ ơi, mẹ định giết cháu đấy à. Nó còn bé thế, não nó còn chưa ổn định, mẹ rung lắc thế nguy hiểm lắm đấy”.
Thấy con dâu lo sợ, tôi trấn an nó rằng hồi xưa chồng nó cũng nằm võng từ lúc mới sinh đến tận ba, bốn tuổi mà có làm sao. Nó gắt tôi: “Khoa học nó cảnh báo thế thì là thế. Mẹ đừng có đưa ngày xưa của mẹ ra, thà không biết, biết rồi phải tránh đi chứ”.
Từ hôm đó thậm chí nó còn chẳng muốn cho tôi bế con, lúc nào cũng dặn cô giúp việc: “Tôi tin tưởng giao con cho chị, có việc gì thì chị chịu trách nhiệm đấy”.Từ ngày nhà có con dâu, tôi cảm giác mình như người thừa trong nhà. Ngày xưa tôi nuôi con, thấy con trai mình hiền lành, không chơi bời phá phách gì thì mừng thầm, giờ mới biết vì nó hiền thành ra nhu nhược, cái gì cũng “vợ con, vợ con”, vợ là nhất, vợ là trời, đúng nghĩa là một thằng “bám váy” vợ.
Hôm rồi, tôi nghe hai vợ chồng con trai tôi trò chuyện trong phòng:
Căn nhà này cũ quá rồi, hay là bán đi mua căn hộ chung cư. Bây giờ có nhiều căn hộ đẹp và tiện nghi lắm. Nếu mua bố mẹ em sẽ cho thêm tiền.
Việc gì mình tự quyết được, chứ việc này thì phải hỏi ý kiến mẹ
Mẹ già rồi, con cái ở đâu thì mẹ theo đó chứ.
Thì biết thế, nhưng đây là căn nhà bố mẹ anh đã vất vả lắm mới có được, nó còn là nơi chứa đựng những kỉ niệm của gia đình anh. Chắc chắn là mẹ sẽ không đồng ý đâu.
Kỷ niệm là cái quái gì? Thế bà có giữ được mãi không? Có sống mãi mà ôm cái nhà này được không?
Tôi tức giận không thể nào kìm chế được. Tôi đẩy cửa vào và nói thẳng vào mặt hai đứa: “Chúng mày muốn ở chung cư thì đi mua chung cư mà ở. Nhà này là nhà của tao, tao có chết cũng chết trong nhà này”.
Cả đời tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, tưởng về nhà có thể an hưởng tuổi già bên con cháu, không ngờ đây mới chính là quãng đời tồi tệ nhất của tôi. Con trai thì nhu nhược không chính kiến, con dâu thì xấc xược, ngông cuồng. Còn tôi, tôi đã làm gì sai?
Theo Iblog
Tờ đơn ly hôn
Những kí ức tồi tệ đó chưa khi nào nó quên nó trách bố, trách ông không làm tốt nghĩa vụ của một người chồng, một người cha. Nó thèm khát bố nó được như những ông bố trên quảng cáo ở tivi mà nó vẫn thường được xem, nhưng đâu phải những gì nó muốn đều được...
***
Ảnh minh họa
Thế là chỉ còn mấy ngày nữa là đến sinh nhật nó, không hiểu tại sao lần này nó lại háo hức nhiều đến thế, nhất định nó sẽ tự tổ chức cho mình một sinh nhật thật ý nghĩa thật vui giống như niềm vui mà vào ngày ngày của 24 năm về trước bố mẹ nó có được.. Nó quyết định thế bởi có một giấc mơ đã từ rất lâu rồi nó không còn mơ thấy, không hiểu tại sao cách đây vài ngày, giấc mơ này lại chạy về tìm nó. Có lẽ cái sự thật đó với nó quá tệ hại, mà người ta thường nói, những gì hoặc là thật tốt hoặc là thật xấu sẽ in sâu vào trí nhớ mỗi người vì thế điều mà nó cho là tồi tệ nhất và muốn quên đi nhất lại là điều khiến nó nhớ lâu nhất...
