Dân ùn ùn đi mua xe vì giảm phí, thị trường xe có khoẻ lại?
Chính sách giảm phí trước bạ không phải là mới và lần nào cũng cho thấy khả năng hỗ trợ đối với thị trường ô tô Việt Nam.
Thị trường ô tô liệu có tăng trưởng ổn định sau biện pháp hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ?
Gần 12.000 xe sản xuất trong nước nộp phí trước bạ để hoàn tất việc mua và đăng ký xe chỉ trong một ngày. Thị trường xe đang chứng kiến những ngày nhộn nhịp như “chưa từng có dịch COVID-19″. Tuy nhiên, biện pháp trợ lực của Chính phủ liệu đã đủ để giúp thị trường cũng như ngành công nghiệp xe khoẻ lại sau hơn 2 năm điêu đứng vì dịch bệnh?
Khách ồ ạt chốt đơn, đại lý tranh thủ cắt khuyến mại để “hồi lãi”
Sau những tháng dài khuyến mại sâu, thậm chí giảm giá âm vào lãi để giải quyết hàng tồn kho, nhiều hãng xe cũng như đại lý bắt đầu lặng lẽ giảm ưu đãi bởi không có ưu đãi khách vẫn ùn ùn chốt đơn.
Dạo một vòng các showroom, không khó để thấy cảnh khách hàng đông đúc tới hỏi mua xe. Không ít người vốn còn lăn tăn việc có mua xe hay không thì nay sau khi được giảm phí trước bạ 50% liền mạnh dạn xuống tiền. Chị Lan Anh, ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết trước chị hay đi taxi hoặc xe bus nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên chị không dám đi phương tiện công cộng. “Đi xe máy thì ngại nhưng mua ô tô thì tôi cũng cứ lăn tăn nhiều tháng nay. Tuy nhiên, sau khi biết được giảm phí trước bạ, tiết kiệm được một khoản kha khá nên tôi quyết định mua 1 chiếc Hyundai i10 để đi cho an toàn”, chị Lan Anh chia sẻ khi đi nộp phí trước bạ ngày 3/12.
Trên thực tế, không ít người đã có lựa chọn như chị Lan Anh. Tuy nhiên, không phải người mua xe nào cũng được hưởng lợi từ chính sách giảm lệ phí trước bạ, bởi nhiều ưu đãi của hãng xe và đại lý đã bị cắt. Những người chốt mua xe trước ngày 1/12 chỉ chờ tới giờ G để đăng ký xe thì có thể được hưởng lợi kép còn những người chốt sau thì chưa chắc bởi giá lăn bánh của một số mẫu xe hiện còn cao hơn so với thời điểm trước khi giảm phí.
Theo anh Tuấn Anh (Đống Đa, Hà Nội), giá lăn bánh của một chiếc Tucson từ đầu tháng 11 vào khoảng 930 triệu đồng do giá xe thời điểm đó chỉ có 800 triệu, còn sau khi được giảm 50% lệ phí trước bạ, giá xe hiện ở mức 846 triệu nên giá lăn bánh cũng vào khoảng 925 triệu. Do đó, tổng tiền mà khách hàng phải bỏ ra trước và sau khi giảm trước bạ là gần như không đổi.
Video đang HOT
Ngược lại, về phần mình, giai đoạn này là cơ hội cho các đại lý “gỡ gạc” sau nhiều tháng thị trường gần như “đóng băng” vì dịch. Theo anh Ngọc Anh, phụ trách một đại lý xe Ford tại Hà Nội, dù thị trường đang nhộn nhịp trở lại nhưng các hãng xe cũng như đại lý vẫn cần thời gian mới có thể hồi phục trước những khó khăn. “Trước đó, xe không bán được nên phải giảm giá sâu, thậm chí bán hoà vốn hoặc lỗ để giải quyết hàng tồn trong khi đó các chi phí lại tăng cao nên giờ dù đã đỡ khó nhưng chúng tôi cũng vẫn cần thời gian mới phục hồi được như trước dịch”, anh này cho biết.
Để ngành công nghiệp ô tô sống khoẻ, vẫn cần chính sách đường dài
Trên thực tế, chính sách giảm phí trước bạ không phải là mới bởi đây là lần thứ 3 liều thuốc trợ lực này được đưa ra và lần nào nó cũng cho thấy khả năng hỗ trợ của mình như thế nào với thị trường.
