Dân Trung Quốc tiêu thụ chậm, xuất khẩu cá tra chưa hết khó
Xuất khẩu cá tra trong tháng 4/2020 đã có những tín hiệu khả quan khi nhiều thị trường đã có sự tăng trưởng dương. Tuy nhiên, theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra khó thoát khỏi tăng trưởng âm trong quý II do những thị trường chính như Trung Quốc vẫn tiêu thụ chậm.
Thị trường Trung Quốc phục hồi chậm
Theo báo cáo của VASEP, tính đến hết tháng 4/2020, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 449,5 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Phần lớn các thị trường XK lớn trong top 10 thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam đều giảm về giá trị, ngoại trừ XK sang Singapore tăng 12,7% và Anh tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chế biến cá tra tại Công ty Caseamex Cần Thơ. Ảnh: TTXVN
Tính đến hết tháng 4/2020, tổng giá trị XK cá tra của cả nước đạt 449,5 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích nuôi mới cá tra cả nước là 777ha, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hongkong bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại sau khi các nhà máy chế biến của Trung Quốc quay trở lại làm việc.
Tính tới hết tháng 4/2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 111,1 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Cho tới tháng 3-4/2020, mặc dù khách hàng Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu cá tra trở lại nhưng chủ yếu với mục đích trữ hàng.
Video đang HOT
người dân Trung Quốc vẫn còn tâm lý lo sợ khi ăn bên ngoài hoặc nhiều nhà hàng còn đóng cửa sau đại dịch nên sức tiêu thụ chậm.
Tại thị trường Mỹ, sau khi tháng 3 tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2019, thì bước sang tháng 4/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này lại giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 4/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 74,6%, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Trung Quốc, EU là thị trường thứ 2 bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, nhất là tại các thị trường nhập khẩu lớn trong khối như Italy, Tây Ban Nha, Anh… Sự đình trệ kinh doanh khiến các nhà phân phối thủy sản phải giảm giá, ảnh hưởng đến giá thủy sản nhập khẩu. Tính tới hết tháng 4/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 48,3 triệu USD, giảm 36%.
“Tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại các thị trường XK lớn như Mỹ, EU, Brazil… nên XK cá tra trong quý II khó có thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm. Nếu quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì XK cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại” – VASEP dự báo.
Không mở rộng diện tích
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, diện tích nuôi mới cá tra cả nước là 777ha, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019; diện tích thu hoạch là 602ha, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm 2019; sản lượng đạt gần 180.000 tấn, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, Trung Quốc hiện đã kiểm soát được dịch và hoạt động giao thương đang bắt đầu hồi phục. Hơn nữa, hàng tồn kho ở một số quốc gia nhập khẩu chính hiện ở mức thấp.
Dự báo, khả năng ngành hàng cá tra có khả năng phục hồi hoàn toàn từ quý III/2020 và riêng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối tháng 5/2020 nên cần có kịch bản điều tiết sản xuất để tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, ông Luân dự báo Ấn Độ có thể là một thị trường tiềm năng của ngành hàng cá tra Việt Nam trong thời gian tới.
Để ngành cá có thể phát triển bền vững và đáp ứng trước những cơ hội, thách thức hiện nay, ông Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẳng định việc cải thiện chất lượng, hình ảnh sản phẩm cá tra và xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết.
Các địa phương, doanh nghiệp, vùng nuôi cần tập trung cải thiện chất lượng con giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường áp dụng công nghệ mới vào công đoạn ương dưỡng cá giống; khuyến khích doanh nghiệp có tiềm lực và nguồn lực tham gia chọn tạo, sản xuất cá tra bố mẹ; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra chất lượng cao…
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Thời gian tới, Bộ NNPTTNT sẽ phối hợp Bộ Công Thương và các hiệp, hội đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cá tra vào các thị trường tiềm năng như Nga, Brazil…; làm việc với các siêu thị, hệ thống phân phối trong nước để đẩy mạnh tiêu thụ cá tra trong nước, tránh không bị lệ thuộc, áp lực vào các thị trường xuất khẩu”.
