Dân Trung Quốc không hài lòng về pháp lý, Bắc Kinh hứa hẹn cải tổ pháp quyền
Hệ thống pháp lý Trung Quốc (TQ) sẽ độc lập hơn và chuyên nghiệp hơn, là lời hứa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khi người dân không hài lòng về hệ thống pháp lý.
Đĩa mỹ nghệ vẽ ông Tập, bán tại Bắc Kinh khi CPC họp hội nghị trung ương 4
Sau 4 ngày họp, Hội nghị trung ương 4 của CPC đã bế mạc tối 23.10. Tân Hoa xã đăng tải một tuyên bố cải tổ ngành pháp lý, nhưng chỉ đưa ra vài chi tiết về cách CPC sẽ cải thiện một hệ thống pháp lý bị tố cáo đầy những tham nhũng, yếu kém trong việc tuân thủ pháp luật và thiếu sự minh bạch.
Theo báo The Wall Street Journal, tại một quốc gia mà giai cấp lãnh đạo đứng trên cả pháp luật, thì rất ít người kỳ vọng CPC sẽ cho phép một nền tư pháp độc lập thật sự.
Tuyên bố chủ đề chính của Hội nghị trung ương 4 -từ trước khi khai mạc hội nghị-là Tổng bí thư CPC Tập Cận Bình sẽ báo cáo vấn đề “thúc đẩy toàn diện công tác pháp trị”, tập trung vào việc về việc điều hành TQ theo đúng tinh thần pháp luật.
Tuyên bố này đã tạo ra sự kỳ vọng rằng CPC sẽ có những hành động cụ thể để chuyển ít nhất một số quyền lực của đảng vào hệ thống pháp lý.
Ở những hội nghị trước, CPC thường tiếp nối tuyên bố ban đầu bằng những chủ trương mang chi tiết cụ thể hơn, khoảng một tuần sau khi bế mạc hội nghị.
Nhưng tối thứ Năm qua, bản tuyên bố không đưa ra chi tiết nào về việc CPC sẽ quyết tâm từ bỏ chuyện “hứa suông” rằng sẽ tuân thủ pháp luật.
Theo các nhà phân tích, việc chú trọng tuân thủ pháp luật cho thấy ông Tập không muốn đề cập những thành tựu trước đây, như tăng trưởng kinh tế chóng mặt, đời sống nhân dân được nâng cao.
Video đang HOT
Khi khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn, phát sinh quá nhiều vụ tranh chấp, CPC chịu sức ép phải chứng minh khả năng điều hành công bằng và minh bạch.
CPC gián tiếp thừa nhận việc nhân dân không còn tín nhiệm cao chốn công đường, nhưng cùng lúc mô tả việc đảng nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống pháp lý là “yêu cầu cơ bản” và là “nền tảng” của sự tuân thủ luật pháp.
Cho đến nay, ngành tòa án, công an và ngành kiểm sát TQ đều do CPC kiểm soát, và những quy định trong hiến pháp-bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo cùng các quyền khác-đều bị gạt sang một bên, khi nó đi ngược với lợi ích của đảng, theo The Wall Street Journal.
CPC cho biết sẽ có các bước cải thiện độ tín nhiệm của cấp tòa, gồm một cơ chế mới chặn lãnh đạo can thiệp vào nghững phán quyết của tòa, hoặc lập một cấp tòa mới để rút bớt một số quyền pháp lý của giới công bộc địa phương.
Cấp tòa mới này có thể là áp dụng lại hệ thống tòa lưu động của thời phong kiến Trung Hoa, với các quan tòa cỡ Bao Công đi kiểm tra những vụ án, khiếu kiện của dân oan.
Hoặc là một hệ thống tòa cấp tỉnh trực tiếp báo cáo với trung ương, từ đó chặn sự can thiệp vào những phán quyết của cán bộ lãnh đạo địa phương hoặc cấp tỉnh.
Đó là những thay đổi để đem lại công bằng pháp lý ở cấp địa phương, nơi có những vụ nổi loạn và có thể chuyển thành bạo lực, vì cán bộ chính quyền địa phương đối xử thiếu công bằng với nhân dân.
Nhằm cải thiện hệ thống tư pháp ở cấp địa phương, Hội nghị trung ương 4 của CPC đã được kỳ vọng sẽ trao cho tòa cấp tỉnh quyền giám sát hoạt động của tòa cấp dưới, trong những lĩnh vực vốn, chỉ định cán bộ và không cho phép chính quyền địa phương can thiệp vào những phán quyết của tòa án cấp thấp.
Các thay đổi khác có thể gồm “sàng lọc” thẩm phán để bảo đảm họ đạt chất lượng phán xử chuyên nghiệp, đưa ra những phán quyết đúng pháp luật để giữ uy tín của tòa.
Nhưng các cấp tòa TQ vẫn chịu sự kiểm soát của CPC, và các lãnh đạo CPC đều đã bác noi theo mô hình pháp lý hoàn toàn độc lập của phương Tây.
Tuyên bố của CPC lập khung để “bắt đầu có sự thu xếp giữa quyền can thiệp của đảng với sự độc lập của ngành tư pháp”, theo nhà phân tích chính trị Zheng Yongnian của đại học quốc gia Singapore.
