Dân vây nhà chủ tịch xã để phản đối hút cát
Huyện Tuy An (Phú Yên) đang xem xét tạm dừng thực hiện dự án nạo vét đất cát bồi lấp, thông luồng cảng cá Tiên Châu lạch Vạn Củi.
Chiều 4/3, ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An (Phú Yên), cho biết huyện đang xem xét để tạm dừng thực hiện dự án nạo vét đất cát bồi lấp, thông luồng cảng cá Tiên Châu – lạch Vạn Củi của huyện Tuy An. Lý do là người dân địa phương tập trung phản đối việc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Tư vấn đầu tư Quốc Bảo (gọi tắt là công ty Quốc Bảo) hút cát ở cửa biển Tiên Châu gây ra sạt lở, đe dọa đến khu dân cư ven biển với hơn 500 ngôi nhà.
Người dân xã An Ninh Tây tập trung ở cửa biển phản đối việc hút cát.
Trước đó, từ chiều 3/3, hàng trăm người dân xã An Ninh Tây tập trung trên cửa biển phản đối Công ty Quốc Bảo hút cát. Theo phản ánh của nhiều người dân, từ tháng 9-2015 đến nay, khi Công ty Quốc Bảo tổ chức hút cát, hàng trăm gia đình ở địa phương luôn sống trong tâm trạng bất an, lo lắng do xuất hiện tình trạng sạt lở.
Theo người dân, tại Bãi Dài – bãi cát dài gần 2 km gần cửa biển Tiên Châu như một kè chắn sóng tự nhiên bảo vệ cho ngôi làng ven biển này – đã xuất hiện sạt lở, nhiều cây cối biến mất. Người dân ủng hộ việc nạo vét để thông luồng cho tàu thuyền ra vào nhưng điều khiến họ bức xúc, phản đối là Công ty Quốc Bảo hút cát quá sâu, quá nhiều, không có kiểm soát. Ngay cả nhiều gia đình có tàu thuyền cũng phản đối việc khoét sâu vào lòng sông để hút cát khiến cát từ trong bờ đổ dồn ra. Mặt khác, bà con còn cho rằng việc hút cát không được kiểm tra, không khách quan trong giám sát vì tổ giám sát phần lớn là cán bộ xã, thôn được Công ty Quốc Bảo trả lương 3 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Phụng Ngoạn cho biết khi địa phương đến giải thích, vận động, người dân vẫn tập trung phản đối, sau đó xảy ra xô xát với một số cán bộ. Bà con cho rằng ông Lưu Minh Phương, Chủ tịch UBND xã An Ninh Tây, đã đánh một phụ nữ nên sau đó kéo đến nhà ông Phương la ó, đòi ngưng cho hút cát, gây mất trật tự địa phương.
“Người dân cho rằng chủ tịch xã đánh dân nhưng khi xem băng hình lại thì thấy ông Phương bị dân đánh. Sáng 4-3, tôi đã chủ trì cuộc làm việc để giải quyết sự việc. Trước mắt, chính quyền vận động người dân giải tán để ổn định an ninh trật tự. Người dân hãy bình tĩnh để cơ quan chức năng giải quyết, không được xô xát, ẩu đả, mất trật tự. Đầu tuần tới, UBND huyện sẽ tổ chức cuộc họp với người dân. Khi người dân ổn định mới tiếp tục nạo vét, nếu không thì phải tạm dừng” – ông Ngoạn nói.
Video đang HOT
Từ khi Công ty Quốc Bảo tiến hành hút cát, nạo vét cửa biển Tiên Châu, người dân địa phương đã hơn 10 lần tập trung phản đối./.
Theo_VOV
Cuộc chiến tranh 17-2-1979:Bản lĩnh kiên cường, dũng mãnh của Việt Nam
Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 bằng sự lãnh đạo tài tình, ý chí kiên cường và chiến thuật hợp lý.
Sau 3 tuần chiến đấu, quân dân Việt Nam đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân vào ngày 5-3-1979, với thiệt hại tới 62.000 quân và hàng trăm xe tăng, xe cơ giới.
Chúng ta cùng tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về nguyên nhân quân và dân Việt Nam có được chiến thắng trước đạo quân xâm lược "biển người" của Trung Quốc.
Những nguyên nhân khách quan:
Được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
Sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam, cộng đồng quốc tế - đặc biệt là các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ chúng ta, phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Ngày 19-2, Liên Xô đã ra Bản tuyên bố thứ nhất lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ và thực thi những cam kết của mình đối với Việt Nam, thông qua những điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam.
Đồng thời, Liên Xô cũng tiến hành những hoạt động tích cực tại Liên Hiệp Quốc nhằm đòi Trung Quốc chấm dứt chiến tranh và yêu cầu đưa "kẻ xâm lược" ra xét xử. Ngoài ra, nước bạn còn cử cố vấn sang giúp đỡ, tăng cường viện trợ hàng hóa và vũ khí cho Việt Nam.
Các nước Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ..., cùng với nhiều quốc gia châu Á, châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique... đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.
Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án hành động xâm lược và đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân, đồng thời phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và kêu gọi quốc tế cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba đã cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, nước này có thể sẽ đưa quân đến giúp đỡ Việt Nam.
Ngoài Hoa Kỳ trước đó đã ngấm ngầm ủng hộ và bật đèn xanh cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao thời kỳ đầu mở cửa của Bắc Kinh.
Nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới cũng đã đứng về phía nhân dân ta, tổ chức nhiều phong trào đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động ở khắp nơi trên thế giới.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế
Truyền thông thế giới cũng đồng loạt lên án những hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc và coi cuộc xâm lược này là sự thể hiện bản chất của một "siêu cường quân phiệt và bá quyền, có dã tâm dúng sức mạnh áp bức các nước láng giềng yếu hơn".
Sự phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa trong chính nội bộ Trung Quốc
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều tài liệu cho thấy, việc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ bị binh lính nước này nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của nó, mà còn có nhiều nhân vật thuộc tầng lớp cấp cao trong quân đội Trung Quốc phản đối gay gắt.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) đã bất bình nói rằng: "Diễu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được?".
Trong binh lính Trung Quốc thời đó đa phần không hiểu tại sao lại phải đánh Việt Nam, tâm lý đó đã dẫn đến tình trạng tự thương để trốn về tuyến sau, những người ở lại thì tinh thần chiến đấu sa sút, chỉ dựa vào số đông để ào ào tiến, lúc thua thì nhụt chí, bỏ chạy.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến quân ta mặc dù quân số ít hơn nhưng nhiều lần bẻ gẫy những đợt tấn công ồ ạt của quân địch. Yếu tố tâm lý tác động đến cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà cầm quyền Bắc Kinh như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ trong phần nguyên nhân thất bại của Trung Quốc.
Sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô
Về bản chất, phần này có thể đưa vào mục " sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế" nhưng sự ủng hộ về tinh thần và vật chất, cùng với những động thái quân sự của Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là vô cùng to lớn, có tác động mang tính quyết định đến cuộc chiến năm 1979. Do đó, phẩn này sẽ được trình bày thành một bài riêng, trong kỳ tiếp theo.
Theo_Báo Đất Việt
Chủ tịch Hà Nội thăm gia đình nạn nhân vụ xe "điên" đâm 3 người chết Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân trong vụ tai nạn xe "điên" đâm chết 3 người ơ Long Biên... Tin tức mới nhận, tối 29/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Trưởng Ban An toàn giao thông TP Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động...