Cần chính sách đường dài cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Các chuyên gia đều dự đoán ngay cả khi dịch bệnh chưa được giải quyết hoàn toàn thị trường xe vẫn túc tắc sống ổn nhờ chính sách này trong 6 tháng tới. Doanh số bán xe trong nước sẽ tăng trưởng mạnh giống như nửa cuối năm 2020 qua đó, gia tăng sản lượng, giúp đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp xe sẽ lại đứng trước câu hỏi thị trường sẽ ra sao sau ngày 31/5/2022 bởi việc giảm phí trước bạ trong một thời gian nhất định chỉ là giải pháp tạm thời, chứ không thực sự lâu dài để tăng sự hấp dẫn của xe nội với xe nhập.
Trên thực tế, để công nghiệp hỗ trợ phát triển phải dựa trên quy mô thị trường lớn cũng như có nhiều mẫu xe với sản lượng lớn. Tuy nhiên, số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã xuất xưởng khoảng 239.700 xe các loại, ước tính cả năm sẽ đạt khoảng 300.000 xe, tương đương với một nửa tổng công suất các nhà máy ô tô tại Việt Nam hằng năm.
Với khoảng 40 mẫu xe các loại đang sản xuất lắp ráp, tổng sản lượng trên cũng là rất thấp với trung bình khoảng 7.000 xe/mẫu/năm. Trong khi đó, để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, một mẫu xe cần đạt sản lượng tối thiểu 50.000 xe/năm.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, những chính sách ưu đãi với ngành ô tô không đủ hấp dẫn. Với công nghiệp hỗ trợ, hiện chỉ có quy định chung về ưu đãi đầu tư cho tất cả các dự án, trong khi ngành này đòi hỏi sự chuyên sâu về công nghệ và kỹ thuật và việc hỗ trợ lại không xét đến quy mô đầu tư nên không tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư lớn. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đối với công nghiệp hỗ trợ ô tô còn rất sơ sài, không thể hiện tham vọng cũng như tầm nhìn về phát triển ngành.
Do đó, để ngành công nghiệp ô tô có thể sống khoẻ, cũng như cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người dân, vẫn cần có hệ thống các chính sách khuyến khích ưu đãi sản xuất trong nước thật hấp dẫn và mang tính dài hạn.
Sau lệ phí trước bạ, doanh nghiệp ô tô 'nội' tiếp tục hưởng lợi từ chính sách
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Tương tự năm ngoái, ô tô lắp ráp sản xuất trong nước đang tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Theo đó, sau khi được giảm 50% lệ phí trước bạ theo nội dung Nghị định 103/2021/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 4.12.2021, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chính thức được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước liên tục được hưởng lợi từ chính sách TRẦN HOÀNG
Cụ thể, sau khi lấy ý kiến từ các bộ ban ngành, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Theo đó, Nghị định 104/2021/NĐ-CP nêu rõ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11 năm 2021 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cụ thể, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10.2021 chậm nhất là ngày 20.12.2021. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11.2021 chậm nhất là ngày 30.12.2021. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định 104/2021/NĐ-CP, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước TRẦN HOÀNG
Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây, ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép gồm giảm 50% lệ phí trước bạ và gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đó vào năm 2020 những chính sách này cũng đã từng được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó, đồng thời kích cầu thị trường ô tô.
Về lý thuyết, việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô "nội" sẽ giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam có thêm thời gian nộp thuế. Với chính sách này các DN ô tô sẽ có thời gian chuẩn bị, tích lũy dòng tiền tốt hơn trong ngắn hạn, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì vậy, việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam.
Việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam TRẦN HOÀNG
Thực tế hiện nay, nhiều mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước như Hyundai Tucson, Elantra hay Toyota Vios... đang hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ nhưng vẫn được DN áp dụng ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua xe.
Với việc ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép từ chính sách, thị trường ô tô trong tháng cuối cùng của năm 2021 được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ, trong đó lượng tiêu thụ "ô tô nội" hứa hẹn sẽ tăng cao.
Giảm 50% lệ phí trước bạ, mua xe SUV đô thị tiết kiệm khoảng 40 triệu đồng Chính sách giảm 50% lệ phí trước theo Nghị định 103/2021 NĐ-CP áp dụng từ ngày 1.12, giúp người mua xe SUV đô thị tầm giá 500 - 800 triệu đồng tiết kiệm được từ 30 - 50 triệu đồng khi hoàn tất các thủ tục thuế, phí để xe lăn bánh. Có tới 5 mẫu xe thuộc phân khúc SUV đô thị...