Dân vận khéo để hoàn thiện giao thông nông thôn
Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện các công trình này, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 300 triệu đồng, 1.500 ngày công lao động và hiến 6.000m2 đất.
Trong các mô hình “Dân vận khéo” mà xã đã thực hiện, mô hình vận động nhân dân hiến đất, nâng cấp mở rộng cầu, đường giao thông tại ấp Thạnh Trung được đánh giá cao, vì mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Theo ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ xã Trung Hưng, tuyến đường ở ấp Thạnh Trung dài khoảng 2.000 m.
Trước đây, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã bê – tông hóa gần hết tuyến, với mặt đường rộng 4m, đảm bảo cho xe 4 bánh lưu thông. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 250m đường, mặt đường chỉ rộng 2,5m và cầu Kênh Mới nằm trên tuyến chỉ rộng 3m. Do đó, năm 2016, Đảng ủy, UBND xã giao Hội Cựu chiến binh (CCB) xã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” nâng cấp, mở rộng cầu đường giao thông ấp nhằm đảm bảo xe 4 bánh có thể lưu thông trên toàn tuyến.
Cầu Cây Dừng được xây dựng mới khang trang, rộng rãi, tạo điều kiện người dân đi lại thuận tiện.
Hội CCB xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con ấp Thạnh Trung hiến đất để Nhà nước đầu tư mở rộng đường. Bà con cũng thống nhất đóng tiền và góp ngày công để làm cầu. Chú Nguyễn Văn Khảm, người dân ấp Thạnh Trung, phấn khởi nói: “Hiện tại cầu, đường trên toàn tuyến rộng từ 4m trở lên, thông thoáng, khang trang, xe hơi có thể chạy bon bon, bà con đi lại rất thuận tiện. Đây là công trình rất ý nghĩa, hợp lòng dân. Tôi ủng hộ 500 ngàn đồng và trực tiếp tham gia làm cầu cùng bà con”.
Video đang HOT
Những ngày làm cầu, bà con còn tổ chức nấu ăn cho nhân công, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thắt chặt tình đoàn kết trong ấp. Ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã Trung Hưng phấn khởi nói:”Tính chung, tổng số tiền xây dựng cầu là 180 triệu đồng và 400 ngày công.
Cái hay của Hội CCB xã là không chỉ vận động cán bộ, hội viên CCB, bà con ấp Thạnh Trung mà còn tổ chức vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên đang sinh sống, làm việc tại xã đóng góp. Chúng tôi rất ủng hộ cách làm này”.
Trước kia, cầu Cây Dừng ở ấp Thạnh Quới chỉ là cầu ván tạm, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, khi lưu thông ngược chiều, 2 xe phải dừng lại nhường đường nhau. Để tạo thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo an toàn giao thông, đầu năm 2016, Xã Đoàn Trung Hưng đăng ký mô hình “Dân vận khéo” vận động đoàn viên, bà con đóng góp tiền, ngày công làm cầu bê-tông.
Anh Võ Văn Tấn, Bí thư Xã Đoàn Trung Hưng, cho biết: “Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo xã, sự hỗ trợ của Ban Từ thiện xã, Huyện Đoàn… công trình cầu Cây Dừng hoàn thành sau khoảng 1 tháng thi công (từ tháng 7 đến tháng 8-2016), với tổng số tiền 118 triệu đồng và hơn 400 ngày công lao động”.
Bên cạnh đó, mô hình vận động nhân dân hiến 6.000m2 đất để Nhà nước đầu tư làm đường bê-tông của Hội Nông dân xã, và mô hình vận động nhân dân các ấp giặm vá, làm nền hạ, trải đá bụi các tuyến đường giao thông ấp của Khối Dân vận xã đều được triển khai thực hiện tốt. Qua đó, đảm bảo điều kiện về hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Đồng chí Ông Văn Nghiệp, Trưởng Khối Dân vận xã Trung Hưng khẳng định: Việc phát động, triển khai thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực giao thông của xã đạt được kết quả khả quan. Đó là nhờ các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch, chú trọng tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đặc biệt, sau khi các công trình hoàn thành, Khối Dân vận tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực, chủ yếu khen người dân, từ đó, bà con phấn khởi, xây dựng mối quan hệ khắng khít, tạo dựng lòng tin giữa người dân và chính quyền địa phương.
Theo Tâm Khoa (Báo Cần Thơ)
Người tiên phong trồng thanh long đỏ, lập trại bò trên đất Phong Quang
Xã Phong Quang (Vị Xuyên) là một thung lũng bằng phẳng, nằm trải rộng dưới những ngọn núi răng cưa bao quanh; nơi đây là một trong những mảnh đất phù hợp với nhiều loại cây trồng và phát triển chăn nuôi.
Một trong những loại cây trồng phù hợp ở đây là Thanh long đỏ (Thanh long ruột đỏ), và chăn nuôi bò. Cây Thanh long đã bước đầu khẳng định sự phù hợp, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu ở thôn Lùng Châu, xã Phong Quang; là loại cây ăn quả hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có khả năng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Chăm sóc cây thanh long.
Có thể nói, người tiên phong đưa cây Thanh long về trồng đại trà ở Phong Quang là chị Đỗ Minh Thông, chủ cơ sở chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ. Qua nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm trồng Thanh long ruột đỏ tại xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; chị đã mạnh dạn đưa loại cây này về trồng trên đồng đất thôn Lùng Châu với tổng diện tích là 1,6 ha (được biết, đây là diện tích trồng Thanh long lớn nhất trên địa bàn huyện Vị Xuyên).
