Dân văn phòng rước họa vào thân vì thói quen “nhịn” tiểu
Thói quen “nhịn” tiểu cho dù đang có nhu cầu đi vệ sinh của dân văn phòng tưởng nhỏ nhặt nhưng lại ẩn chứa những rủi ro lớn cho sức khỏe.
Chức năng của bàng quang
Bàng quang là một cơ quan nằm trong khu vực xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ xương chậu. Nó là một túi cơ được cơ thể dùng làm nơi chứa nước tiểu cho đến khi nước tiểu được giải phóng ra khỏi cơ thể. Hệ thống thần kinh sẽ làm nhiệm vụ phát ra tín hiệu cho chúng ta biết rằng thời điểm nào là cần thiết cho việc đi vệ sinh.
Tác hại của thói quen nhịn tiểu
Một bàng quang trng bình có khả năng giữ khoảng 2 lít chất lỏng và việc nhịn tiểu trong một thời gian dài có thể gây hại cho bàng quang. Cơ chế phản hồi tự động trong bàng quang sẽ gửi một tín hiệu đến não khi nó đầy, sau đó não sẽ truyển tín hiệu kêu gọi bạn thực hiện việc đào thải nước tiểu.
Nhưng nếu bạn không đáp lại tín hiệu này, mà hạn chế tối đa việc phải vào nhà vệ sinh hoặc “nhịn” tiểu thì cơ thể của bạn có thể bị mất khả năng nhận biết đâu là lúc thích hợp để đi tiểu. Nói cách khác, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát việc đào thải nước tiểu.
Việc mất kiểm soát này không phải là rắc rối duy nhất khi bạn có thói quennhịn tiểu. Khi bạn thường xuyên nhịn tiểu do thói quen hay vì ngại phải liên tục vào nhà vệ sinh của công ty, bàng quan sẽ trở thành nơi tích tụ và sản sinh của nhiều vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra chứng nhiễm trùng đường tiểu.
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường có nguy cơ cao hơn ở phụ nữ so với nam giới. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chứng bệnh này được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều, sốt, ớn lạnh và đau dạ dày. Nếu chứng nhiễm trùng đường tiểu không được chữa trị phù hợp và kịp thời thì thận cũng sẽ bị viêm nhiễm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như sỏi thận, viêm thận…
Theo Tiến sĩ Michael Robinette, một bác sĩ tiết niệu tại Bệnh viện Cộng đồng Toronto (Mỹ) thì giáo viên là những người ít đi vệ sinh hơn người làm các ngành nghề khác. Do đó, họ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu cao hơn cả. Bên cạnh đó, giới tính cũng ảnh hưởng đến việc giải “quyết nhu cầu này”.
Tiến sĩ Mark Gordon, một chuyên gia tiết niệu khác tại Bệnh viện Y Suncoast bang Florida (Mỹ) nói rằng phụ nữ có xu hướng nhịn tiểu nhiều hơn do họ ngại vấn đề vệ sinh khi sử dung chung bồn vệ sinh nơi công cộng. Vì vậy, bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường có nguy cơ cao hơn ở phụ nữ so với nam giới. Tiến sĩ Gordon cũng cho biết thêm, số lần đi tiểu” bình thường” nên là 8-10 lần một ngày.
Giải pháp
Bởi vì các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não khi bàng quang đầy, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo rằng bàng quang đã sẵn sàng để đào thải nước tiểu. Một cảm giác đầy,tức ở khu vực bàng quang sẽ cho thấy đó là thời điểm cần thiết để đi tiểu. Để đảm bảo bàng quang vẫn khỏe mạnh, bạn phải đi tiểu thường xuyên để tránh sự tích tụ nước tiểu. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến khích chúng ta không uống quá nhiều trước khi đi bất cứ nơi nào mà phòng vệ sinh quá bẩn hoặc không có nhà vệ sinh hoặc đơn giản là bạn không muốn đi vệ sinh tại nơi đó.
Khi phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đi tiểu buốt, đau tức khu vực bàng quang khi tiểu thì bạn cần đến ngay phòng khám chuyên khoa gần nhất để được tư vấn. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, các bác sĩ có thể kê toa thuốc để chữa trị nhanh, giảm đau hiệu quả.
Theo VNE
Bệnh đau lưng ở dân văn phòng
Tuy không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thời, nhưng về lâu dài bệnh đau lưng do ngồi lâu ở một vị trí và sai tư thế, ít vận động... sẽ gây nên những tác hại lâu dài cho dân văn phòng. Thậm chí, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Hiện tượng đau lưng do ngồi nhiều không chỉ bắt gặp ở phụ nữ mà xuất hiện ở cả nam giới. Nguyên nhân chủ yếu do ngồi lâu ít vận động, hoặc ngồi sai tư thế. Một số người đã bị thoát vị đĩa đệm do đau lưng kéo dài (TVĐĐ).
Theo các chuyên gia, triệu chứng điển hình của TVĐĐ cột sống thắt lưng là đau vùng thắt lưng, đau và tê lan xuống mông, đùi và cẳng chân, bàn chân,...
Biện pháp giảm đau lưng ở dân văn phòng.
Các chuyên gia cũng khuyên nhân viên văn phòng cần phải ngồi đúng tư thế, điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi phù hợp, thường xuyên thay đổi tư thế, vận động đi lại,... Khi gặp tình trạng đau lưng kéo dài, ảnh hưởng tới sức khoẻ thì người bệnh cần đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng và áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu,... nhằm giúp cột sống chắc khỏe, đẩy lùi tình trạng đau lưng do TVĐĐ.
Ngồi đúng tư thế
Khi ngồi hai chân nên để chạm đất, lưng thẳng. Khoảng 30 - 45 phút cần thay đổi tư thế chân, ngẩng đầu để đột sống cổ vận động hoặc đứng lên đi lại, vận động nhẹ, xoay người để cơ thể, cột sống lưng và mắt được thư giãn.
Ngồi ngửa người ra khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân), chân chạm đất. Tư thế này giảm tải cho cột sống vì phần lớn khối lượng lưng đã dồn vào lưng ghế. Các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn. Không ngồi ôm lấy máy tính, không ngồi gù lưng hay thõng người.
Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho chân để vững chắc trên sàn nhà, đùi song song với mặt đất và bàn chân phải nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể.
Nghỉ ngơi
Cứ sau 2 - 3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút, giúp cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này. Nếu đau lưng quá bạn hãy nằm xuống nghỉ, triệu chứng đau lưng sẽ giảm đi trông thấy.
Tập luyện tại chỗ
Cân bằng việc ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động thể dục với ghế ngay tại nơi làm việc.
Chọn giày dép thích hợp
Nếu công việc đòi hỏi bạn luôn phải di chuyển hoặc đứng nhiều thì hãy chọn cho mình đôi giày bệt, thật thoải mái và luôn đứng thẳng, cân bằng 2 chân để máu được lưu thông tốt.
Theo VNE
Mùa đông không được nhịn tiểu đêm Chuyên gia cho biết, nhịn tiểu rất dễ dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, đặc biệt là nhịn tiểu khi nhiệt độ xuống thấp. Những năm gần đây, số người mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt không ngừng gia tăng, đặc biệt là mùa đông - thời điểm cao trào bùng phát căn bệnh này. Ảnh minh họa: hudong Lý do là vì...