Dân Trung Quốc đổ xô đào cổ vật ven sông
Dân một làng ven dòng Đại Vận Hà đua nhau đào bới cổ vật sau khi có người mò được con kỳ lân bằng đồng.
Hôm 31/3, tin về một người mò được kỳ lân bằng đồng từ thời cổ dưới đáy sông lan truyền mạnh ở huyện Hoạt, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khiến nhiều người đổ tới khu vực này đào bới.
Khúc sông chảy qua huyện Hoạt đang được ngăn dòng để cải tạo, lộ toàn bộ đáy. Nhiều người đã đào được đồ vật có từ thời Chiến quốc (thế kỷ 5 trước Công nguyên – năm 221 trước Công nguyên). Dân làng cho rằng đây là đồng tiền Thông Bảo thời Càn Long (1736-1795), mặt sau tiền in văn tự dân tộc Mãn.
Theo giới sưu tầm cổ vật Hà Nam, dưới đáy sông còn có gạch thời Minh và xương mãnh thú thời kỳ này.
Một con kỳ lân bằng đồng rất hiếm gặp, vật này được cho là có từ thời Chiến Quốc. Niên đại chính xác của nó đang được giám định.
Đại Vận Hà là con kênh nối liền hai miền nam bắc Trung Quốc. Cuối thời Đông Hán (23-220 sau Công nguyên), Tào Tháo cho làm nhiều công trình dẫn nước vào đây.
Thời Xuân Thu (722-481 trước Công nguyên), phần Đại Vận Hà chảy qua tỉnh Hà Nam thuộc nước Vệ nên từ thời Minh (1368-1644), người ta bắt đầu gọi là sông Vệ.
Video đang HOT
Những đồng tiền cổ chưa xác định niên đại được người dân đào lên.
Tranh thủ lúc sông cạn nước, nhiều người mang cả máy dò kim loại tới tìm kiếm vận may. Nơi này hiện còn 9 bến cảng, 3.000mtường thành từ thời cổ còn được bảo toàn tương đối nguyên vẹn.
Một vật lạ chưa xác định được đào lên. Ước tính mỗi ngày đều có hơn 100 người đào bới dưới lòng sông.
Dân làng nói đây là những đồng tiền Thông Bảo thời vua Càn Long nhà Thanh.
Văn Việt
Ảnh: Sina
Theo VNE
Dân Trung Quốc vạ vật ở ga tàu để về quê ăn Tết
Cứ mỗi dịp Tết đến, hàng trăm triệu người dân Trung Quốc lại phải đối mặt với hành trình về quê đầy khó khăn.
Ga tàu chật ních người ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 30/1.
Các phương tiện giao thông bị quá tải khi hàng trăm triệu người bắt tàu, máy bay, xe buýt về thăm gia đình trong dịp tết Nguyên đán cổ truyền. Khi thời tiết không thuận lợi, hành trình về quê trở thành ác mộng đối với một trăm nghìn người mắc kẹt ở ga tàu Quảng Châu hôm qua.
Một người đàn ông vác hành lý ra khỏi ga tàu ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, hôm 31/1.
Một cặp đôi co ro trong giá rét tại một ga tàu ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông hôm 25/1.
Cậu bé Wei Yangkun 2 tuổi rưỡi được mẹ bế khi chuẩn bị lên tàu từ nhà ga Bắc Kinh về quê ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam hôm 25/1.
Một cảnh sát vũ trang giữ trật tự ở ga tàu Bắc Kinh hôm 24/1 giữa dòng người đổ về quê đón tết Nguyên đán.
Một hành khách nằm ngủ trên vali trong chuyến tàu từ thành phố Thượng Hải đến Thạch Gia Trang (cách Bắc Kinh khoảng 263 km về phía tây nam) hôm 27/1.
Một người mẹ giữ ấm cho con dưới nhiệt độ âm bên ngoài ga tàu Bắc Kinh hôm 24/1.
Bé Ma Jiaqi 5 tuổi và mẹ ở ga tàu Bắc Kinh đi thành phố Trường Xuân (cách Bắc Kinh khoảng 970 km), tỉnh Cát Lâm, hôm 25/1.
Cảnh trên đoàn tàu từ Thượng Hải tới Thạch Gia Trang dừng ở ga Vô Tích hôm 27/1.
Hành khách chia tay nhau ở ga tàu Bắc Kinh hôm 24/1 trước khi về quê ăn Tết.
Dòng người dài xếp hàng chờ lên tàu ở ga phía tây Bắc Kinh hôm 24/1.
Tuyết rơi ở một ga tàu tại tỉnh Sơn Đông hôm 24/1.
Người dân khuân vác hành lý ra tàu ở nhà ga chính tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông hôm 31/1.
Ngọc Huyền
Ảnh: Reuters
Theo VNE
Lỗ hổng khiến dòng chảy cổ vật của IS tràn khắp thế giới Sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, giám sát đường đi cũng như nguồn gốc của cổ vật là một phần nguyên nhân khiến nạn buôn lậu những món đồ này bùng nổ. Hình ảnh cắt từ video quay cảnh lính IS dùng búa tạ đập phá tượng cổ trưng bày trong bảo tàng Nineveh ở Mosul, Iraq. Ảnh: NYTimes Sáng sớm một...