Dân Trung Quốc cũng phản đối “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu
Việc 6 triệu hộ chiếu mới của Trung Quốc được in hình bản đồ “đường lưỡi bò” đang gặp phải sự phản đối ngay trong chính dư luận nước này.
Dân Trung Quốc phản đối hộ chiếu in “đường lưỡi bò” trên diễn đàn bbs.tiexue.net.
Vài ngày qua, vấn đề Trung Quốc cho in chìm hình “đường lưỡi bò” trong mẫu hộ chiếu mới không chỉ gây phản ứng trong dư luận khu vực và thế giới, mà còn trở thành tâm điểm tranh luận trên chính các diễn đàn trực tuyến của nước này.
Mạng Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân Trung Quốc đang làm việc ở một nước thành viên ASEAN cho biết 3 người bạn của anh đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xin thị thực xuất nhập cảnh vào nước khác.
Tương tự, một cư dân mạng Trung Quốc có biệt danh David cũng than thở trên trang mạng weibo rằng chỉ vì tấm hộ chiếu mới mà anh ta đã gặp nhiều phiền toái khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Còn trên diễn đàn bbs.tiexue.net của Trung Quốc, không ít cư dân than vãn rằng, chỉ vì “đường lưỡi bò” mà họ mất rất nhiều thời gian khi nhập cảnh vào Philippines, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ… Điều này khiến họ cảm thấy rất khó chịu vì trước đó không được báo chí cũng như chính quyền Trung Quốc cảnh báo.
Video đang HOT
“Dù có thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu này. Mẫu hộ chiếu mới chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân…”, một thành viên mạng có tên Hbomb viết.
“Các ông không nên gây khó khăn cho người dân”, một ý kiến nữa nói.
Thành viên có tên Greywoof phản ứng: “Hộ chiếu là nơi thể hiện quyền hành của chính phủ, chứ không phải là chỗ thể hiện văn hóa dân tộc”.
“Giờ thì tốt rồi, người ta lại có thêm lý do để gây khó khi mình nhập cảnh”, một ý kiến tự châm biếm.
Vì quá e ngại những rắc rối từ tấm hộ chiếu mới, thành viên tên Mumbojumbo thậm chí còn vẽ nên viễn cảnh: “Xem ra sẽ có nhiều người dân Trung Quốc muốn từ bỏ quốc tịch của mình. Năm nay sẽ đặc biệt nhiều đấy”…
Thẳng thắn hơn, có cư dân mạng Trung Quốc nhận xét việc đổi hộ chiếu là một “chiêu” thất bại của Bắc Kinh. Người này đặt câu hỏi: “Nếu ngày mai Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ cũng đổi hộ chiếu mới thì sao?”.
Kể từ khi Trung Quốc ban hành mẫu hộ chiếu mới có in hình “đường lưỡi bò”, hầu hết các nước đã từ chối cấp thị thực hoặc đóng dấu xuất nhập cảnh vào các tấm hộ chiếu này.
Ấn Độ cho biết chỉ cấp thị thực sau khi cho in đè bản đồ của Ấn Độ lên bản đồ có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Philippines đóng dấu hủy các trang có in “đường lưỡi bò”, còn Việt Nam chọn cách đóng dấu nhập cảnh cho công dân Trung Quốc vào một giấy thông hành rời và sẽ thu lại giấy này sau khi công dân Trung Quốc làm thủ tục xuất cảnh.
Đài Loan kịch liệt phản đối
Được coi là một phần không thể tách rời của Trung Quốc Đại lục, song Đài Loan cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ hộ chiếu mới có in đường đứt đoạn 9 khúc của Bắc Kinh.
“Hộ chiếu mới của Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ thực tế và chỉ kích động thêm tranh chấp”, Ủy ban phụ trách các vấn đề Đại lục của Đài Loan ra tuyên bố nêu rõ.
Cũng theo Ủy ban trên, chính quyền và nhân dân Đài Loan không chấp nhận hộ chiếu mới của Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào.
“Đài Loan không công nhận hộ chiếu có in đường lưỡi bò của Trung Quốc. Bất cứ công dân Đại lục nào muốn vào Đài Loan sẽ được cấp một giấy thông hành riêng”, Ủy ban này khẳng định.
Các đảng cầm quyền và các nhà lập pháp đối lập ở Đài Loan cũng lên án hành động kích động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông của Đại lục, cho rằng hành động này của Bắc Kinh chỉ càng khoét thêm hố sâu ngăn cách giữa hai bờ và làm xói mòn mối quan hệ mới được nhen nhóm không lâu giữa hai bên kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan cách đây hơn 4 năm.
Theo Dantri
Trung Quốc đẩy mạnh du lịch phi pháp ở Hoàng Sa
Chính quyền Trung Quốc quyết mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền Việt Nam, còn dân nước này cũng đang đưa du khách chui tới đây.
Giới chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đang xúc tiến mở tuyến du lịch phi pháp từ Tam Á tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Quảng Châu nhật báo, tuyến du lịch sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào cuối tháng này. Tờ báo còn ngang nhiên "quảng cáo" rằng chuyến du lịch kéo dài 4 ngày, với giá 5.000 nhân dân tệ (hơn 16 triệu đồng)/người. Cũng theo Quảng Châu nhật báo, nội trong năm nay, Trung Quốc có thể đưa thủy phi cơ vào phục vụ du lịch tới Hoàng Sa. Trong khi đó, một số người môi giới chui ở Trung Quốc đã tổ chức tàu cá chở khách du lịch đến Hoàng Sa, theo Tân Hoa xã ngày 12.10. Mỗi người trả 7.800 nhân dân tệ để được chở tham quan xung quanh đảo Phú Lâm trong một tuần.
Trụ sở "TP.Tam Sa" do Trung Quốc xây phi pháp trên đảo Phú Lâm - Ảnh: AFP
Đây là hành động mới nhất nằm trong ý đồ hợp lý hóa cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung Quốc ngang nhiên lập hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, tổ chức diễn tập tại khu vực vùng biển Hoàng Sa hay lập Phòng khí tượng "TP.Tam Sa" trên đảo Phú Lâm... Ngày 11.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Trong diễn biến liên quan, Phó chánh văn phòng nội các Nhật Tsuyoshi Saito vừa thảo luận với Thủ tướng Campuchia Hun Sen về tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông tại Phnom Penh ngày 9.10, theo báo The Cambodia Daily. Một số nguồn tin cho hay Tokyo muốn quan điểm của họ về tranh chấp ở 2 vùng biển nói trên được đưa vào các văn kiện của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, dự kiến diễn ra ở Campuchia vào tháng tới. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba hôm qua tuyên bố sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, một ngày sau khi quan chức hai bên có cuộc gặp nhưng chưa giảm được bất đồng, theo AFP.
Theo TNO
Thách thức từ một Trung Hoa già cỗi Đã hơn một thập kỷ kể từ khi Trung Quốc chính thức trở thành một quốc gia 'già', và kể từ đó, quá trình lão hóa của dân số nước này chỉ trên đà tăng tốc. Vào năm 2000, số người ở độ tuổi 60 hoặc cao hơn đã vượt quá 10% trong tổng số dân số, và gần 7% dân số đã...