Dân tứ xứ đổ xô lên Hà Nội săn đỉa
Ngay tại thủ đô Hà Nội, việc săn đỉa bán cho thương lái đang diễn ra rầm rộ.
Nhiều ngày nay, cánh đồng ở xã Cổ Nhuế ngày nào cũng tấp nập người đi bắt đỉa
Tại cánh đồng ở xã Cổ Nhuế (H.Từ Liêm, Hà Nội), từ cả nửa tháng nay, sáng sớm đã tấp nập người từ khắp nơi đổ về săn bắt đỉa. Những người này đều đến từ các tỉnh thành khác, trong đó nhiều nhất là Vĩnh Phúc, Phú Thọ…
Anh Nguyễn Văn Công ở Thanh Ba (Phú Thọ) kể đã xuống Hà Nội “ăn dầm nằm dề” được hơn một tuần nay để bắt đỉa, sau khi người em họ đã xuống trước được gần một tháng.
“Mỗi ngày, nếu chăm chỉ đi bắt, cũng được khoảng 3-4 lạng. Có người may mắn còn bắt được nửa cân, bán ra cũng được 200.000-300.000 đồng”, anh Công cho biết.
Theo anh Công ban đầu chỉ có 2-3 người biết thông tin, nhưng sau lan ra dần, nên rất nhiều người đổ xô đi bắt đỉa.
“Càn quét” hết tại địa bàn tỉnh nhà, cả đoàn lũ lượt kéo nhau về thủ đô, tràn ra những cánh đồng ngoại thành để săn bắt loại sinh vật này.
Một cái rổ nhựa cắp nách, tay cầm túi vải, đầu đội mũ, ai cẩn thận hơn thì có thêm đôi “ủng” bảo vệ… là “dụng cụ” của những người đi bắt đỉa. Một ngày bình thường của giới đi “săn đỉa” sẽ bắt đầu từ sáng sớm, và kết thúc lúc chiều. Đây cũng là thời điểm các “thợ săn” tập kết hàng tại chợ để bán.
Những người này vừa khoắng động mặt nước, chờ đỉa ngoi lên để dùng rổ nhựa xúc bắt
Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là địa điểm được giới săn đỉa gọi là “ thành phố đỉa” vì nơi đây là đầu nậu tập trung thu mua tất cả số đỉa những người đi săn bắt được vào các buổi chiều.
Theo tìm hiểu của PV, giá mỗi ký đỉa hiện tại khoảng 600.000 đồng. Việc mua bán thứ hàng hóa này cũng không diễn ra công khai, mà phần lớn trong vòng bí mật, tại những điểm khá kín đáo.
Video đang HOT
Ngoài ra, Phú Thọ và một số tỉnh thành khác cũng là nơi có mối thu mua đỉa, do đó, những “thợ săn” tràn về thủ đô trong nhiều ngày vừa qua phần lớn là người dân tại các địa bàn này. Thậm chí, theo lời một người đi bắt đỉa, không hiếm trường hợp bỏ việc để đi lùng sục loại động vật này.
“Tranh thủ dịp nghỉ hè của con, ba bố con chia nhau, tôi xuống Hà Nội, hai thằng con quản việc ở Phú Thọ… mỗi ngày cũng săn được vài lạng”, người đàn ông đội chiếc mũ sùm sụp với khuôn mặt gầy đến từ Phú Thọ nhất định không tiết lộ tên, cho biết.
Người đàn ông này nói thêm, không rõ mục đích thu mua đỉa của những chủ mối là gì, nhưng số lợi thu về lớn quá, gấp cả chục lần làm nông nghiệp, nên vẫn “nhắm mắt đưa chân”.
Mỗi lần vục rổ thường bắt được ít nhất 3 con đỉa
Trong khi việc săn đỉa đang rộ lên tại một số tỉnh thành và đã tràn xuống Hà Nội từ nhiều ngày nay, được không ít người hưởng ứng vì khoản lợi nhuận lớn, thì giới chuyên gia lại đưa ra những lo ngại về môi trường và hệ sinh thái.
Việc người dân săn đỉa ồ ạt trong những ngày qua có thể khiến cho môi trường bị ảnh hưởng. Mặt khác, số lượng lớn đỉa đã gom nhưng đặt giả định không được thu mua sẽ bị phát tán, gây hậu quả nghiêm trọng. Số đã được thu mua không rõ được sử dụng như thế nào cũng là một câu hỏi lớn.
Ông Kim Văn Vân, Trưởng bộ môn Môi trường và thủy sản (ĐH Nông nghiệp) cho biết đỉa là loài hút máu, không được khuyến khích nuôi. Trong môi trường sinh thái, loài vật này cũng không có lợi. Tuy nhiên, trong đỉa có men herodin có khả năng chống đông máu, có thể sử dụng trong y học với việc chống tai biến mạch máu, nhưng cũng cần lưu ý hết sức.
