Dàn vũ khí tối tân của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Việc lính gìn giữ hòa bình Trung Quốc phải rút lui trước cuộc tấn công có xe tăng yểm trợ của phiến quân Nam Sudan dẫn tới câu hỏi phải chăng lực lượng này thiếu vũ khí hạng nặng?
Nhận định trên là thiếu chính xác, Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vẫn được trang bị vũ khí hạng nặng, thậm chí còn rất phong phú về chủng loại.
Họ có trong biên chế đầy đủ xe thiết giáp bánh lốp, xe bọc thép trinh sát, xe chiến đấu bộ binh, thậm chí còn bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT).
Trong ảnh là xe thiết giáp chở quân Otokar Cobra I do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Đoàn xe chiến đấu bộ binh BMP-2 di chuyển trên một con đường đất thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ấn Độ là một trong những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, họ đã gửi đi những đơn vị tinh nhuệ cũng như nhiều phương tiện chiến đấu tốt nhất của mình. Trong ảnh là đoàn xe tăng T-72 của họ được triển khai tại Somalia.
Video đang HOT
Xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-56 của Pháp, một trong những chiếc MBT tối tân nhất hiện nay, sức mạnh “ăn đứt” mọi phương tiện thiết giáp của bất cứ lực lượng phiến quân nào trên thế giới.
Trong các đơn vị lính gìn giữ hòa bình, không khó khăn để bắt gặp cả những chiếc xe yểm trợ hỏa lực mang pháo bắn thẳng sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh hơi…
… hay cả những khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lớn.
Để tăng cường khả năng cơ động, phản ứng nhanh, các quốc gia đóng góp quân còn gửi cả trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu chuyên nghiệp. Trong ảnh là một chiếc trực thăng đa dụng Mi-17 mang màu sơn trắng của UN.
“Xe tăng bay” Mi-24 của Không quân Ukraine hoạt động tại Cộng hòa Uganda trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Trực thăng vũ trang AH-2 Rooivalk của Nam Phi bay trên bầu trời Cộng hòa Dân chủ Congo.
Chiếc UAV trinh sát trên một sân bay quân sự, phía sau có thể thấy số lượng hùng hậu cũng như chủng loại phong phú của các trực thăng phục vụ trong Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Theo Soha News
Sĩ quan người Việt kể chuyện làm nhiệm vụ ở Trung Phi
Ba sĩ quan đầu tiên của VN được cử đến làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Cộng hòa Trung Phi, sau chuyến đi thành công của hai sĩ quan người Việt tiên phong làm nhiệm vụ ở Nam Sudan.
Từ trái qua: Trung tá Thành, thiếu tá Kiên và thiếu tá Hiệp cùng trẻ em Trung Phi - Ảnh: H.T.K.
Trở về sau thời gian làm nhiệm vụ, nhiều câu chuyện vui buồn còn đọng lại mãi trong đời quân ngũ của ba cán bộ Trung tâm Gìn giữ hòa bình VN (Bộ Quốc phòng): trung tá Nguyễn Xuân Thành, thiếu tá Vũ Văn Hiệp (làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu đào tạo) và đại úy Hoàng Trung Kiên (làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu quân sự về trang bị - qua Trung Phi 1 tháng, anh Kiên được Bộ Quốc phòng quyết định thăng quân hàm thiếu tá trước niên hạn).
Lịch sử chiến tranh VN, nhất là các trận đánh lớn trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, đặc biệt là trận Điện Biên Phủ, được đưa vào tài liệu giảng dạy quân sự của nhiều quốc gia. Có nhiều người rất hiểu biết về các vị tướng nổi tiếng của VN, đặc biệt là đại tướng Võ Nguyên Giáp Thiếu tá HOÀNG TRUNG KIÊN
Đến đất nước bất ổn và xung đột
Thiếu tá Kiên kể Trung Phi như vùng rừng núi VN những năm 1960. Sân bay quốc tế Bangui M'Poko như ga tàu hỏa ở huyện miền núi. Xung quanh sân bay là các trại tị nạn của LHQ với những chiếc lều làm bằng nilông, tường đắp đất.
Nhiệm vụ của sĩ quan tham mưu quân sự về trang bị là chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động trang thiết bị của các nước cử quân đến phái bộ làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ kể từ lúc họ chuyển thiết bị đến phái bộ. Tại Trung Phi có ba bệnh viện dã chiến cấp 2 với rất nhiều trang thiết bị liên quan đến y tế và thiết bị tự phục vụ. Đó là chưa kể trang thiết bị của gần 40 đơn vị đóng quân ở các phân khu. Mỗi đơn vị có 100 - 200 trang thiết bị.
Thiếu tá Kiên cho hay: "Điều khó nhất là mình phải biết mỗi trang thiết bị như thế nào là hoạt động tốt, thế nào là hỏng. Tôi có 2-3 tháng đầu đi theo những người trong bộ phận dân sự đã làm nhiều năm để học việc, cẩn thận ghi chép tiêu chuẩn từng trang thiết bị rồi nhớ. Sau 3-4 tháng mình đã có thể là người chủ trì, người mới lại theo mình học việc. Có những lỗi người ta cố giấu đi. Mình là người của LHQ phải tìm ra" - thiếu tá Kiên nhớ lại.
Một quý, sĩ quan tham mưu quân sự về trang bị phải đi kiểm tra một lần ở gần 40 đơn vị. "Chúng tôi không đi được bằng ôtô vì đường rất xấu. Tất cả di chuyển bằng trực thăng. Các trực thăng của LHQ ở Trung Phi thường bị hỏng máy điều hòa. Thời tiết rất thất thường, khu vực sân bay toàn ở đồi núi, bãi cát nên rủi ro về tai nạn hàng không luôn rình rập. Vì thế, hằng ngày, hằng tuần các đơn vị cử quân đến Trung Phi đều có báo cáo về tai nạn, thương vong".
