Dân vùng động đất “chê” nhà của EVN xây
Số lượng nhà tái định cư công trình thủy điện Sông Tranh 2 do EVN đầu tư xây dựng đang bị bỏ hoang khá nhiều. Có một số ngôi nhà lại được trưng dụng làm nơi nhốt trâu, bò.
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Người dân ở các khu TĐC rất bức xúc về việc thiệt hại do động đất. Trong khi khu tái định cư này xây dựng chất lượng quá kém, chỉ cần một trận động đất nhỏ cũng làm nó xuống cấp trầm trọng, vậy mà chẳng thấy chủ đầu tư đến tu bổ, khắc phục gì cả”.
Hôm qua, 19/9, UBND huyện Bắc Trà My tổ chức cuộc họp khẩn với Ban Quản lý dự án thủy điện 3 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị chủ đầu tư Thủy điện Sông Tranh 2 cùng một số xã bị ảnh hưởng nặng nhất do động đất gây ra nhằm bàn giải pháp khắc phục và ứng phó.
Chất lượng nhà tái định cư do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng không đảm bảo nên rất nhanh xuống cấp
Bị thiệt hại nặng nề nhất trong các trận động đất vừa qua là ngôi nhà của bà Hồ Thị Thô ở thôn 3, xã Trà Đốc, đã được chủ đầu tư tu sửa lại nhưng bà vẫn chưa cảm thấy yên tâm. “Mặc dù được bên thủy điện cho người xuống sửa lại ngôi nhà bị động đất làm hỏng, tuy nhiên gia đình tôi vẫn chưa yên tâm. UBND xã bảo sẽ đi nghiệm thu, nếu thấy đảm bảo mới cho gia đình tôi vào ở, còn không không cho gia đình tôi vào ở vì sợ động đất mạnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng”, bà Thô nói.
UBND huyện Bắc Trà My cũng thống kê được có 38 căn nhà tái định cư bị bỏ hoang, đang bị xuống cấp trầm trọng. Chắc chắn con số này sẽ không dừng lại ở 38 mà còn cao hơn nữa. Vì người dân địa phương có tâm lý lo sợ động đất và sợ ở trong nhà xây bằng xi măng, gạch. Nhiều nhất phải kể đến xã Trà Đốc có 24 ngôi nhà, xã Trà Bui 11 ngôi nhà và Trà Giác có 2 ngôi nhà bị bỏ hoang, xuống cấp.
Người dân xã Trà Đốc bắt đầu làm nhà sàn bằng gỗ để ở cho an toàn
Theo quan sát, mỗi ngôi nhà TĐC được xây dựng trên diện tích khoảng 100m2, bằng xi măng, cốt thép, có kinh phí gần 100 triệu đồng. Trong khi người dân nơi đây bị Thủy điện Sông Tranh 2 lấy đất đai, ruộng vườn, nhà cửa để thi công công trình là đồng bào dân tộc thiểu số chỉ sinh sống, ăn ở quen với ngôi nhà sàn. Vì vậy số lượng nhà do EVN đầu tư xây dựng bị bỏ hoang nhiều hơn. Có một số ngôi nhà lại được trưng dụng làm nơi nhốt trâu, bò.
Ông Hồ Văn Xanh, một người dân tại khu tái định cư ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My cho biết: “Từ ngày nhường đất cho việc xây dựng Thuỷ điện Sông Tranh 2, gia đình tôi được đến ở khu tái định cư giữa rừng phòng hộ, cuộc sống cơ cực trăm bề, nước sạch không có, không đất sản xuất, không nghề nghiệp, nhà ở xuống cấp nhanh quá. Để bám trụ lại nơi tái định cư này, chỉ còn cách phá rừng tìm đất làm nương rẫy, lấy gỗ làm nhà sàn để ở chứ dân chúng tôi chủ yếu ở nhà sàn quen rồi”.