Cách đây 12 năm khi nó còn là một học sinh lớp sáu, gia đình nó bắt đầu gặp những biến cố, thực ra nó cũng không cho đó là biến cố vì đã gọi là biến cố thì đều là những chuyện đến một cách bất ngờ, còn ở gia đình nó, có lẽ nó phải gọi là "Tức nước vỡ bờ" thì mới đúng. Bởi sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, và tại thời điểm đó thì có lẽ sự chịu đựng của mẹ nó với bố nó đã đi qua cái giới hạn cho phép. Bố nó là một người nghiện rượu nặng, vì thế những lần say xỉn không còn biết trời đất là đâu diễn ra thường xuyên trong gia đình nó, đã trở thành một kí ức xấu hằn lên trong đầu mỗi khi nó nhớ lại. Ngày đó tuy còn là một đứa nhỏ nhưng nó hiểu và chấp nhận một điều rằng bố nó có thể chén lên chén xuống trong những bữa mà nó gọi là cỗ, còn với những bữa cơm bình thường ở nhà mà chỉ có nó, chị nó, mẹ nó và bố thì bố nó không nên say như vậy. Những lần say xỉn khiến bố nó không còn làm chủ được lời nói cũng như cảm xúc của chính mình. Ông bắt đầu chửi bới thậm chí là đánh mắng nếu ông cho là cần thiết để răn đe. Đồ đạc trong nhà có lúc mới sắm đã phải bỏ đi vì bị biến dạng do bố nó bực tức và ném đi...Nó không còn nhớ đã xin bố nó mấy lần để bố nó không xuống tay đánh mẹ nó...Một cảnh tượng mẹ khóc, con khóc hòa lẫn âm thanh chửi bới, quát nạt của bố nó khiến nó ám ảnh rất nhiều năm sau đó. Lần nó cho rằng mẹ nó đau nhất có lẽ là lần bố nó cầm cái chén ném thẳng vào đầu mẹ nó, máu chảy từ chán xuống mặt, nó sợ đến run người, mẹ nó một tay che vết thương, một tay ôm con che cho con... mẹ ôm nó, chị cũng ôm nó, nhưng có lẽ là không đủ...nó vẫn khóc, vẫn sợ.. Những kí ức tồi tệ đó chưa khi nào nó quên nó trách bố, trách ông không làm tốt nghĩa vụ của một người chồng, một người cha. Nó thèm khát bố nó được như những ông bố trên quảng cáo ở tivi mà nó vẫn thường được xem, nhưng đâu phải những gì nó muốn đều được...
Nếu cảm xúc trong nó là một thì cảm xúc ở mẹ nó sẽ là mười, nó còn bé có thể sau một ngày, một tuần hoặc một tháng là nó quên đi cái cảm xúc tồi tệ đó, nhưng mẹ nó thì không thế. Mẹ nó không phải là trẻ con như nó, có thể quên nhanh sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Sự nhẫn nại và chịu đựng của mẹ nó có lẽ đã hết. Nó biết chắc điều đó bởi môt ngày, vô tình chính mắt nó đã nhìn thấy tờ giấy "Đơn ly hôn" mà mẹ nó dấu kĩ trong tủ, nó không biết mẹ nó đã viết từ khi nào, cầm tờ giấy trên tay, nó chẳng hiểu cảm xúc của mình là như thế nào, chỉ biết lúc đấy nó khóc, nước mắt cứ thế trào ra mặc dù không ai đánh nó, mắng nó, cũng không ai đánh hay mắng mẹ nó cả. Thế tại sao nó lại khóc? Cất tờ đơn vào đúng vị trí cũ, nó lờ đi như chưa từng nhìn thấy thứ gì...Nhưng mọi thứ cần đến sẽ đến chỉ là sớm hay muộn mà thôi, vài ngày sau mẹ nó quyết định nói cho nó biết những điều mẹ nó nghĩ và có lẽ sẽ nói về cả tờ đơn mà mẹ đã viết.
- Mẹ sẽ về ngoại? Con ở nhà với bố được chứ?
-Mẹ về ngoại bao lâu?
-Mẹ chưa biết, có thể là rất lâu.
-Vì sao mẹ lại về ngoại ạ?
-Mẹ thấy mệt mỏi lắm rồi...