Không bình luận nhiều chuyện dân đổ xô đi săn đỉa những ngày vừa qua, ông Vân cho biết cần chú ý đặc biệt trong quá trình thu mua để tránh xảy ra những xáo trộn đáng tiếc.
Một số hình ảnh bắt đỉa trên cánh đồng xã Cổ Nhuế:
Nhiều người đi bắt đỉa ở Hà Nội với đôi chân trần và dụng cụ chỉ cần 1 chiếc rổ nhựa để hớt, 1 chiếc túi để đựng
Người nào cẩn thận hơn thì đi ủng
Dùng tay trần để bốc đỉa là chuyện thường tình của “thợ săn bắt đỉa”
Thành quả sau chừng chưa đầy 30 phút bắt đỉa của một “thợ đỉa” đến từ Vĩnh Phúc trên cánh đồng xã Cổ Nhuế
“Thợ đỉa” quê ở Phú Thọ này cho biết thường bắt được chừng nửa ký đỉa trong một buổi sáng ở cánh đồng xã Cổ Nhuế. Ngày mưa, trời mát, có thể bắt được nhiều hơn
Cũng như chuyện “đại dịch” ốc bươu vàng, con đỉa từng được thu gom rầm rộ cách đây 2 năm. Khi ấy, nhiều chuyên gia nông nghiệp đã lo lắng lên tiếng cảnh báo, rằng sau khi “sốt” thu mua đỉa hạ nhiệt, mối lo lớn nhất là người nông dân sẽ… đào ao nuôi đỉa. Cuối năm 2011, tại các địa phương khắp cả nước, từng rộ lên chuyện thu gom đỉa, ốc bươu vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Thậm chí, nhiều hộ dân tại Tây Ninh đã bắt đầu… nuôi đỉa. Tại Hóc Môn (TP.HCM), cũng cuối năm 2011, sau khi các thương lái thu gom đỉa “bỗng dưng mất tích”, người dân địa phương đã khổ sở vì nạn đỉa. Chính quyền địa phương cũng một phen vất vả. Ông Nguyễn Sĩ Phước, Phó chủ tịch Hội Nông dân H.Hóc Môn, thời điểm đó cho biết: “Khi người dân địa phương phát hiện và báo chính quyền đã làm việc với hộ thu mua đỉa, cấm luôn nên họ ngưng thu mua đỉa lâu rồi. Tuy nhiên những con đỉa mùa khô họ thảy ra ngoài đến mùa mưa phát triển nhanh ra khu dân cư. Địa phương đã tổ chức rải vôi lên đất để diệt đỉa, nhưng những con đỉa sống trong ngóc ngách, không thể rải vôi trúng vẫn tiếp tục sinh sôi”. GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, từng bức xúc: “Câu chuyện thương nhân Trung Quốc thu mua đỉa và ốc bươu vàng cũng na ná như việc họ đã vét sạch mèo ở khắp các làng quê những năm 90. Chuột bùng phát một phần do thiếu mèo, đến mức Thủ tướng Chính phủ đã phải ra chỉ thị về những biện pháp cấp bách phòng trừ chuột, bảo vệ mùa màng. Rồi là các câu chuyện thương nhân Trung Quốc lùng sục mua gỗ sưa, râu ngô, gốc chè san tuyết hằng trăm năm tuổi…”. TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng viện Nuôi trồng Thủy sản 1, cảnh báo:”Là nhà khoa học tôi không biết người ta mua đỉa để làm gì, nó cũng quá khó lý giải giống như mục đích họ mua gỗ sưa. Tôi cho rằng, họ mua đỉa cũng giống như mua mèo trước đây. Bà con mình không nên nuôi ồ ạt để rồi lại phải gánh chịu sự thua thiệt”.
Theo Xahoi
Vinashinlines sắp phá sản: Sự "giải cứu" nào cho các thuyền viên?
Vinashinlines sắp phá sản theo "chỉ định" trong tiến trình tái cơ cấu Vinalines. Lúc này, nhiều ý kiến lo ngại về số phận của các thủy thủ đang giữ tàu ở xứ người: Tàu chưa bán được, Vinashinlines phá sản, ai sẽ đưa các thuyền viên về nước?
Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đến 2015 được Thủ tướng phê duyệt chỉ rõ Vinalines sẽ buộc phải thoái vốn tại 37 doanh nghiệp, thực hiện giải thể, phá sản đối với 4 doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines).
Trong lĩnh vực vận tải biển, Vinalines phải cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường, có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ và chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước.
