Dân văn phòng và thực đơn ‘cơm không’ thời bão giá
“Lấy cho em một gói 3 nghìn, gói 8 nghìn, gói 10 nghìn như hôm qua nhé!”, chị Kim Thúy, nhân viên một công ty du lịch tại quận 3, TP HCM, đến mua cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, gọi bà chủ quán.
Khách nườm nượp chờ mua cơm trắng ở quán chị Nga trên đường Nguyễn Thông. Ảnh: Thi Ngoan.
Cầm 3 bọc cơm trắng phau nóng hổi còn bốc khói, chị Thúy cho biết, thay vì buổi trưa ăn cơm tiệm tốn gần 20.000 đồng một suất, chị và các đồng nghiệp rủ nhau “góp gạo thổi cơm chung”, người mua cơm trắng, người lo thức ăn rồi dọn ra dùng chung vừa vui vẻ lại tiết kiệm.
“Mình có nhiệm vụ mua cơm còn các bạn kia lo thức ăn, có hôm thì cá chiên, hôm thì thịt kho, cũng đầy đủ đồ xào, canh ăn ngon lắm. Rồi mọi người vừa ăn vừa trò chuyện, vui mà rẻ nữa, tính ra mỗi người chỉ hết 10.000 đồng”, Thúy kể.
Với tấm biển “bán cơm không” viết tay hoặc in trắng đen, xung quanh khu vực ga Sài Gòn có đến 5, 6 tiệm bán cơm trắng trưa nào cũng đông nghịt khách. Chị Nga, chủ một tiệm trên đường Nguyễn Thông (quận 3) cho biết, hàng ngày có đến 400, 500 khách đến đây mua. Trung bình mỗi ngày chị bán được hơn 200 kg cơm trắng với giá từ 8.000 đến 9.000 đồng một kg tùy theo chất lượng gạo.
“Có người dặn cả chục ký mang về công ty, có người ăn một mình chỉ mua vài nghìn, mua bao nhiêu tôi cũng bán”, chị vui vẻ tiếp chuyện trong lúc làm việc.
Cơm trắng nấu sẵn nóng hổi có giá từ 7.000 đến 9.000 đồng. Ảnh: Thi Ngoan
Cũng làm việc ở gần khu vực ga Sài Gòn, ông Sơn, nhân viên bảo vệ trường Tiểu học Ánh Sáng ngày nào cũng ghé mua cơm, riết rồi thành khách quen của quán chị Nga. Đặt hàng 3 bọc cơm trắng cho mình và đồng nghiệp với giá 15.000 đồng, ông cho biết mỗi bữa trưa chỉ ăn hết 3.000 đồng cơm trắng, còn thức ăn ông nấu sẵn ở nhà mang đi.
Ông Sơn tâm sự, với mức lương bảo vệ gần 2,5 triệu đồng, nếu ngày nào cũng ăn cơm tiệm thì không để dành được đồng nào. Vì thế để tiết kiệm, ông mang cơm nấu sẵn ở nhà đến công ty ăn. “Nhưng khổ nỗi cơm để từ sáng đến trưa nguội ngắt à. Cũng may từ hồi phát hiện quán bán cơm trắng này, tôi chỉ mang theo thức ăn, còn cơm đến trưa mới mua ăn cho nóng. Thời bão giá mà, phải biết tằn tiện mới sống được”, ông Sơn phân trần.
Video đang HOT
Đĩa cơm khoảng 4 chén như thế này có giá 4.000 đồng. Ảnh: Thi Ngoan
Có thâm niên bán cơm trắng lâu nhất ở khu vực ga Sài Gòn này là bà Gái, năm nay gần 60 tuổi, bà đã có 11 năm gắn bó với cái nghiệp này. Quán của bà nằm lọt trong con hẻm nhỏ trên đường Cách Mạng tháng Tám, khách hàng chủ yếu là người nghèo, sinh viên, giới văn phòng, người bán vé số, hành khất và các đơn vị từ thiện. Nhờ bán được số lượng nhiều nên giá cả ở tiệm này cũng rẻ hơn chỗ khác, trung bình từ 7.000 đến 8.000 đồng.
