Dân Ukraine đổ xô rút tiền, đổ xăng, di tản sang Ba Lan do lo ngại chiến sự
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine, tại nhiều nơi ở Ukraine, người dân đã đổ xô đi rút tiền, xuống ga tàu điện ngầm trú ẩn hoặc nhanh chóng di tản sang Ba Lan.
Ngày 24/2, căng thẳng gia tăng ở Ukraine sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn chiến dịch quân sự ở Đông Ukraine. Trong ảnh: Đoàn xe rời Kiev sau động thái của ông Putin (Ảnh: Reuters).
Chính phủ Ukraine sau đó tuyên bố “ chiến tranh với Nga đã bắt đầu”, đồng thời ban bố thiết quân luật trên toàn lãnh thổ. Trong ảnh: Người dân lái xe băng qua cánh đồng để rời khỏi Kharkiv, Ukraine sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Đông Ukraine (Ảnh: Reuters).
Người dân xuống ga tàu điện ngầm để trú ẩn ở thủ đô Kiev, Ukraine (Ảnh: Reuters).
Video đang HOT
Một gia đình băng qua biên giới với Ba Lan sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Đông Ukraine (Ảnh: Reuters).
Dòng người Kiev đổ xuống ga tàu điện ngầm – một công trình kiên cố – để trú ẩn.
Người dân Kiev xếp hàng trước cây ATM để rút tiền sau động thái của Nga (Ảnh: Reuters).
Đoàn xe ùn ùn trên tuyến đường rời thủ đô Kiev (Ảnh: Reuters).
Xe hơi xếp hàng chờ đổ xăng ở Kiev (Ảnh: Reuters).
Người dân băng qua biên giới sang Ba Lan (Ảnh: Reuters).
Dòng người xếp hàng tại trạm xe buýt ở Kiev, hướng về khu vực phía tây Ukraine (Ảnh: Reuters).
Khung cảnh đông đúc tại sân bay Kiev sau khi Nga công bố chiến dịch quân sự (Ảnh: Reuters).
Mỹ sơ tán nhân viên đại sứ quán Ukraine sang Ba Lan
Mỹ đã sơ tán nhân viên đại sứ quán ở Ukraine sang Ba Lan vì lo ngại Nga sẽ có hành động quân sự ở Ukraine.
Đại sứ quán Mỹ tại Kiev, Ukraine trong ngày 15.2. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT
RT ngày 22.2 dẫn lại thông báo từ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này đã sơ tán các nhân viên đại sứ quán ra khỏi Ukraine.
"Hôm nay, Bộ Ngoại giao một lần nữa hành động vì sự an toàn và an ninh của công dân Mỹ, bao gồm cả nhân viên của chúng tôi", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố ngày 21.2.
"Các đồng nghiệp của chúng tôi mới chuyển đến Lviv sẽ qua đêm ở Ba Lan. Họ sẽ thường xuyên trở lại để tiếp tục công việc ngoại giao ở Ukraine và cung cấp các dịch vụ lãnh sự khẩn cấp", ông Blinken tuyên bố.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng đây là biện pháp "phòng ngừa thận trọng" và Washington không bỏ rơi Kiev. "Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa thận trọng vì lợi ích và sự an toàn của nhân viên chính phủ Mỹ cùng công dân Mỹ, như chúng tôi thường làm trên toàn thế giới. Điều này không hề làm suy yếu sự ủng hộ hoặc cam kết của chúng tôi đối với Ukraine", ông Blinken cho biết.
Động thái này diễn ra chỉ một tuần sau khi Mỹ chuyển các hoạt động của đại sứ quán từ Kiev đến Lviv, thành phố nằm ở phía Tây Ukraine và gần biên giới với Ba Lan, vì lo ngại việc Nga tăng cường lực lượng.
Trong quá trình sơ tán đại sứ quán khỏi Kiev, Mỹ được cho là đã phá hủy hệ thống máy tính và thiết bị liên lạc của cơ sở vì lo ngại chúng sẽ rơi vào tay lực lượng Nga.
Đầu tháng 2, các quan chức Mỹ cũng hối thúc công dân nước này rời Ukraine và cho biết họ sẽ được phép vào Ba Lan bằng đường bộ mà không cần sự chấp thuận trước của Warsaw.
Đã có những lo ngại rằng xung đột sẽ tăng cao sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố công nhận hai khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine là các cộng hòa độc lập. Tổng thống Putin cũng ra lệnh cho quân đội Nga cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới các khu vực này.
Chiếc trực thăng bí ẩn của Mỹ hạ cánh xuống biên giới Ba Lan-Ukraine Một trực thăng Blackhawk của Lục quân Mỹ đã bay đến biên giới Ba Lan-Ukraine để đón một số hành khách từ một ô tô SUV màu đen. Video ghi lại hình ảnh trực thăng Mỹ cất cánh từ biên giới Ba Lan-Ukraine (nguồn: RT): Theo đài RT, chiếc UH-60M có số đuôi 20-21131 lần đầu tiên được phát hiện bay về phía...