Video đang HOT
Nhiều nhà tái định cư do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng bị bỏ hoang, xuống cấp do chất lượng kém
Tại cuộc họp chiều 19/9, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My đã yêu cầu chủ đầu tư phải có trách nhiệm với người dân nơi vùng dự án. ÔNg Tuấn nói: “Nước sinh hoạt của khu tái định cư có 11 hệ thống, nhưng phần lớn đều bị hư hỏng. Yêu cầu các bên liên quan sớm kiểm tra lại toàn bộ, đồng thời khẩn trương xây dựng bổ sung thêm một số đập dâng đầu nguồn, bể chứa và đào giếng nước tạo nguồn cung cấp nước độc lập, đồng thời sửa chữa khắc phục hệ thống hiện có, sau đó giao lại cho xã, thôn và người dân hưởng lợi lâu dài. Đề nghị chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ 24 tháng gạo cho người dân nữa”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, ông Vũ Đức Toàn, Phó Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN cho rằng, không thể hỗ trợ thêm cho người dân 24 tháng gạo nữa, vì đơn vị đã hỗ trợ 36 tháng gạo cho người dân vùng dự án rồi. Việc này phải xin ý kiến EVN.
Ông Trần Anh Tuấn cho biết thêm, lãnh đạo huyện Bắc Trà My đã đăng ký và đã được chấp thuận cho phép tham dự cuộc họp của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì với nội dung “báo cáo kết quả xử lý thấm và cho phép tích nước hồ chưa Thủy điện Sông Tranh 2″ vào ngày mai (21/9) tại Hà Nội.
Tại cuộc họp quan trọng này, lãnh đạo huyện cho biết sẽ vẫn giữ nguyên quan điểm như đã phát biểu tại các cuộc họp gần đây với các bên liên quan và các phương tiện truyền thông là khi cho phép tích nước, cơ quan chức năng và người có trách nhiệm phải có cam kết trách nhiệm hẳn hoi về sự an toàn của công trình và tích nước ở mức độ chừng mực để theo dõi và có ứng xử hợp lý.
100 tấn gạo của UBND tỉnh Quảng Nam đã được chuyển lên huyện Bắc Trà My ngày nay để cấp phát cho người dân
Cũng trong ngày 19/9, 100 tấn gạo của UBND tỉnh Quảng Nam đã được chuyển lên cho huyện Bắc Trà My để cấp cho 2.357 nhân khẩu là người dân tái định cư tập trung của Thủy điện Sông Tranh 2, với mức 15kg/khẩu/tháng cấp trong thời gian 2 tháng và hỗ trợ cho các hộ dân không nằm trong diện tái định cư tập trung nhưng bị thiệt hại nặng về nhà cửa do động đất trên địa bàn.
Theo 24h
Đùng đùng động đất lúc nửa đêm
Hiện nay, người dân Bắc Trà My, Quảng Nam và các huyện lân cận bị ảnh hưởng bởi rung chấn động đất đang vô cùng lo lắng, bất an, ăn ngủ không yên, sinh hoạt hàng ngày đảo lộn.
Sáng nay (19/9), ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) xác nhận, đêm qua 18/9, trên địa bàn xã lại xảy ra hai đợt rung chấn nhẹ: đợt thứ nhất xảy ra lúc 22h50 và đợt thứ hai xảy ra vào khoảng hơn 23h.
Trong đó người dân nơi vùng bị ảnh hưởng đã, đang tự tìm cách đối phó động đất bằng cách không ở nhà xây nữa mà chuyển qua ở nhà tạm làm bằng gỗ và tre, nứa. Trong khi mùa mưa bão đang đến, dung lượng hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 đang dâng cao dần, vì thế tần suất và cường độ động đất ngày một mạnh hơn.
Theo ghi nhận những ngày này, người dân huyện Bắc Trà My vẫn chưa hết bất an, lo lắng do các đợt rung chấn mạnh xảy ra liên tiếp, đặc biệt là trận động đất mạnh 4,2 richter xảy ra tối 3/9. Người dân chỉ suy nghĩ "động đất là chết" và chạy không kịp. Theo chủ quán cà phê có nhà ngay trung tâm thị trấn Trà My, từ khi có hiện tượng xảy ra động đất, quán của chị cũng thưa khách hơn trước vào ban đêm khi chưa có động đất. "Trận động đất tối 3/9 nghe đâu mạnh đến 4,2 richter chi đó, tui thấy mạnh khủng khiếp, khách đang ngồi uống cà phê trong quán phải bỏ chạy ra ngoài đường tán loạn. Cứ thế dần dần người dân có tâm lý lo ngại và sợ sệt động đất xảy ra vào ban đêm lắm", chị nói trong lo lắng.