Để phát triển ngành hàng cá tra bền vững, Bộ trưởng cũng yêu cầu các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL không mở rộng diện tích nuôi cá tra và làm bằng được giống cá tra ba cấp, trong đó có sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn trong phát triển con giống.
Vượt đại dịch Covid-19, xuất khẩu tôm dự báo tăng 3-4%
Mặc dù xuất khẩu tôm bị chững lại trong quý I/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng dự báo những tháng tiếp theo sẽ hồi phục và tăng khoảng 3-4% so với năm 2019, đạt 3,45-3,5 tỷ USD.
Đó là thông tin được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020 do Bộ NNPTNT tổ chức tại Sóc Trăng, ngày 8/5.
Hội nghị do ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo và doanh nghiệp nuôi tôm 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp nuôi tôm, điều kiện thời tiết các tháng đầu năm 2020 vùng ĐBSCL gặp nhiều bất lợi. Tình hình hạn, mặn khốc liệt; xuất hiện các cơn mưa trái mùa và biến động nhiệt độ ngày đêm lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thả nuôi tôm.
Tuy nhiên, 100% các địa phương đã xây dựng lịch thời vụ thả tôm năm 2020, đánh giá cho thấy cơ bản phù hợp với tình hình thực tế đã được phổ biến đến người dân.
Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020 do Bộ NNPTNT tổ chức. Ảnh: CTV.
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích tôm thả nuôi đạt khoảng 481.534ha (bằng gần 85% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt hơn 71% so với kế hoạch năm 2020). Sản lượng tôm nước lợ tính đến cuối 4/2020 đạt 168.600 tấn (bằng 94% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt gần 22% so với kế hoạch năm 2020).
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, từ đầu năm 2020 đến nay, có gần 16.000ha tôm nuôi bị thiệt hại. Theo đó, thiệt hại do bệnh 900ha; do môi trường 469ha; chưa rõ nguyên nhân 14.490ha.
Diện tích thiệt hại so với đầu vụ tôm năm 2019 tăng gấp 3,3 lần, trong đó thiệt hại chưa rõ nguyên nhân tăng gấp 5,83 lần. Có đến 16 tỉnh thành xuất hiện tôm chết không rõ nguyên nhân, trong đó Cà Mau là tỉnh có nhiều diện tích tôm chết chưa rõ nguyên nhất nhất.
Hết quý I/2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng gần 4,3% về lượng và tăng 1,8% về giá trị đạt 7,05 nghìn tấn, trị giá 628,55 triệu USD.
Xuất khẩu tôm dự báo sẽ tăng trong những tháng tiếp theo. Ảnh: CL.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành hàng tôm là một trong những ngành hàng đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2020 chúng ta đối mặt với nhiều thách thức, đại dịch Covid-19 xảy ra cùng lúc với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, gây nhiều khó khăn cho ngành thủy sản, trong đó có ngành tôm. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU... khả năng mở cửa lại các nhà hàng, nhu cầu sẽ dần phục hồi; thói quen tiêu dùng thay đổi cũng là lợi thế đối với các sản phẩm tôm chế biến, ăn liền, tiện dụng của Việt Nam sẽ tăng lên.
Để ngành tôm phát triển bền vững trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành chuyên môn cần kịp thời đưa ra các bản tin cảnh báo và khuyến cáo tới địa phương, cơ sở nuôi để phục vụ sản xuất; thúc đẩy và hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động của ngành thủy sản, đặc biệt triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống, tiến tới có thể phát triển hình thức mua bán tương lai mặt hàng con giống theo mục tiêu quản lý chất lượng và giảm giá thành....
Phía doanh nghiệp và người nuôi tôm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC...để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ nội địa và các thị trường mới.
Giá cá tra giảm chỉ còn 18.000 đồng/kg dù Trung Quốc đã mua trở lại Từ tháng 3 trở lại đây, thị trường Trung Quốc bắt đầu có dần các đơn hàng nhập khẩu cá tra trở lại, nhưng khách hàng Trung Quốc muốn ép giá dù giá chào bán sản phẩm đã thấp hơn so với trước dịch Covid-19 xảy ra. Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá...