Dân Trung Quốc đau đầu vì giá thực phẩm trong thương chiến với Mỹ
Căng thẳng thương mại với Mỹ đẩy giá thực phẩm tăng đến mức nhiều người Trung Quốc giờ đây ví hoa quả “đắt như vàng”.
Một phụ nữ Trung Quốc trong siêu thị hồi tháng 3. (Ảnh: Reuters)
Công việc kinh doanh thường luôn nhộn nhịp tại chợ đầu mối Tân Phát Địa ở phía nam thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, nơi cửa hàng, quán ăn và khách hàng thường mua bán trái cây, rau củ bằng thùng, còn các chủ sạp luôn bận rộn.
Nhưng vào một buổi chiều gần đây, các chủ sạp táo tại khu chợ này lại ngồi ngáp ngắn ngáp dài. Giá táo đã tăng gần gấp đôi, lên tới hơn 12 tệ/kg (khoảng 1,75 USD), khiến người mua hàng không mấy mặn mà.
“Ai ăn táo thời điểm này chắc hẳn phải rất giàu”, Li Tao, người bán táo hơn 20 năm, chia sẻ. Theo ông, người lao động nhập cư không thể đủ tiền ăn táo bởi chúng quá đắt đỏ.
Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái kinh tế và cuộc chiến tranh thương mạivới Mỹ, giờ đây lại thêm phần lo lắng khi giá thực phẩm tăng cao. Không chỉ táo, các loại hoa quả và rau xanh khác cũng đều tăng giá. Giá thịt lợn tăng vọt trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành. Thịt gà, thịt bò, thịt cừu cũng không nằm ngoài cơn bão tăng giá.
Ngoài giá thực phẩm tăng, Trung Quốc dường như không chứng kiến tình trạng lạm phát trên diện rộng. Tuy nhiên, chi phí thực phẩm tăng đang dần trở thành chủ đề nóng. Chính phủ tiếp tục trấn an người dân rằng nguồn cung cấp thực phẩm vẫn dồi dào trong khi họ thực hiện các biện pháp bình ổn giá.
Video đang HOT
Theo George Magnus, chuyên gia tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, dù mức lạm phát chung có thể không cao, việc giá những loại thực phẩm thường thấy như thịt lợn, hoa quả, rau xanh tăng có thể ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng và đây là vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Ngay cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tỏ ra ngạc nhiên về tình hình giá cả hiện nay khi ông tới thăm một cửa hàng bán trái cây ở tỉnh Sơn Đông. “Giá đã tăng cao đến vậy ư?”, ông nói sau khi người bán hàng cho biết giá táo đã tăng hơn hai lần so với năm ngoái.
Giá thực phẩm tăng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã khiến hơn một triệu con lợn bị tiêu hủy. Về hoa quả và rau củ, chính quyền Trung Quốc đổ lỗi cho thời tiết và khẳng định giá tăng chỉ là tạm thời.
“Ai cũng quan tâm tới giá hoa quả, rau củ và thịt lợn”, Chejun Pan, giám đốc điều hành lĩnh vực thực phẩm và nông sản tại trung tâm nghiên cứu RaboResearch, nói.
Các chuyên gia Trung Quốc cũng đang theo dõi tình trạng lây lan của một loại sâu bệnh có tên sâu keo mùa thu, thường gây hại cho những loại cây trồng như lúa, cao lương và ngô. Hơn 900 km2 đồng ruộng đã bị loài sâu này phá hoại, và tác động của nó đối với giá cả lương thực sẽ thể hiện rõ nhất vào cuối năm nay.
Giá thực phẩm tăng trùng với thời điểm nhạy cảm của nền kinh tế Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo người dân về một thời kỳ khó khăn phía trước, khi căng thẳng thương mại với Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dữ liệu công bố hồi tuần trước cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chững lại. Hồi tháng ba, Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận kinh tế đang chịu nhiều áp lực và Bắc Kinh phải giảm kỳ vọng tăng trưởng trong năm nay.