Bà Gái kể, tiền thân của hình thức bán cơm trắng này là “bắt chước” cách làm cơm nắm của ông Thọ (cũng ở xóm này nhưng bây giờ đã sang nước ngoài sống). “Hồi đó khu vực ga Sài Gòn nhiều người nghèo lắm, không có tiền ăn tiệm nên anh Thọ mới nấu cơm rồi nắm chặt lại bán rẻ cho người nghèo hay khách đi tàu mua ăn với muối vừng”, bà Gái kể.
Rồi khi ông Thọ xuất cảnh đi nước ngoài, không còn ai làm nghề này nên bà Gái cùng với một số người trong khu vực mới rủ nhau nấu cơm trắng bán với giá rẻ, ai yêu cầu cơm nắm thì chủ sẽ nắm chặt dùm, nhưng đa phần khách chỉ mua cơm nóng về ăn. Rồi cũng chỉ có tấm biển viết tay hoặc in trắng đen “bán cơm không”, từ đó quán của anh Hiếu, anh Hoàng, chị Nga… lần lượt nối tiếp nhau ra đời.
Nghề nấu cơm trắng này cũng vất vả, lợi nhuận không nhiều nhưng được cái ổn định. Hiện nay, mỗi ngày tiệm của bà Gái bán được khoảng 300 kg cơm, kiếm lời từ 100.000 đến 150.000 đồng. Khi tuổi già sức yếu, một mình làm không xuể, bà phải huy động cả gia đình hàng ngày thức dậy từ sớm, người vo gạo, người đứng bán, còn lại thì đi giao cơm tận nơi theo yêu cầu.
“Hồi trước gạo rẻ nên cơm chỉ 2.000 đồng một ký, mà ở đây chỉ có một hai tiệm nên lúc nào cũng đông nghẹt khách, nhất là từ 10h30 đến 12h30 bới cơm mỏi nhừ tay luôn. Còn bây giờ có nhiều quán bán nên khách đến đây cũng ít hơn, chỗ nào tiện thì họ đến mua thôi”, bà Gái vừa nói vừa lấy cơm cho khách.
Theo VNExpress
Vợ chồng sinh viên "lục đục" vì bão giá
Những tưởng rằng cưới chỉ dành cho những cặp đôi đã có công ăn việc làm ổn định hay chí ít cũng xong xuôi việc học hành, nhưng thực tế cho thấy một trào lưu đang nở rộ trong cộng đồng sinh viên, đó là vừa lấy chồng vừa đi học.
Những cảnh đời... "cô dâu sinh viên"
"Tùng ơi, bắc cơm đi", tiếng Hoa từ sau khu vực bể nước vọng ra phía mấy cậu sinh viên. Chàng trai tên Tùng đáp: "Mày bắc đi, tao đang bận". Ai không biết cứ tưởng họ là bạn nhưng thực ra họ là một cặp "vợ chồng" sinh viên.
Thời gian đầu về sống cùng nhau, đôi bạn trẻ tình cảm lắm, cứ ríu rít suốt ngày, tối lại cùng nhau "xe đạp ơi" đi dạo phố. Tùng đã từng hùng hồn lập luận: "Ở chung, vừa đỡ tiền nhà, tiền ăn, lại được đầy đủ về mặt tinh thần cho cả hai, vẹn cả đôi đường".
Nhưng những ngày gần đây, khi "bão giá" đang hoành hành, ai nấy cũng lo ngay ngáy về vấn đề "cơm áo gạo tiền", thì đôi "vợ chồng trẻ" cũng lo không kém. "Ở trong khu Nhổn (huyện Từ Liêm, Hà Nội) này, cứ tưởng giá cả không tăng mấy, ai ngờ cái gì cũng leo thang, tiền nhà cũng sắp tăng rồi chứ" - Hoa thở dài nhăn nhó.
Cả hai hiện đều đang là sinh viên năm cuối. "Lấy chồng rùi nhưng vẫn phải "xin viện trợ" từ gia đình. Nhiều lúc cuối tháng hết tiền lại cuống cuồng lên chạy vạy, vay mượn bạn bè, làm thêm..." - "cô vợ sinh viên" giãi bày.
