Dân Trung Quốc nổi giận vì máy bay quân sự Mỹ tới Đài Loan
Dân Trung Quốc chỉ trích việc vận tải cơ C-17 chở phái đoàn Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan, hối thúc chính phủ giữ tuyên bố về “lằn ranh đỏ”.
Vận tải cơ C-17 của không quân Mỹ chở theo phái đoàn gồm ba thượng nghị sĩ Mỹ đáp xuống thành phố Đài Bắc trên đảo Đài Loan hôm 6/6 và dừng lại tại đây ba tiếng.
Các thượng nghị sĩ Mỹ Tammy Duckworth, Chris Coons cùng Dan Sullivan gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và cam kết tặng hòn đảo 750.000 liều vaccine Covid-19 để giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt tại đây.
Truyền thông Đài Loan đưa tin đây là lần đầu tiên vận tải cơ C-17 hạ cánh xuống hòn đảo từ năm 1995, song phía Trung Quốc đại lục phản ứng tương đối thận trọng.
Truyền thông Trung Quốc, bao gồm Xinhua, không đưa tin về chuyến thăm của các thượng nghị sĩ Mỹ, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng Các vấn đề Đài Loan chưa bình luận về thông tin.
Điều này khiến nhiều người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội Weibo và bày tỏ quan điểm của Bắc Kinh rằng đảo Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất của nước này.
Vận tải cơ C-17 của Mỹ hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn tại thành phố Đài Bắc trên đảo Đài Loan ngày 6/6. Ảnh: CNA .
“Lằn ranh đỏ của chúng ta không còn là lằn ranh đỏ. Nếu mọi chuyện diễn ra như vậy, làm sao người nước ngoài chịu coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc?”, bình luận được nhiều người thích nhất dưới ảnh vận tải cơ C-17 tại đảo Đài Loan trên Weibo.
Video đang HOT
Nhiều người Trung Quốc kêu gọi nỗ lực ngăn chặn việc Mỹ tìm cách từ từ mở rộng quan hệ với đảo Đài Loan mà không gây ra xung đột. Một bài đăng được chia sẻ rộng rãi nhận định chuyến thăm Đài Loan của các quan chức Mỹ là động thái “từng bước đẩy chúng ta đến lằn ranh đỏ”.
Giới chuyên gia nhận định phản ứng của dân Trung Quốc đặt ra thách thức cho chính phủ nước này trong duy trì thế cân bằng, sau nhiều năm Bắc Kinh chỉ trích dữ dội và tăng cường các hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan để ngăn Washington và Đài Bắc xích lại gần nhau.
Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc nhiều lần tuyên bố sẽ ngăn chặn những gì họ coi là hành vi can thiệp công việc nội bộ của các nước khác. Ngoại trưởng Vương Nghị hồi tháng 3 cảnh báo Mỹ “ngừng vượt qua giới hạn và thôi đùa với lửa” trong vấn đề Đài Loan.
“Tình hình chưa bao giờ ổn định và cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều có những thay đổi đáng kể trong chính sách Đài Loan của họ. Mỹ đang vượt ra ngoài thông lệ và đây là phản ứng trước quan điểm nhất quán của Trung Quốc”, Natasha Kassam, giám đốc chương trình chính sách đối ngoại và dư luận của Viện Lowy, cho biết.
Phái đoàn Mỹ và các quan chức Đài Loan tại sân bay Tùng Sơn của thành phố Đài Bắc ngày 6/6. Ảnh: AP .
Trung Quốc năm 2005 thông qua đạo luật khẳng định quyền “sử dụng các biện pháp phi hòa bình và cần thiết khác” nhằm ngăn Đài Loan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, tuyên bố ngắn gọn của Trung Quốc vạch ra lằn ranh đỏ không rõ trong vấn đề Đài Loan.
Một quan chức ngoại giao Trung Quốc năm 2017 cho biết một chuyến thăm đảo Đài Loan của chiến hạm Mỹ có thể là cơ sở phát động một chiến dịch tấn công.
Tờ Global Times, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8/2020 đăng bài xã luận cho biết Đài Loan “nguy cơ vượt qua lằn ranh đỏ” của đại lục và gây ra xung đột nếu tham gia thỏa thuận về hoạt động cất hạ cánh của máy bay quân sự Mỹ trên hòn đảo.
Tuy nhiên, tờ Global Times phản ứng “một cách kiềm chế” sau chuyến hạ cánh của vận tải cơ C-17 trên đảo Đài Loan, mô tả đây là “hành vi thông đồng” giữa Washington và giới chức hòn đảo.
