“Dân vận khéo’ góp phần tạo đồng thuận trong xã hội
Sinh thời, nói về công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém.
Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt những năm qua, công tác dân vận luôn được Thành ủy Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
Với riêng Ban Dân vận Thành ủy, trong công tác dân vận luôn đề cao phong trào thi đua “Dân vận khéo” coi đây là hạt nhân để tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội; an ninh – quốc của Thủ đô. Để hiểu rõ những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2009 – 2019 và hướng phát triển của phong trào thi đua trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ – Trưởng ban Dân vận Thành ủy đã dành cho phóng viên báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về những nội dung trên.
Phóng viên: Trước hết, xin đồng chí đánh giá những kết quả nổi bật của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giai đoạn 2009 – 2019?
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Với việc thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần tích cực vào những thành tựu về kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở thành phố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Hội thi “Dân vận khéo” góp phần lan tỏa các mô hình dân vận tiêu biểu trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, phong trào “Dân vận khéo” đã tác động tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, hệ thống dân vận thành phố đã tập trung triển khai các mô hình “Dân vận khéo” về phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, tập trung vào các lĩnh vực mới, đòi hỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế cao và phạm vi tác động rộng đến nhiều người dân; liên doanh, liên kết, trao đổi, giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh…
Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Các tổ chức chính trị – xã hội đã xây dựng được nhiều mô hình hội viên, đoàn viên hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo như: Hội phụ nữ với mô hình tiết kiệm nuôi lợn nhựa, tạo nguồn vốn tại chỗ giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn; Hội Nông dân với mô hình trồng hoa, dược liệu và cây chất lượng cao, sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả tập trung, với các mô hình hỗ trợ cây giống, con giống và hạt giống…
Video đang HOT
Thông qua triển khai các mô hình “Dân vận khéo” đã làm chuyển biến nhân thức, thay đổi tư duy, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát huy tiềm năng, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống vật chất cho người dân Thủ đô.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội đã tích cực vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống, văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tham gia ủng hộ các quỹ nhân đạo, từ thiện, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình…
Phong trào “Dân vận khéo” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh ở Thủ đô kết hợp hiệu quả với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư theo hướng tự quản, tự phòng, tự đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều địa phương, đơn vị tích cực đổi mới trong phương thức hoạt động giáo dục, phòng ngừa; đấu tranh trấn áp, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây rối…
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp đã phối hợp triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hăng hái tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh…
Phóng viên: Để đạt được những kết quả nêu trên, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền được thể hiện như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Hà Nội, hệ thống dân vận thành phố đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; tăng cường chỉ đạo, ban hành các văn bản thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, tập thể, cá nhân thực hiện và triển khai phong trào.
Một số địa phương, đơn vị, cụm thi đua đã có nhiều sáng tạo trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện như tổ chức tọa đàm chuyên đề về phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tổ chức thi viết về gương cán bộ “Dân vận khéo”, tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” từ cấp quận, huyện, thị xã đến cấp cơ sở, tổ chức thi báo cáo viên giỏi giới thiệu mô hình “Dân vận khéo”gắn với việc thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị… tiêu biểu như các đơn vị: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Gia Lâm, Phúc Thọ, Quốc Oai, Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố…
Đặc biệt, năm 2019, Ban Dân vận Thành ủy đã tổ chức thành công Hội thi “Dân vận khéo” tại 4 cụm thi. Tại Hội thi, các mô hình “Dân vận khéo” đã được giới thiệu một cách sinh động bằng hình thức sân khấu hóa, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác dân vận và tác dụng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, tạo diễn đàn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện công tác dân vận; nâng cao năng lực, khuyến khích tinh thần nhiệt tình và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận về tư duy, phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận; giới thiệu và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu; tạo đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố về công tác dân vận.
Phóng viên: Để đáp ứng với tình hình mới, góp phần vảo bảo vê an ninh- quốc phòng và phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, xin đồng chí cho biết công tác dân vận thời gian tới sẽ tập trung vào những vấn đề cụ thể nào?
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Xác định tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và thành phố, thời gian tới, các cấp chính quyền cần tăng cường công tác dân vận chính quyền, tiếp tục quan tâm xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong đội ngũ cán bộ công chức, thực hành phong cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và các hình thức tập hợp quần chúng; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại địa phương, đơn vị.
