Dân Trung Quốc “lên đời” phong bao lì xì
Thay vì lì xì bằng tiền mặt như mọi năm, người dân Trung Quốc năm nay mừng tuổi thông qua các phần mềm cho diện thoại di động.
Ảnh minh hoạ
Truyền thống mừng tuổi trong suốt dịp Tết Nguyên đán được “số hóa” vào năm Giáp Ngọ này.
Video đang HOT
Phần mềm di động ‘ phong bao đỏ’ trở thành cơn sốt tại Trung Quốc suốt từ ngày 26/1 vừa qua khi chương trình WeChat cho phép người sử dụng gửi tiền mặt trực tiếp thông qua thanh toán điện tử.
Người gửi có thể quyết định “mừng tuổi” bao nhiêu tùy thích, với mức tối đa là 33 USD mỗi lần chuyển tiền. Chương trình này đã khiến người sử dụng trong cộng đồng mạng ở Trung Quốc “điên đảo” với hơn 600 triệu người đăng kí.
“Hầu hết đồng nghiệp của tôi đều nghiện chương trình này. Việc chuyển tiền ngẫu nhiên thực sự vui nhộn và mua vui cho những người hâm mộ các trò cá cược” – Zheng Sheng, một thư kí tại tỉnh Quảng Đông cho biết.
Bao Ling – một nhân viên Truyền thông tại Thượng Hải – đã gửi đi 18 “phong bao đỏ” điện tử với tổng số tiền lì xì là 88 Nhân dân tệ cho các bạn học của mình. Con số 8 tượng trưng cho sự giàu có tại Trung Quốc.
“Vấn đề không phải là bạn gửi đi bao nhiêu tiền. Những con số tượng trưng cho sự may mắn và hi vọng rằng, với món quà mà bạn nhận được, bạn sẽ phát tài trong năm tới” – Bao giải thích.
Theo Vietnamnet/Sina
Chồng mang tiền lì xì của con đánh bạc
Đúng là Tết nhất lắm chuyện phức tạp, thà rằng cứ sống mãi những ngày thường còn vui hơn.
Cứ được mừng tuổi xong là đưa bố mẹ
Trẻ con hồn nhiên vô tư nhưng đúng là nhiều khi sự hồn nhiên ấy của bọn trẻ lại khiến người lớn chúng ta được phen xấu hổ. Năm nào đi chúc Tết, tôi và chồng cũng chở con trai đi cùng vì cả nhà mới có một cháu. Thật ra nhiều lúc không muốn có con cái đi cùng vì sợ các cụ lại mừng tuổi nhưng không cho trẻ đi chơi năm mới thì phải tội với chúng. Thế nên, tôi cũng đành...
Nhưng dù năm nào cũng rút kinh nghiệm thì người làm mẹ như tôi vẫn bị mấy vố xấu hổ vì con. Mỗi lần đến nhà họ hàng, được mừng tuổi trong phong bao là ngay lập tức con lại lôi tiền ra rồi đếm. Còn nhỏ nhưng trẻ giỏi đếm tiền. Cứ ít là chúng chê. Còn nhiều thì ngay lập tức đưa cho bố mẹ, bảo bố mẹ đút kĩ vào không mất. Người ngoài nhìn vào không biết lại tưởng bố mẹ xúi giục con cái, thu tiền mừng tuổi của con cái làm quỹ riêng cho mình. Thật ra trẻ nhỏ chưa biết tiêu tiền nên bố mẹ cầm là phải nhưng hành động ấy thật sự không gây được thiện cảm với người khác.
Tiền mừng tuổi của trẻ năm nào cũng do tôi cầm để mua sắm cho chúng. Sợ trẻ con không biết giữ hoặc lại đi mua đồ lung tung thì không có lợi. Có đứa còn khóc thét lên vì bố mẹ cầm tiền, thậm chí có đứa còn đòi nợ tổng số tiền bao nhiêu ngay trước mặt khách khứa khiến nhiều người ngại chín mặt. Tôi cũng từng bị vài lần như vậy. Nhưng lúc ấy thì chỉ biết cười trừ cho xong việc.
Tiền mừng tuổi của trẻ năm nào cũng do tôi cầm để mua sắm cho chúng. Sợ trẻ con không biết giữ hoặc lại đi mua đồ lung tung thì không có lợi. (ảnh minh họa)
Cãi nhau vì chồng mang tiền lì xì của con đánh bạc
Nhưng năm nay tình thế có chút khác trước. Dù con cái cũng không được cầm tiền mừng tuổi nhưng số tiền ấy đã rơi vào tay chồng. Chồng nói cầm hộ con để mua quà nhưng cuối cùng anh đã mang hết số tiền đi đánh bạc. Cũng không phải là quá lớn nhưng cũng đủ để chi tiêu cả cái Tết. Họ hàng mừng tuổi nhiều, mỗi người vài chục, vài trăm, tổng số cũng lên tới vài triệu.
Vì chuyện này mà tôi và chồng đã lời qua tiếng lại. Chồng còn dọa đánh tôi ngay trong năm mới làm tôi nghẹn ngào không nói thành lời. Người ngoài không biết nhìn vào lại bảo vợ chồng cãi nhau về chuyện tiền mừng tuổi thì thật là xấu mặt. Nhưng tôi nào có muốn thế. Chủ đích của tôi là không muốn chồng bài bạc, vì chẳng ai làm giàu được bằng thứ trò chơi ấy.
Thế mà tôi với chồng giận nhau bao nhiêu ngày vì chuyện này làm cái Tết mất cả vui. Tôi không còn cảm thấy không khí ngày xuân nữa, cuộc sống bao trùm sự ảm đạm và tức tối, vợ chồng không hòa thuận thì nói chi chuyện vui chơi.
Đúng là Tết nhất lắm chuyện phức tạp, thà rằng cứ sống mãi những ngày thường còn vui hơn.
Theo Eva
Mừng tuổi thắp sáng trường vùng cao Ở xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng còn nhiều câu chuyện nếu ai chưa được nghe hay tận mắt chứng kiến thì sẽ nghĩ đó là việc của vài chục năm về trước. Phóng to Lớp học "chờ" ở xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Nói đến xã Sơn Lập, người dân Cao Bằng ai cũng biết...