Global Times dẫn lời các chuyên gia cho biết việc Mỹ tặng vaccine cho Đài Loan nhằm che giấu hoạt động trao đổi quân sự với hòn đảo, đồng thời Bắc Kinh có thể đáp trả bằng cách tổ chức nhiều cuộc tuần tra quân sự gần thành phố Đài Bắc.
Máy bay quân sự Trung Quốc gần như ngày nào cũng bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan từ tháng 9/2020. Một trong những đợt điều động lực lượng lớn nhất của Trung Quốc diễn ra hồi tháng 4, khi 25 tiêm kích và oanh tạc cơ bay qua eo biển Đài Loan. Cũng trong tháng này, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập tại vùng biển gần đảo Đài Loan.
Đảo Đài Loan và eo biển cùng tên. Đồ họa: CSIS.
Cam kết tặng vaccine là nỗ lực mới nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm trấn an giới chức Đài Loan rằng ông sẽ tiếp tục nỗ lực của chính quyền Donald Trump nhằm mở rộng quan hệ với hòn đảo. Chiến hạm Mỹ 5 lần đi qua eo biển Đài Loan sau khi Biden nhậm chức hôm 20/1, tần suất gần tương đương năm ngoái.
Drew Thompson, cựu quan chức giám sát các quan hệ quốc phòng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nhận định chuyến bay của vận tải cơ C-17 đến đảo Đài Loan “khá phù hợp” với thông lệ trước đây, đồng thời nhận định chuyến thăm của các thượng nghị sĩ Mỹ “thể hiện ủng hộ” với hòn đảo.
“Chuyến thăm nhằm trấn an lãnh đạo Thái Anh Văn rằng Mỹ chú ý đến ổn định của hai bờ eo biển Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh rằng hòn đảo cần được hỗ trợ để tự vệ”, Thompson nói.
Nghi phạm vụ tàu Đài Loan trật bánh được tại ngoại
Lee Yi-hsiang, quản lý công trường nơi xe tải trượt xuống và được cho là khiến tàu trật bánh, được tòa cho tại ngoại dù công tố viên phản đối.
Một tòa án ở Hoa Liên, Đài Loan, hôm nay quyết định cho phép Lee Yi-hsiang tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 500.000 Đài tệ (hơn 17.500 USD), đồng thời hạn chế người này rời khỏi hòn đảo trong vòng 8 tháng và yêu cầu ở lại Hoa Liên.
Lee bị cho là đã cài phanh không đúng cách, khiến xe tải ở một công trường trượt xuống đường ray, làm đoàn tàu đang trên hành trình từ thành phố Đài Bắc đến Đài Đông bị trật bánh trong đường hầm tại huyện Hoa Liên hôm 2/4. Ít nhất 51 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương trong số gần 500 hành khách.
Hiện trường vụ tàu trật bánh bên trong đường hầm thuộc huyện Hoa Liên, phía đông đảo Đài Loan, hôm 2/4. Ảnh: AFP .
Các công tố viên Đài Loan đã đệ đơn lên tòa án yêu cầu bắt Lee với cáo buộc bất cẩn gây chết người. Tòa án cho rằng việc xe tải rơi xuống đường ray có thể là do bất cẩn, nhưng không có khả năng đây là việc làm có chủ đích.
Yu Hsiu-duan, người đứng đầu phòng công tố huyện Hoa Liên, cho biết họ sẽ kháng cáo quyết định cho Lee tại ngoại. "Tòa nói rằng không có lý do gì để giữ Lee, rồi đổi nó thành một khoản bảo lãnh 500.000 Đài tệ", Yu trả lời phóng viên.
Luật sư do tòa chỉ định của Lee từ chối bình luận.
Lực lượng cứu hộ cho biết các toa tàu trong đường hầm bị xé toạc hoặc bẹp rúm do va chạm, cản trở nỗ lực tiếp cận các nạn nhân. Các nạn nhân thiệt mạng bao gồm cả lái tàu 33 tuổi và lái phụ. Hơn 70 người khác bị mắc kẹt nhiều giờ, còn một số người sống sót phá cửa sổ và bò dọc nóc tàu để thoát ra ngoài.
Đường sắt trên đảo Đài Loan được đánh giá là đáng tin cậy và hiệu quả, song gần đây xảy ra một số tai nạn chết người. Tai nạn gần nhất là vào năm 2018 khi một đoàn tàu trật bánh ở phía đông bắc Đài Loan, khiến 18 người chết và 175 người bị thương.
Đài Loan gia hạn quy định kiểm soát dịch COVID-19 Chính quyền Đài Loan cho biết sẽ gia hạn các quy định hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19 thêm 2 tuần, cho tới ngày 28-6, giữa bối cảnh tình hình lây nhiễm chưa ổn định. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, Đài Loan - Ảnh: REUTERS Sau nhiều tháng kiểm soát dịch hiệu...