Đàn voi rừng hung dữ kéo về quật bật gốc 100 cây xoài, 50 cây dừa
Theo một số người dân, chỉ trong vòng 4 ngày, từ 29-3 đến 1-4, voi rừng lại tiếp tục xuất hiện tại khu vực ấp 5, xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) và phá nát nhiều vườn trái cây, gây thiệt hại lớn.
Theo thống kê ban đầu, có 6 hộ dân bị voi phá hoại khoảng 5 tạ xoài, quật bật gốc gần 100 cây xoài, hơn 50 cây dừa, phá nhánh cành của gần 100 cây ăn trái các loại và hơn 30 ống tưới nước…
Đàn voi hung dữ liên tiếp phá hoại rẫy của người dân
Dù đã dùng nhiều biện pháp để đuổi voi như: thắp bóng đèn, mở âm thanh hoặc nổ khí đá nhưng voi rừng vẫn không sợ mà liên tiếp đ i vào rẫy kiếm thức ăn, dẫm nát nhiều cây ăn trái của người dân. Những ngày qua, người dân cho biết đàn voi ra khỏi rừng có khoảng 7 con, trong đó có 2 voi con.
“Chúng tôi rất mong chính quyền sớm xây dựng hàng rào điện tử để người dân có cuộc sống ổn định, chăm lo sản xuất phát triển kinh tế. Chứ cứ như hiện nay thì mọi công sức của chúng tôi đều bị phá nát hết” – ông Nguyễn Văn Thanh, một hộ dân xã Thanh Sơn cho biết.
Được biết, hàng rào điện tử được triển khai xây dựng có chiều dài 50km chạy dọc qua các xã: Mã Đà, Phú Lý ( huyện Vĩnh Cửu) đến Thanh Sơn (huyện Định Quán) để ngăn chặn voi rừng ra ngoài.
Video đang HOT
Nhưng hiện nay, hàng rào chỉ mới hoàn thành được 30km, còn lại 20km vẫn đang còn chờ nguồn kinh phí. Voi rừng sau khi thiếu thức ăn và nước uống mùa khô đã thường xuyên đến rẫy của người dân phá hoại mùa màng, nhà cửa gây hoang mang, lo lắng cho người dân.
Theo Tố Tâm (Báo Đồng Nai)
Bảo tồn văn hóa nhưng lại "bức tử" voi (?)
Mặc dù đều đã lớn tuổi, nhưng những con voi hiếm hoi còn sót lại ở Đăk Lăk vẫn phải oằn lưng trong những hoạt động hết sức nặng nhọc.
Liệu vài năm tới, Đăk Lăk có còn voi để tham gia các hoạt động được gọi với cái tên mỹ miều là "bảo tồn văn hóa dân tộc"?
Bảo tồn hay bức tử?
Mặc dù được Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) có văn bản đề nghị bỏ các hoạt động có tính đối kháng mạnh với voi, nhưng cuối cùng UBND tỉnh Đăk Lăk vẫn đưa vào "Hội voi Buôn Đôn" (một hoạt động trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 vừa qua) với các nội dung như: Voi đá bóng, voi chạy 100m, voi vượt sông...
Nhiều du khách không hài lòng khi thấy nài voi dùng gậy sắt để "hành hạ" voi. Ảnh: Duy Hậu
Tại đây, 15 con voi có tuổi đời từ 35 - 40 được chọn ra để tham gia lễ hội. Theo Ban tổ chức, Hội voi nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Buôn Đôn; nâng cao ý thức, tinh thần tự hào về truyền thống văn hóa các dân tộc. Đây cũng là dịp tôn vinh những chú voi nhà, biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng, đồng thời, là biểu tượng văn hóa của huyện Buôn Đôn. Và đây cũng là một hoạt động được xem là nhằm thúc đẩy du lịch ở địa phương.
Tại lễ hội này, xuất phát từ văn bản đề nghị của Tổ chức động vật châu Á, lãnh đạo tỉnh đã đề nghị các nài voi không được dùng các công cụ như móc sắt, búa gỗ để đánh đập, làm tổn thương voi và không bắt voi tham gia các hoạt động quá sức. Tuy nhiên, trên thực tế, muốn voi tuyệt đối tuân theo sự điều khiển của mình, các nài voi buộc phải dùng "biện pháp mạnh". Anh Y Thế (xã Krông Na) - một nài voi tham gia hội voi cho biết, tiếng cồng chiêng, tiếng hàng trăm người hô hào sẽ làm voi mất bình tĩnh. Mặc dù đã được thuần dưỡng, nhưng nếu voi bị kích động thì cũng sẽ gây ra hậu quả hết sức khó lường. Thế nên, để đảm bảo an toàn cho du khách, anh buộc phải dùng gậy sắt và búa để điều khiển voi.