Hoa Sen là một trong số 5 con tàu "tai tiếng" của Vinashinlines bị lưu giữ ở nước ngoài, do chưa bán được nên chưa thể đưa các thuyền viên về nước
Rõ ràng, việc phá sản Vinashinlines chỉ là chuyện ngày một ngày hai. Và trong tiến trình này, không thể không đặc biệt quan tâm tới số phận của các thuyền viên đang khôn khô giữ những con tàu "tai tiếng" ở xứ người mà chưa có câu trả lời cho ngày về.
Đã có quá nhiều những lời kêu cứu của anh em thuyền viên từ nước ngoài, đã có quá nhiều những băn khoăn, lo lắng và cả những bức xúc của gia đình, người thân các thuyền viên bởi con em họ đi tàu dài ngày nhưng không có lương, không được hồi hương. Mới đây nhất, gia đình của các thuyền viên tàu Hoa Sen, Sea Eagle và New Horizon đã kéo đến trụ sở của Vinashinlines để yêu cầu đưa con em của họ về nước.
Thực tế, trong nhiều lần trao đổi với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Vinalines và Vinashinlines về vấn đề của các thủy thủ, PV Dân trí đều nhận được câu trả lời là phải chờ bán được tàu thì mới giải quyết được tiền lương và đưa anh em thủy thủ về nước.
Được biết, ngoài tàu New Phoenix đã bán được cuối tháng 3/2013 với giá hơn 3,7 triệu USD và tàu Hoàng Sơn 28 đang cho thuê, thì số lượng các thuỷ thủy trên 5 con tàu còn lại đang bị giữ ở nước ngoàilà: Tàu Diamond Way8 thuyền viên, tàu New Horizon 20 thuyền viên, tàu Cái Lân 4 có22 thuyền viên, tàu Sea Eagle có 9 thuyền viên và tàu Hoa Sencó 9 thuyền viên.Những con tàu này đang neo an toàn tại cảng biển ở các nước Pakistan, Trung Quốc, UAE và Ấn Độ.
Vinalines cam kết đưa thuyền viên về nước trước khi cho phá sản Vinashinlines
Trước tình hình hiện nay của các thuyền viên Vinashinlines ở nước ngoài, ông Lê Phan Linh - Chủ tịch Công đoàn Vinalines - cho biết: "Công đoàn đang nỗ lực cùng với chính quyền nghiên cứu các giải pháp để cố gắng bán tàu cho nhanh và giải quyết cho anh em thuyền viên và gia đình của họ về vấn đề kinh tế, tinh thần".
Trả lời câu hỏi của PV về vấn đề đã quá hạn 30/6 nhưng Vinashinlines vẫn chưa bán được tàu (vì chưa được giá), trong khi Vinashinlines lại trong diện chỉ định phải phá sản để tái cơ cấu công ty mẹ là Vinalines, như vậy các anh em thuyền viên bị mắc kẹt ở nước ngoài sẽ ra sao? Ai sẽ đảm bảo quyền lợi và đứng ra chịu trách nhiệm đưa thuyền viên về nước?
Ông Linh khẳng định: "Chắc chắn phải bán được tàu và đưa anh em về nước rồi mới tổ chức cho phá sản Vinashinlines".
"Nói cho phá sản nhưng việc phá sản cũng không thể làm trong ngày một ngày hai là được. Ở cương vị là Chủ tịch Công đoàn Vinalines, tôi cam kết sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và không có chuyện bỏ rơi anh em thuyền viên ở nước ngoài khi Vinashinlines phá sản" - ông Linh nhấn mạnh.
Về việc này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - ông Nguyễn Văn Công cũng cho biết Bộ này đang cố gắng bằng mọi khả năng có thể và ưu tiên giải quyết những vấn đề liên quan đến thuyền viên trên các tàu của Vinashinlines đang bị lưu giữ ở nước ngoài.
"Hiện việc bán tàu đang được xúc tiến triển khai tích cực và hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới sẽ bán được tàu. Khi chưa bán được tàu vẫn phải động viên anh em thông cảm với khó khăn chung của Vinashinlines để ở lại giữ tàu, ngay khi bán được tàu thì sẽ giải quyết mọi thủ tục liên quan để đưa anh em thuyền viên về nước." - Thứ trưởng Công cho biết thêm.
Theo Dantri
Sập mái vòm bê tông gần chục tấn, nhiều người thoát chết Mái vòm bê tông trên tầng 3 một căn nhà đang xây đã bất ngờ đổ sập. Nhiều người bỏ chạy tán loạn và may mắn thoát nạn. Hiện trường vụ sập mái vòm Thông tin ban đầu, vào chiều 11/7, một nhóm công nhân đang làm việc tại ngôi nhà số 186 đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM,...