Dằn vặt cả đời vì để khủng bố 11.9 lên máy bay
15 năm sau vụ khủng bố ngày 11.9, người soát vé Vaughn Allex vẫn cảm thấy ám ảnh, dằn vặt, bị mọi người xa lánh vì để hai tên không tặc lên máy bay, tạo nên thảm kịch kinh hoàng không lâu sau đó.
Vaughn Allex và vợ.
Theo NPR, vào ngày 11.9.2001, hai người đàn ông đến đến làm thủ tục lên chuyến bay 77 của hãng hàng không American Airlines, cất cánh từ sân bay quốc tế Dulles ở thủ đô Washington (Mỹ). Ông Vaughn Allex khi đó đã thực hiện công tác kiểm tra và cho họ đi qua một cách bình thường.
Tuy nhiên, ông Allex không ngờ rằng công việc ngày hôm đó lại khiến ông bị ám ảnh cả đời. Bởi đó chính là 2 trong 5 kẻ không tặc, đã chiếm quyền kiểm soát máy bay và đâm vào Lầu Năm Góc khiến toàn bộ 189 người thiệt mạng.
“Tôi không hề biết điều tồi tệ mà mình đã gây ra”, Allex nhớ lại. Nhân viên soát vé này chỉ biết chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau. “Tôi đến chỗ làm và mọi người không dám nhìn thẳng vào mắt tôi”. Một nhân viên cảnh sát đưa cho Allex tờ khai về chuyến bay.
Khi đó, Allex nhận ra rằng mình đã làm thủ tục cho gia đình một người về hưu trên chuyến bay , một nhóm sinh viên, cha mẹ và giáo viên của họ. “Và họ đã ra đi. Tất cả họ”.
Khi biết được chuyện gì đã xảy ra, Allex nói rằng mọi người không nói chuyện với ông nữa. Allex bắt đầu nghĩ mình là nguyên nhân khiến cho mọi chuyện tồi tệ diễn ra vào ngày định mệnh đó, rằng đáng ra ông có thể thay đổi được điều gì đó nếu như ông làm mọi việc khác đi.
Video đang HOT
Allex sau đó muốn tham gia tổ chức hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân thảm hoạ 11.9. Tuy nhiên, ông hiểu rằng họ phải trải qua nỗi đau mất mát người thân một cách quá lớn, khiến ông cảm thấy mặc cảm. “Làm sao tôi có thể ngồi trong phòng với những người đang khóc và đau buồn”.
Nếu họ đặt câu hỏi: ‘Vai trò của ông trong toàn bộ việc này là gì?”. Chẳng lẽ tôi lại nói: “Tôi đã làm thủ tục cho 2 kẻ không tặc để chúng lên máy bay”, Allex kể lại.
Lầu Năm Góc sau khi bị máy bay đâm trúng ngày 11.9.2001.
Nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng đã trôi qua như vậy với Allex. Đôi khi chỉ một người nào đó nhắc tới sự kiện 11/9 cũng khiến ông lại cảm thấy tội lỗi. Một lần, khi khách hàng nói với ông rằng chồng bà ấy đã thiệt mạng trong ngày hôm đó, Allex lại nghĩ đến câu nói: “Ông đã giết chồng tôi vào ngày 11.9″.
Allex chia sẻ, ông chưa bao giờ có thể hoàn toàn vượt qua được quá khứ. Ký ức về sự kiện kinh hoàng 11.9 vẫn luôn đeo bám theo ông bằng hình thức này hay hình thức khác. Nhưng khi thời gian trôi qua, Allex đã có đủ dũng cảm để chia sẻ những ám ảnh tội lỗi của mình.
“Tôi cảm thấy mình như bước ra khỏi bóng tối trong suốt 15 năm qua”, Allex nói. “Và giờ tôi đã có thể trở lại với ánh sáng”.
Vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Nhóm không tặc khi đó đã cướp 4 máy bay đang thực hiện chuyến bay nội địa Mỹ. Hai phi cơ lao thẳng vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở Manhattan, New York
Phi cơ thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc và chiếc máy bay cuối cùng rơi xuống cánh đồng gần Shanksville, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại những kẻ không tặc.
Theo Đăng Nguyễn – NPR (Dân Việt)
Nỗi dằn vặt của người soát vé để khủng bố lên máy bay ngày 11/9
Ngày 11/9/2001, hai người đàn ông tới quầy soát vé muộn để làm thủ tục lên chuyến bay 77 của hãng hàng không American Airlines cất cánh từ Washington. Khi ấy, người soát vé Vaughn Allex kiểm tra và để họ qua.
Ông Vaughn Allex và vợ, bà Denise. Ảnh: StoryCorps
Tuy nhiên, hai hành khách trên lại nằm trong nhóm 5 tên không tặc cướp máy bay và điều khiển nó lao vào Lầu Năm Góc, khiến 189 người thiệt mạng, bao gồm cả những kẻ khủng bố, theo NPR.
"Tôi không biết mình đã làm gì", Allex nhớ lại. Ông cũng không biết chuyện gì xảy ra cho đến tận hôm sau. "Tôi tới chỗ làm và thấy mọi người không nhìn thẳng vào mắt mình".
Các quan chức chính quyền đưa cho Allex một tờ khai về chuyến bay. "Tôi liếc qua nó trong giây lát sau đó ngẩng lên và bước đi. 'Tôi làm chuyện ấy ư, đúng là tôi sao'", ông chia sẻ.
Allex làm thủ tục cho gia đình một người về hưu trên chuyến bay, một nhóm sinh viên, cha mẹ và cả giáo viên của họ. "Tất cả đều đã ra đi", ông nói.
Allex cho biết mọi người ngừng trò chuyện với ông khi sự việc dần sáng tỏ. Ông bắt đầu nghĩ rằng mình là nguyên nhân khiến sự việc diễn ra, có lẽ ông đã thay đổi được điều gì đấy nếu làm khác đi.
Allex hiểu rõ rất nhiều người xung quanh ông đang phải nỗ lực vượt qua nỗi đau mất người thân yêu nhưng ông lại cảm thấy bất tiện khi tham gia các nhóm hỗ trợ.
"Làm sao tôi ngồi chung một phòng được với những người đang khóc than, đau khổ. Họ có thể sẽ nghĩ về vai trò của tôi trong vụ việc", Allex giãi bày. "Tôi nên nói gì với họ? 'Tôi đã làm thủ tục cho hai tên không tặc và để chúng lên máy bay".
Nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng trôi qua, Allex vẫn ôm trong lòng nỗi dằn vặt như thế. Chỉ cần ai đó nhắc tới sự kiện 11/9 cũng khiến cảm giác tội lỗi trào dâng trong ông. Một khách hàng có lần nói với Allex rằng chồng bà là nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9 nhưng ông lại nghe nhầm thành: "Ông giết chồng tôi vào ngày 11/9".
Allex cho hay đến nay ông vẫn chưa thể gạt bỏ quá khứ sang một bên. Bằng cách này hay cách khác, nó vẫn đeo bám ông. Nhưng theo giời gian, Allex dần dần có thể nói về nó.
"Tôi thấy dường như mình đã thực sự bước ra khỏi bóng tối trong 15 năm qua", Allex nói. "Giờ đây, tôi đã quay trở lại nơi có ánh sáng".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Facebook gây bão vì tuyên truyền thuyết âm mưu vụ 11.9 Việc loại bỏ biên tập viên với kinh nghiệm báo chí và tin tưởng vào các thuật toán đã khiến Facebook phải hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ người sử dụng và giới truyền thông. CEO Facebook, Mark Zuckerberg. Những người sử dụng Facebook gần đây muốn tìm kiếm thêm thông tin về ngày kỷ niệm vụ khủng bố 11.9 thường...