Lễ hội đã qua, nhưng hình ảnh những chú voi bị "bạo hành" vẫn khiến không ít du khách cảm thấy xót xa.
"Có nhiều cách để thu hút khách du lịch chứ không nhất thiết phải lạm dụng voi làm trò tiêu khiển. Tôi thấy trong các cuộc thi vì cố gắng đạt giải mà các nài voi dùng búa gỗ, dùng gậy sắt đánh voi là không được. Voi nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta đang kêu gọi người dân chung tay bảo vệ động vật. Thế nhưng các hoạt động tại lễ hội này lại đi ngược lại" - anh Hoàng Quốc - du khách từ TP.HCM chia sẻ.
Chị Thu Hồng - nữ du khách khác cùng đoàn bức xúc: "Việc hành hạ voi bằng cách dùng gậy sắt đâm vào người là đi ngược với chủ trương bảo tồn loài động vật này. Tôi muốn nhìn những con voi thảnh thơi dạo chơi và thực hiện các hoạt động tự nhiên hơn là bị con người gò ép theo ý của mình. Có thể việc đó khiến nhiều người thích thú nhưng liệu chúng ta có nên mua vui bằng những hành động bạo lực với voi như vậy?".
Theo ông Vũ Văn Đông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, sau khi có văn bản kiến nghị của AAF, UBND tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức nhiều cuộc họp (cả những cuộc họp với dân) mới đi đến thống nhất trong việc tổ chức Hội voi Buôn Đôn. Ông Đông cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho voi, các hoạt động mang tính đối kháng mạnh đã được cắt giảm bớt thời gian. Những con voi tham gia cũng được lựa chọn và được cho nghỉ dưỡng một thời gian.
Đàn voi giảm 90% sau 30 năm
Có nhiều cách để thu hút khách du lịch chứ không nhất thiết phải lạm dụng voi làm trò tiêu khiển. Tôi thấy trong các cuộc thi vì cố gắng đạt giải mà các nài voi dùng búa gỗ, dùng gậy sắt đánh voi là không được...". anh hoàng quốc - du khách từ TP.hcm
Chỉ trong vòng 30 năm qua, đàn voi ở Đăk Lăk đã giảm đến hơn 90%, từ hơn 500 con còn 45 con (26 con cái và 19 con đực). Trong số voi còn lại này có 17 con hết khả năng sinh sản, 25 con có độ tuổi từ 30-45 và chỉ có 4 con dưới 30 tuổi. Số voi cái nằm trong độ tuổi sinh sản chỉ còn 8 con. Hiện ngoài 17 con voi của các công ty và tổ chức, số còn lại là của người dân và chủ yếu vẫn phục vụ cho du lịch (chở khách). Chúng thường bị xiềng xích để phục vụ con người, không được tự do trong môi trường tự nhiên. Đây cũng là một trong những lý do khiến hơn 30 năm nay, không có một "chú voi con" nào ra đời.
Mới đây, Tổ chức Động vật châu Á đã hỗ trợ 65.000USD trong thời gian 5 năm cho Vườn Quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện cùng voi. Số tiền trên được sử dụng vào việc xây dựng khu chăn thả, trồng thêm cây thức ăn cho voi, trả kinh phí chăm sóc voi...
Với mô hình mới này, du khách sẽ được đứng từ xa theo dõi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của voi như: Ăn, tắm, ngủ, chạy nhảy... Đánh giá của Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk, qua hơn 8 tháng áp dụng mô hình, những con voi ở Vườn quốc gia Yok Đôn đã khỏe mạnh và sung mãn hơn nhiều so với trước. Chúng không bị ốm vặt và mập mạp hơn những con voi phục vụ chở khách ở các khu du lịch.
Ông Huỳnh Trung Luân - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk cho biết, đơn vị đang tiếp tục kêu gọi Tổ chức Động vật châu Á và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính để nhân rộng mô hình này.
Tuy nhiên, mô hình này còn mới so với Việt Nam, do đó hiệu quả trong kinh doanh du lịch chưa được đáp ứng so với hoạt động cũ. Trong khi đó, phần lớn chủ sở hữu voi là hộ gia đình, cơ sở tư nhân, mà Nhà nước vẫn chưa có kinh phí để hỗ trợ để chuyển đổi sang hoạt động này. Chính vì vậy, muốn voi nhà được "tự do" vẫn còn cần rất nhiều thời gian và sự quan tâm của các cơ quan liên quan.
Theo Danviet
Hành hạ voi để làm trò tiêu khiển là phản cảm Tổ chức Động vật châu Á (AAF) cho rằng, việc đánh đập voi để buộc chúng biểu diễn tại các sự kiện và các cuộc thi khác nhau là vi phạm quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Nguy hiểm rình rập từ voi Tháng 12.2014, Công ty Xiếc - Hài kịch Bình Minh (tỉnh Thái Bình) đã đưa một...