Tăng cường nắm tình hình nhân dân, đặc biệt ở những địa phương có những vấn đề phát sinh ở những lĩnh vực nhân dân có nhiều bức xúc để tham mưu, giải quyết phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện phong trào “Dân vận khéo”, định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Mai Quý(thực hiện)
Theo LĐTĐ
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đơn vị sự nghiệp
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị , Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cần tập trung quan tâm thực hiện như, cần căn cứ tính đặc thù của đơn vị sự nghiệp để làm tốt công tác đánh giá đảng viên; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sinh hoạt chi bộ; giữ nề nếp trong sinh hoạt chi bộ.
Chiều 27/9, Tổ nghiên cứu chuyên sâu loại hình chi bộ trong đơn vị sự nghiệp làm việc với Đảng bộ Sở NN&PTNT. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng các thành viên tổ nghiên cứu, đại diện lãnh đạo và các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở NN&PTNT. Ảnh: Quang Minh
Đảng bộ Sở NN&PTNT được thành lập ngày 1/4/2013, hiện có 6 đảng bộ bộ phận và 11 chi bộ trực thuộc với 623 đảng viên, trong đó có 17 chi bộ đơn vị sự nghiệp với 277 đảng viên.
Trong 17 chi bộ đơn vị sự nghiệp, có 11 chi bộ có cấp ủy, 3 chi bộ có bí thư, phó bí thư và 3 chi bộ chỉ có bí thư.
Thời gian qua, 17 chi bộ đơn vị sự nghiệp của Sở đã triển khai sinh hoạt chi bộ phù hợp, đảm bảo theo đúng quy định. Nhìn chung, công tác chuẩn bị, cũng như nội dung sinh hoạt chi bộ được các đơn vị chuẩn bị chu đáo.
Hầu hết các chi bộ đã quan tâm triển khai sinh hoạt chuyên đề với bình quân 3,1 chuyên đề/năm. Các chi bộ thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn nề nếp sinh hoạt, đảm bảo tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục trong sinh hoạt chi bộ.
Nhiều ý kiến từ các đảng bộ cơ sở, chi bộ đơn vị sự nghiệp của Sở chia sẻ một số vấn đề có tính đặc thù của ngành, một số giải pháp đã thực hiện để sinh hoạt chi bộ có hiệu quả; một số khó khăn trong sắp xếp thời gian để sinh hoạt đúng định kỳ, khó bố trí thời điểm để 100% đảng viên tham gia sinh hoạt...
Một số hạn chế, khuyết điểm được các đại biểu chỉ ra như: nội dung sinh hoạt còn rập khuôn, còn nặng về vấn đề chuyên môn; tinh thần tự phê bình và phê bình của đảng viên chưa cao, có kỳ không có đảng viên phát biểu. Việc phân công nhiệm vụ cũng như kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện chức trách nhiệm vụ ở một số chi bộ chưa thực hiện tốt.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh - đơn vị sự nghiệp thuộc Sở NN&PTNT và UBND huyện Quỳ Châu trao bò giống cho các hộ dân. Ảnh tư liệu: Kế Kiên
Một số kinh nghiệm được các đại biểu chỉ ra như: Phải coi trọng công tác chuẩn bị, phát huy vai trò của cấp ủy nhất là bí thư chi bộ; hướng dẫn các đơn vị sinh hoạt chuyên đề sát thực với nhiệm vụ chính trị của đơn vị; gắn trách nhiệm, đánh giá đảng viên gắn với thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công; chấp hành nghiêm nề nếp sinh hoạt chi bộ; chi ủy viên tăng cường sinh hoạt tại chi bộ được phân công phụ trách...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi làm việc.
Đồng chí đề nghị một số nội dung Đảng ủy Sở NN&PTNT cần tập trung quan tâm thực hiện như, cần căn cứ tính đặc thù của đơn vị sự nghiệp NN&PTNT để làm tốt công tác đánh giá đảng viên; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sinh hoạt chi bộ; giữ nề nếp trong sinh hoạt chi bộ.
Cấp ủy cũng cần làm tốt công tác tư tưởng trong sinh hoạt chi bộ; coi trọng công tác chuẩn bị trước sinh hoạt chi bộ để nâng cao chất lượng sinh hoạt.
Quang Minh
Theo Baonghean
Thanh Hóa: T.Ư Hội NDVN tặng quà đồng bào bị lũ quét ở Quan Sơn Ngày 24/9, đoàn công tác Trung ương Hội NDVN đã tới thăm, tặng quà động viên bà con bản Sa Ná, xã Na Mèo và xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa)- nơi đây bị thiệt hại nặng nề bởi trận lũ quét vừa qua. Đại diện Trung ương Hội NDVN, bà Nguyễn Thị Vân Anh - Ủy viên Ban thường...