Người dân huyện Bắc Trà My bắt đầu lo sợ ở nhà xây, phải đóng cửa dựng lều gỗ ở tạm.
Mỗi trận động đất là nhà cửa người dân bị hư hỏng
Việc buôn bán của người dân vùng động đất dạo này khó khăn hơn trước
Đến nay, ông Mạc Xuân Nguyên, ở thôn 6 xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My cách Thủy điện Sông Tranh 2 hơn 25km, vẫn chưa hết lo ngại: "Mặc dù tôi ở trên đập Thủy điện Sông Tranh 2, nhưng trận động đất nào xảy ra dù lớn hay nhỏ đều nghe đùng đùng, ầm ầm hết. Có đêm đang nằm ngủ suýt rơi xuống đất luôn. Sợ động đất lắm".
Đặc biệt, những người dân sống dưới sát chân đập Thủy điện Sông Tranh 2 nổi lo sợ càng lớn hơn, y như rằng đang sống dưới &'&'quả bom" nước ập đến bất cứ lúc nào. Bà Thuyền có nhà ở phía dưới đập Thủy điện Sông Tranh 2 nói: &'&'Ở miền núi này, ban đêm vốn âm u, khoảng 7 - 8 giờ tối là đóng cửa nhà ngủ hết. Tuy nhiên, dạo này động đất xảy ra nhiều quá, đang ngủ nghe tiếng nổ đùng đùng làm rung lắc cả ngôi nhà. Bí quá, người dân chỉ biết cầm xoong nồi đập vào nhau để làm âm thanh báo động lẫn nhau chạy thoát ra đường lánh nạn. Sống kiểu này miết ai mà chịu cho nổi, bây giờ có bán nhà đi nơi ở mới cũng chẳng có ai dám mua".
Người dân lội bì bõm dưới nước để di tản đồ đạc do Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm gập
Để vào được làng, người dân phải dùng thuyền nan
Không những người dân nơi đây lo sợ động đất là chết, mà cả một số người ở TP.Tam Kỳ lên các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My công tác, cũng tranh thủ giải quyết công việc nhanh nhất trong ngày rồi đón xe đò hoặc chạy xe máy về nhà. Vì lo sợ phải ở lại ban đêm nếu xảy ra động đất mạnh thì không biết chuyện gì đến với mình.
UBND tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành trung ương. Đồng thời, tỉnh đã cấp cho huyện Bắc Trà My 100 tấn gạo để hỗ trợ người dân sống trong vùng tái định cư công trình Thủy điện Sông Tranh 2 đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực do thiếu đất sản xuất và hoang mang lo sợ vì động đất kéo dài.
Nét mặt người dân vùng động đất lúc nào cũng lo lắng và căng thẳng
Trẻ em ở khu vực động đất Thủy điện Sông Tranh 2 đã biết động đất và lúc nào cũng sẵn nước uống trong tay
UBND huyện Bắc Trà My cũng cho biết, Tỉnh ủy vừa chủ trương chuyển hơn 800ha đất trong lâm phận do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh 2 quản lý sang đất sản xuất để giúp người dân trong khu tái định cư Thuỷ điện Sông Tranh 2 có đất canh tác. Hiện chính quyền huyện và Ban Quản lý dự án thủy điện 3 đang xác lập hồ sơ để giải thửa diện tích đất này.
Được biết, ngày 29/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ về làm việc với người dân để làm rõ các trận động đất vừa qua cũng như sự an toàn của đập. Chuyến đi sẽ có đầy đủ các cơ quan liên quan và nhà khoa học để khẳng định lần cuối.
Đặc biệt, khu tái định cư thôn 3 của xã Trà Đốc, có hơn 2.300 nhân khẩu, hàng chục ngôi nhà tái định cư đóng cửa. Người dân đã bỏ nhà xây do Thủy điện Sông Tranh 2 đầu tư xây dựng, vào dựng nhà gỗ trong rừng ở để tránh động đất.
Theo 24h
17 trận động đất trong vòng một tháng Sáng qua 17-9, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã ghi nhận 2 trận động đất. Theo đó, trận đầu tiên diễn ra vào lúc 0h27. Vào thời điểm này, người dân ở khu vực huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đang ngủ thì nghe trong lòng đất phát ra tiếng nổ, nhiều người nháo nhào bật dậy, chạy ra khỏi...