“Họ nói về hệ thống pháp lý theo nghĩa hẹp. Dĩ nhiên mục tiêu chính là duy trì sự tồn vong của CPC”.
Tuyên bố của CPC cũng không có thông tin nào về cuộc điều tra cựu ủy viên Bộ chính trị CPC Chu Vĩnh Khang, người bị nghi vi phạm kỷ luật đảng (thuật ngữ để chỉ tội tham nhũng)
Các nhà phân tích cho rằng Chu, 71 tuổi, sẽ bị khai trừ đảng. Tuyên bố cho biết đã khai trừ đảng đối vói nhiều ủy viên, gồm nhiều người có quan hệ với họ Chu.
Theo The Wall Street Journal, cuối tuần này có thể có thêm thông tin về số phận của họ Chu, khi ngày mai 25.10 sẽ có cuộc họp của Ủy ban kiểm tra-kỷ luật trung ương đảng (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của CPC.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc tăng độc lập cho tư pháp
Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) bế mạc vào hôm qua, với những kết luận chính nhấn mạnh việc thúc đẩy pháp quyền và trao quyền độc lập hơn cho hệ thống tư pháp.
Dân làng Fuyou, Trung Quốc trong cuộc đụng độ do tranh chấp đất đai hôm 14/10. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, hội nghị Trung ương 4 diễn ra vào thời điểm nền kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, làm dấy lên nguy cơ xảy ra thêm nhiều tranh chấp.
Các biện pháp đề ra trong hội nghị phản ánh định hướng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn trong xã hội. Một ví dụ tiêu biểu là vụ đụng độ hôm 14/10, khi dân làng ở Fuyou, Trung Quốc bắt cóc các công nhân xây dựng, trói và thiêu sống họ bằng xăng do bất bình về vấn đề đền bù đất đai.
Tranh chấp đất đai, tham nhũng, ô nhiễm môi trường là những vấn đề thường ít được tòa án giải quyết, dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người dân, đe dọa sự ổn định xã hội. Vì thế hội nghị trung ương lần này tìm cách giải quyết tình trạng trên bằng cách củng cố hệ thống tư pháp.
Theo Xinhua, các quyết định sau hội nghị này sẽ trao quyền độc lập hơn cho hệ thống tư pháp của Trung Quốc. Ủy ban Trung ương sẽ giảm bớt quyền kiểm soát của các quan chức đảng địa phương trong hệ thống pháp luật. Bắc Kinh sẽ thiết lập các tòa án lưu động để cắt đứt kết nối trực tiếp giữa các thẩm phán và các lãnh đạo đảng ở địa phương. Điều này khiến các quan chức cấp thấp khó có thể can thiệp vào thủ tục pháp lý để phục vụ cho lợi ích riêng của họ.
Cheng Li, một thành viên cấp cao tại Viện Brookings ở Washington chỉ ra rằng Hội nghị trung ương 4 khẳng định đảng sẽ dẫn đầu việc cải cách hiến pháp, ngụ ý tái khẳng định sự lãnh đạo mọi mặt của đảng.
Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy việc thực thi pháp quyền và thi hành kỷ luật nghiêm ngặt trong quân đội, tập trung vào mục tiêu xây dựng lực lượng vũ trang mạnh mẽ để đối phó với các tình huống mới. Bắc Kinh sẽ thiết lập một hệ thống pháp luật quân sự mang đặc tính riêng của Trung Quốc, nâng cao việc thực thi pháp quyền trong quốc phòng và xây dựng quân đội. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó cũng khẳng định việc loại bỏ tham nhũng ra khỏi quân đội là ưu tiên hàng đầu.
Những biện pháp này thể hiện chương trình nghị sự ông Tập theo đuổi. Kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 3/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình, người có bằng tiến sĩ luật, tuyên bố sẽ đặt "quyền lực vào khuôn khổ của các quy định" và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng, được nhiều người dân Trung Quốc ủng hộ.
Mặc dù Hội nghị trung ương 4 đã đưa ra những biện pháp cải cách về tư pháp, ít nhà phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ có thay đổi chính trị đáng kể trong thời gian tới. Ông Tập hồi tháng 4 cảnh báo rằng sao chép mô hình chính trị nước ngoài có thể là một thảm họa đối với nước này.
Tuyên bố kết quả hội nghị trung ương 4 không nhắc đến biện pháp xử lý đối với một trong những cựu quan chức cấp cao nhất đang bị cơ quan đảng điều tra. Ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, đang trong quá trình bị điều tra về "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng", một cụm từ thường dùng để chỉ tội tham nhũng.
Phương Vũ
Theo VNE
Biểu tình lớn tại Quý Châu, Trung Quốc phải điều xe bọc thép dẹp loạn Suốt từ ngày 11/10 đến nay, ở tỉnh Quý Châu - Trung Quốc nổ ra cuộc biểu tình lớn với hàng chục ngàn người tham gia. Chính quyền Trung Quốc đã điều hàng ngàn cảnh sát đặc biệt với cả máy bay trực thăng và xe bọc thép để dẹp loạn. Trung Quốc điều xe bọc thép dẹp biểu tình tại Quý Châu...