Nó chững lại rất lâu như để nghĩ kĩ lại toàn bộ mọi thứ trước khi quyết định. Nó nói:
-Tùy mẹ thôi, con chỉ là một đứa trẻ con, con không hiểu cảm xúc của người lớn, cũng chẳng biết đâu là đúng là sai, cả mẹ và bố đều là người lớn cả rồi, chắc chắn sẽ biết nghĩ hơn con nhiều nên nếu mẹ nghĩ về ngoại là hợp lý thì mẹ cứ về ạ, con ở nhà cũng được.
Mẹ nó không nói gì, cả hai mẹ con đều im lặng....Nó không biết có phải vì câu nói của nó ngày đấy không mà sau hôm đấy nó thấy mẹ không đi đâu cả, cũng không nhắc đến tờ đơn hay bất cứ điều gì có liên quan đến chúng.
Nó trách bố nó nhiều lắm, nhưng nó cũng thương ông nhiều và trong nó có lẽ tình thương đã nhiều hơn sự trách móc. Khi không có bất cứ thứ nước có nồng đồ cồn nào trong người thì với nó, bố là người tuyệt vời nhất, nó nhớ đến những lần ông chở nó trên chiếc xe đạp cà tàng để đưa nó đi ăn phở, còn bố thì chỉ ăn một suất cơm bình dân và bảo nó "Con ăn đi, phở này bố ăn suốt rồi, nay bố ăn cơm vì bố thèm cơm", nó nhớ những lần bố nó cho nó ngồi trên vai và đưa nó ra sông của làng để tập bơi, nó nhớ đã có lần bố nó cãi nhau với ông bác sĩ ở trạm xá vì ông ấy không đến tiêm đúng giờ cho con gái bố, nó nhớ những lần bố bảo với mẹ nó "mẹ mày thích ăn gì mai bố mua" hay là "mẹ mày có đi khám bệnh không, dạo này bố thấy mẹ mày mệt thế"...và còn nhiều hơn thế nữa, nó biết thực sự bố nó yêu nó, yêu chị nó cũng yêu mẹ nó rất nhiều, chỉ là...chỉ là đôi khi ông không biết mình đang nói gì, đang làm gì do có những thứ tác động vào mình.
Sau lần hai mẹ con nói chuyện, mẹ nó có lẽ đã nói gì đó với bố...và nó thấy, cả bố và mẹ đã có điều thay đổi, những cãi vã vẫn còn nhưng ít đi rất nhiều, quan trọng hơn cả là nó không còn thấy bố đánh mẹ nó nữa. Những lần say rượu bố vẫn cứ càm ràm, mắng chửi nhưng mẹ nó thì hoàn toàn im lặng, không nói gì và đứng dậy đi chỗ khác... nó học theo mẹ cũng đứng lên đi ra ngoài. Mẹ nó đã tìm ra một cách thực sự hợp lý, để có thể duy trì sự yên bình của một gia đình trong nhiều năm qua và cho đến tận bây giờ. Nó thương mẹ nhiều, nó biết mẹ đã vì nó mà chịu đựng rất nhiều, rất nhiều...nhưng nó cũng thương bố nó, bởi nó có mặt trên đời này là thành quả từ tình yêu của bố mẹ nó, chẳng qua thời gian và một số yếu tố làm bố nó không còn được như thời còn yêu mẹ nó, nhưng nó biết tình yêu của cả bố và mẹ dành cho nó đều giống nhau, có khác thì chỉ khác ở cách thể hiện mà thôi..và với nó gia đình vẫn là tài sản giá trị nhất mà nó có được khi đặt chân đến thế giới này.
Theo Iblog
Con gái ngày nào cũng nói với mẹ già mất trí: 'Mẹ ơi, con có thai rồi' Mẹ ơi, cuối cùng con cũng có thai rồi. Chắc chắn là nhờ thuốc của mẹ, nhờ công lao của mẹ đấy... Mẹ cô là 1 người phụ nữ số khổ, sau khi lấy chồng vào năm 20 tuổi, vì biết vợ không thể sinh con, ông đã thẳng chân đá vợ ra khỏi cửa. Từ đó, bà cũng sống cô độc 1...