Thiếu tá Hoàng Trung Kiên cho biết các đơn vị của gần 40 quốc gia đến từ ba châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu.
Thiếu tá Hoàng Trung Kiên cho hay: "Vui nhất là gặp mấy bạn Campuchia, toàn nói tiếng Việt với mình. Mình kiểm tra thấy các trang thiết bị của Campuchia mang qua toàn "Made in Vietnam". Mấy bạn khoe với mình là học ở Lục quân, từng sống ở TP.HCM một thời gian. Lịch sử chiến tranh VN, nhất là các trận đánh lớn trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, đặc biệt là trận Điện Biên Phủ, được đưa vào tài liệu giảng dạy quân sự của nhiều quốc gia. Có nhiều người rất hiểu biết về các vị tướng nổi tiếng của VN, đặc biệt là đại tướng Võ Nguyên Giáp" - thiếu tá Kiên tự hào.
Tình hình an ninh ở Trung Phi rất phức tạp. Nhân viên LHQ được khuyến cáo "rất hạn chế đi ra ngoài khi không có lực lượng bảo vệ đi cùng". Có hôm đạn bắn vèo vèo ngoài cổng, sáng đi làm anh em thấy đầu đạn, vỏ đạn lăn lóc trong sân, thiếu tá Kiên kể thêm.
Ba sĩ quan VN cùng một nhân viên Liên Hiệp Quốc bên vườn rau tự trồng - Ảnh: H.T.K.
Ngày Quốc khánh VN ở Trung Phi
Thiếu tá Vũ Văn Hiệp - một trong hai người làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu đào tạo tại Trung Phi - cho biết phòng đào tạo nằm trong Sở Chỉ huy của phái bộ. Phòng có bốn người đến từ bốn quốc gia: Bangladesh, Pakistan, VN và trưởng phòng người Serbia. Nhiệm vụ của phòng là đào tạo khóa huấn luyện tổng hợp cho những sĩ quan, quân nhân mới đến phái bộ về nội quy, chính sách, sứ mệnh của phái bộ, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan bộ phận trong phái bộ, tổ chức các khóa huấn luyện bảo vệ trẻ em, dân thường, bình đẳng giới...
Kỷ niệm đặc biệt nhất là lần ba anh em tổ chức Quốc khánh 2-9. "Chúng tôi tổ chức buổi lễ hoành tráng ở Sở Chỉ huy phái bộ và không ngờ rất nhiều người dự - thiếu tá Vũ Văn Hiệp kể - Mình mời 100 người nhưng hôm ấy có gần 170 người dự, chật kín hội trường. Nhìn quốc kỳ VN được kéo ngang cờ LHQ, nghe quốc ca vang lên giữa hàng trăm bạn bè quốc tế, lúc đó mình xúc động lắm. Ba anh em hát quốc ca trên nhạc nền trước gần 170 con người, cảm giác thật thiêng liêng. Đó là lần đầu tiên có lá cờ VN được kéo lên ở một phái bộ LHQ. Sở Chỉ huy phái bộ có 50 quốc gia thì hôm đó có đại diện của 43 quốc gia tham dự. Bảy quốc gia còn lại bận công tác xa".
Anh hào hứng cho biết: "Bạn bè quốc tế ngạc nhiên, họ nói không hình dung mình chỉ có ba người mà tổ chức được như vậy vì những quốc gia trước nếu ít người thì chỉ làm đơn giản. Có quốc gia đi mấy chục sĩ quan, có mấy trăm quân ở Sở Chỉ huy phái bộ mà còn không tổ chức được như vậy.
Thiếu tá Hiệp cho biết để chuẩn bị tổ chức lễ Quốc khánh, ngoài giờ làm, anh em tranh thủ chuẩn bị mọi thứ: thuê hội trường, loa đài, chuẩn bị bảng trình chiếu giới thiệu đất nước, con người, quân đội nhân dân VN. Có cả sách báo, tài liệu và biểu tượng mặt trống đồng, chùa Một Cột, 70 áo phông có chữ "Hello Vietnam" hoặc in cờ VN làm quà tặng.
Ba anh em thức đêm làm nem cuốn, cơm rang. Mấy món đó và món lạc rang húng lìu hết sạch. Nhiều người ở lại trò chuyện từ 16g đến tận 20g. Họ rất cảm kích, cùng uống bia, chia sẻ và bày tỏ sự ngưỡng mộ. "Sau hôm đó tôi đi công tác ở phân khu Đông, một số sĩ quan chỉ huy của các quốc gia ở phân khu bảo "nghe kể hôm trước ngày Quốc khánh VN các anh tổ chức hoành tráng lắm" - thật sự mình cảm thấy tự hào vì ít nhiều anh em cũng làm cho nhiều người biết về sự hiện diện của VN ở đó, biết về ngày quốc khánh của đất nước mình" - thiếu tá Hiệp tâm sự.
Theo Tuổi Trẻ
TTK Ban Ki-Moon: Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam! Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon: "Tôi cúi đầu, nghiêng mình trước những sĩ quan Việt Nam đã đi một chặng đường dài tới tận Nam Sudan và CH Trung Phi để giúp đỡ những người khốn khổ". TTK LHQ Ban Ki-moon: Lực lượng gìn giữ hòa bình VN tuyệt vời! QĐNDVN vươn ra biển lớn Sau hai năm kể từ ngày chính...