Chị Thông cho biết, diện tích trên được trồng từ đầu tháng 4.2015, sau 15 tháng chăm sóc, đến đầu tháng 7.2016 đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và năng suất (theo quy trình, cây phải đủ 18 tháng mới cho thu hoạch).
Đây mới chỉ là năm quả bói đầu tiên, chị Thông cũng cho biết, đến năm thứ 3 trở đi, năng suất quả sẽ tăng lên gấp rưỡi. Cây cho thu hoạch quả liên tục từ tháng 7 đến hết tháng 10 âm lịch. Theo ước tính, từ nay đến hết thời điểm cây cho thu hoạch, cơ sở của chị Thông sẽ thu được 10 tấn quả/ha. Giá quả thanh long trên thị trường Hà Giang hiện có mức giao động rất từ 28 nghìn đến 35 nghìn đồng/kg (thời điểm giá cao nhất là vào những ngày trước mùng một và mười lăm âm lịch hàng tháng).
Ngoài cơ sở của chị Thông, trên địa bàn xã Phong Quang đã có một số hộ cũng trồng cây Thanh long ruột đỏ, nhưng do điều kiện mà trồng với quy mô nhỏ hơn, mặc dù vậy đây vẫn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân.
Cùng với việc trồng Thanh long ruột đỏ, cơ sở của chị Thông đã đầu tư hơn 500 mét vuông xây dựng chuồng trại để nuôi bò hàng hóa, toàn bộ cơ sở vật chất của trại bò được gia đình chị đầu tư trên 600 triệu đồng. Chị Thông phấn khởi cho biết: "Gia đình hết sức vui mừng khi được vay nguồn vốn theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, với số vốn được vay là 1,5 tỷ đồng; chúng tôi đã đầu tư vào vườn Thanh long; mua 58 con bò mẹ sinh sản, bò giống Mahattan; mua đất, trồng 16 ha cỏ (8 ha tại xã Phong Quang, 8 ha tại xã Thuận Hòa), mua máy nghiền cỏ với trị giá 46 triệu đồng...
Đây thực sự là nguồn vốn vay hết sức kịp thời cho cơ sở chúng tôi những ngày đầu khởi nghiệp". Đến thăm cơ sở chăn nuôi bò của chị Đỗ Minh Thông, chúng tôi được chứng kiến đàn bò được chăm sóc hết sức kỹ lưỡng với đội ngũ lao động chăm chỉ, cần mẫn. Hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố, sạch sẽ thoáng mát, được lắp đầy đủ các thiết bị cần thiết như điện chiếu sáng, máng uống nước tự động, hệ thống chứa, ủ, xử lý chất thải..., được bố trí khoa học, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Được biết, tại cơ sở này có 8 lao động thường xuyên vừa chăm sóc, thu hoạch Thanh long vừa trồng cỏ, chăm sóc đàn bò. Mỗi tháng ngoài được hỗ trợ tiền ăn, mỗi lao động có thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng.
Đỗ Minh Thông, cái tên có vẻ giống tên của đàn ông nhưng chị lại là người phụ nữ nhỏ nhắn, duyên dáng; năm nay vừa tròn 30 tuổi. Là công dân của xã Thanh Thuỷ, sau khi tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, chị Thông về Thanh Đức giữ cương vị Phó Bí thư Đoàn xã từ năm 2014. Với tính tình sôi nổi, hoạt bát, sáng tạo, chị đã đóng góp nhiều thành tích trong các phong trào Đoàn, đặc biệt là tham gia Chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại xã.
Với sự đam mê làm giàu chính đáng từ bàn tay, khối óc của chính mình, Đỗ Minh Thông đã thành lập và làm Giám đốc Công ty Xuất, nhập khẩu Minh Thông, có trụ sở tại xã Thanh Thủy. Không dừng ở đó, chị đã cùng gia đình nghiên cứu, khảo sát đất đai, khí hậu, cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Phong Quang và mạnh dạn đầu tư cho cơ sở chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ, Thanh long.
Không những làm giàu cho bản thân và gia đình, Công ty cũng như cơ sở của chị đã tạo việc làm, tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho nhiều đoàn viên, thanh niên ở Thanh Đức, Thanh Thủy, Phong Quang, Minh Tân.
Chúng tôi cũng hết sức vui mừng khi nghe thông báo từ chị Đỗ Minh Thông: "Đến 20.10, em cùng với 85 đoàn viên tiêu biểu trong toàn quốc về Hà Nội nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng. Hồi hộp quá anh ạ!". Chúng tôi cũng rất tự hào vì ở mảnh đất biên cương này có những người con như chị; chúc chị tiếp tục gặt hái những thành công!
Theo An Dương (Báo Hà Giang)
NTM Krông Pắc: Trồng sầu riêng hạt lép, nông dân thu tiền tỷ Vụ thu hoạch sầu riêng hạt lép năm nay, người dân thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh (huyện Krông Pắc) đang rất phấn khởi vì năng suất và giá sầu riêng đều ở mức cao. Nhiều gia đình đã có thu nhập hàng tỷ đồng nhờ sầu riêng... Ông Bùi Đình Lục, Bí thư Chi bộ thôn Tân Bắc vui vẻ cho biết:...