Làm mẹ - làm vợ vẫn tới trường (nguồn ảnh: vietbao)
Hay như Lan, cứ sau mỗi buổi tan trường các bạn trong lớp lại thấy cô bạn vội vã đạp xe tạt qua chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) Bởi vì phải lo "đi chợ, thổi cơm cho ông xã".
Lan tâm sự do gia đình gặp khó khăn về kinh tế, bố ốm nặng, một mình mẹ làm ruộng nuôi mấy chị em ăn học, số tiền vay ngân hàng không đủ để bạn trang trải cuộc sống. Có người yêu từ hai năm nay, người yêu lại lớn hơn nhiều tuổi và đã đi làm nên gia đình cũng gợi ý việc tổ chức đám cưới luôn khi bạn còn đang học năm hai để chồng chu cấp việc ăn học.
"Từ khi lấy chồng phải lo việc đối nhân xử thế với hai bên họ hàng. Số tiền hai gia đình chu cấp eo hẹp, cuộc sống trở nên chật vật trước những lo toan hàng ngày. Mỗi khi nấu ăn, gạo hết, ga hết, chồng đôi khi lại không tiếc lời cằn nhằn cô là người lười biếng, vô tích sự và những cuộc cãi vã cũng bắt đầu nảy sinh từ đó" - Lan chia sẻ.
Còn Thu cũng đang là sinh viên một trường cao đẳng chấp nhận lên xe hoa khi bạn bè vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường vì may mắn yêu được anh "đại gia" ở cách nhà không xa, vậy là mặc dù mới quen và yêu được mấy tháng nhưng Thu đã vội vàng về nhà chồng vì nơm nớp lo anh đại gia đi lấy người khác.
"Với lại nhà anh ấy có hứa ra trường sẽ xin việc cho mình, gia đình bố mẹ mình nghèo, nên thấy con được trao thân vào một gia đình tử tế. Bên nhà cũng có hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến chuyện học hành của mình. Mọi việc cưới xin mọi người lo cả. Mình chỉ về làm cô dâu thôi. Thế là cưới".- Thu bộc bạch.
Và thế là sau khi cưới, các cô lại gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề hơn, vừa làm sinh viên, vừa làm vợ.
"Vợ chồng sinh viên" ngày... "củ ấu thôi tròn".
"Yêu nhau củ ấu cũng tròn", cuộc sống khi đang yêu của Tùng và Hoa đầy những ước mơ đẹp đẽ và lãng mạn. Tuy nhiên, về chung sống vợ chồng một thời gian thì những gánh nặng kinh tế, sức ép công việc, học tập khiến điểm yếu của hai bên bắt đầu lộ ra.
Trong khi đó càng tới năm cuối thì cả hai đều cần nhiều tiền hơn cho việc học tập. Nhiều sức ép cũng khiến Hoa hay cằn nhằn hơn. Mỗi lần như vậy, Tùng lại chửi Hoa là loại ăn bám, tiêu quá nhiều tiền của anh mà không biết tiếc. Nhiều lần Hoa còn bị Tùng đánh té tát kêu la thất thanh khiến cả khu trọ phải chạy ra can thiệp.
Còn Lan từ ngày lấy chồng, cô luôn tới lớp muộn. Khi thầy giảng bài thì cô luôn tranh thủ "ngủ bù". Cô bạn thân gặng hỏi cô mới dám bộc bạch: "Đi học về phải nấu ăn, sáng ra thì phải chuẩn bị bữa sáng cho anh ý, rồi còn học bài, chẳng bao giờ mình dám đi ngủ sớm...". Rồi cô buông tiếng thở dài: "Giá mình đừng lấy chồng sớm thì chắc đỡ phải lo. Bây giờ tiền đóng học phí mình vẫn phải xin tiền bố mẹ đẻ...".
Cô buồn rầu tâm sự rằng: "Anh ấy không đưa mình đi chơi như hồi yêu nhau. Thỉnh thoảng lại còn gắt gỏng vì những lý do không đâu...".
Thu thì chỉ sau khi về nhà chồng được đúng một tháng, người chồng "đại gia" lộ đúng bản chất ham chơi và hám gái. Những cuộc tụ tập nhậu nhẹt suốt ngày, kết thúc bằng màn đi hát karaoke và nhà nghỉ khiến Thu cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, cuộc sống trở nên bức bối.