Giá cả thực phẩm tăng tạo nên nỗi lo về lạm phát. Giới chuyên gia nhận định đây chưa phải vấn đề quá lớn với Trung Quốc, song vấn đề này vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các hộ gia đình cũng như giới lãnh đạo.
Một chợ hoa quả ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: New York Times)
Tháng 4, giá thịt lợn đã tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá thực phẩm nói chung tăng 6,1%. Các lãnh đạo ngành nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo giá thịt lợn năm nay có thể tăng tới 70%. Một tuần trước, giá nhóm 7 loại quả phổ biến cũng đạt mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Tình trạng tăng giá bắt đầu lan sang các loại thực phẩm khác. Giá thịt lợn cao khiến một số nhà hàng và gia đình chuyển sang lựa chọn thịt gà, thịt lợn hay thịt cừu, làm giá những loại thịt này tăng theo. Bên cạnh đó, tình trạng các thương lái và lò mổ tăng mua để tích trữ thịt đợi mức giá cao hơn đã làm rối loạn mạng lưới cung cấp thịt từ trang trại đến bàn ăn.
Chưa rõ việc tăng giá có ảnh hưởng tới các khu vực khác của nền kinh tế hay không nhưng nhận thức về tình trạng lạm phát có thể khiến nhân viên tại những công ty nhà nước yêu cầu tăng lương, Harry Broadman, cựu chánh văn phòng Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, hiện là chủ tịch một công ty tư vấn toàn cầu, đánh giá. “Đây không chỉ là một vấn đề kinh tế. Đây là vấn đề kinh tế chính trị”, Broadman nhấn mạnh.
Trên mạng, những ý kiến bất bình đang xuất hiện ngày càng nhiều. Trong một bài đăng của hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc khuyên mỗi người dân nên ăn ít nhất 500 g rau và 250 g hoa quả mỗi ngày, một bình luận thu hút được nhiều chú ý hơn cả: “Tôi không đủ tiền để ăn nữa rồi. Hoa quả giờ đắt như vàng”.
Nguồn: VnExpress
Bệnh nhân huyết áp cao dễ mắc bệnh tim mạch và suy thận hơn
Những người bị huyết áp cao có thể mắc các bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính nhanh gần gấp đôi so với những người chỉ bị tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Ảnh minh họa
Đây là kết quả theo số liệu điều tra sức khoẻ của Tập đoàn Y tế Quốc gia Singapore (NHG).
Theo thống kê 252.000 trường hợp tìm cách điều trị các loại bệnh này trong giai đoạn 2010-2017, tỷ lệ tiến triển hàng năm của họ là bị biến chứng như bệnh mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ và phình động mạch, là 6,3%.
Con số này nhanh hơn tỷ lệ 4,6% đối với những người chỉ bị huyết áp cao và tiểu đường.
Một phát hiện quan trọng khác của NHG là phụ nữ Malaysia và Ấn Độ có tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận và mạch vành mãn tính cao hơn nam giới, trong khi phụ nữ Trung Quốc có tỷ lệ tiến triển thành bệnh thận mãn tính cao hơn.
Số lượng bệnh nhân đột quỵ được dự đoán sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 20.300 trường hợp trong năm 2017 lên hơn 41.900 ca vào năm 2050.
Theo vtv.vn
Giàu như phụ nữ Trung Quốc, ném tiền vào hàng hiệu để giải tỏa áp lực Túi Chanel, Hermes, son Tom Ford... với nhiều phụ nữ Trung Quốc là những phần thưởng họ dành cho bản thân sau 12 giờ mỗi ngày nai lưng làm việc nơi văn phòng. Maggie Chen, đang làm việc tại một công ty truyền thông ở Thẩm Quyến, Trung Quốc, gần đây đã mua một chiếc túi Chanel và ba thỏi son Tom Ford....