Bố mẹ chồng cũng tỏ ra coi thường khi cô con dâu không mang được đồng nào về nhà thì chớ, còn phải nuôi thêm khoản học hành tốn kém. Cuộc hôn nhân chóng vánh sau mấy tháng tìm hiểu đã phải trả giá đắt bằng tờ đơn li dị
Đủ đường thua thiệt
Sống trong môi trường xa người thân, thiếu thốn tình cảm, sinh viên bước chân vào tình yêu trong sáng là lẽ thường, nhưng không ít cử nhân tương lai đến với nhau và "sống thử" công khai như cặp vợ chồng. Hay với nhiều nữ sinh viên khác thì lại do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Họ đã vội bước lên xe hoa, trở thành những "cô dâu sinh viên" khi đang dở dang sự học, khiến không ít người xót xa. Nhiều ông bố bà mẹ đã sửng sốt vì kỳ vọng vào sự học của con đã "nửa đường đứt gánh". Và cái gì tới, sẽ tới...
Cuộc sống vợ chồng thật không còn đẹp đẽ như vẽ ra trong tưởng tượng. Việc làm không ổn định, kinh tế khó khăn, bao mối lo "cơm, áo, gạo, tiền" đè nặng.
Tùng - Hoa dù đã chuẩn bị tinh thần "chấp nhận khổ cực để được sống bên nhau", nhưng những lo toan cơm áo gạo tiền không ít lần làm lung lay hạnh phúc. Từ khi đôi sinh viên sống thử này chuyển đến xóm trọ, mọi người thường phải chứng kiến cảnh họ chủi bới, đánh đập nhau đều đặn như cơm bữa. Việc học hành của hai người ngày càng sa sút.
Còn Lan , kỳ vừa rồi phải xin bảo lưu kết quả để sinh con. Cô dấm dứt: "Mình chỉ muốn học xong rồi sinh em bé. Thế nhưng mẹ anh ấy cứ muốn có cháu bế. Anh ấy cũng muốn chiều ý mẹ... Có con rồi khiến cho chuyện sách vở trở thành cực hình với mình...".
Nhìn bạn bè đến giảng đường mà Lan thấy nuối tiếc. Nỗi lo "cơm, áo, gạo, tiền" cho gia đình nhỏ, khiến cô phải vừa học vừa làm, kiếm tiền trang trải việc học tập và giúp chồng lo cho đứa con nhỏ. Cuộc sống gia đình vốn thiếu thốn đủ bề, nay lại thêm đứa con nhỏ, đã biến căn phòng trọ chật hẹp, tổ ấm đơn sơ của đôi vợ chồng này trở thành "lò lửa" của các vụ xích mích, cãi vã: Từ con cái cho đến chuyện cơm nước, giặt giũ - chuyện gì cũng khiến đôi vợ chồng này ra lời kịch liệt
Biết bao cặp "vợ chồng" đã phải chia tay vì nhận ra không hòa hợp, bao cuộc tình đẹp do ảnh hưởng của lối sống gấp, choáng ngợp vì cơ may làm giàu nhanh chóng, đã "đốt cháy giai đoạn", bỏ dở học hành để lên xe hoa. Không ít người trong số họ sa cơ lỡ bước, chịu cuộc sống cay đắng, chịu bạo hành trong cuộc sống gia đình.
Hiện nay, hiện tượng nữ sinh viên kiêm thêm thiên chức là vợ, là mẹ không còn là chuyện hiếm. Đằng sau cuộc sống của những gia đình quá trẻ ấy là bao nỗi niềm trăn trở...
Theo VietNamNet
Bỏ phố về quê thời bão giá Khi mới cưới nhau, vợ chồng chị Nguyệt quyết tâm bám trụ Hà Nội dù phải "hy sinh đời bố để củng cố đời con". Nhưng sau 6 năm vất vưởng, sau 3 lần chuyển nhà và vài lần vất vả xin học cho con, anh chị chuẩn bị "hồi hương". Chị Nguyệt cho biết, trước đây, vợ chồng chị quyết tâm sẽ...