Dân trồng hoa Ecuador lo sốt vó vì Snowden
Người trồng hoa ở Ecuador đang lo ngại đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ vì vụ Snowden sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh doanh của họ.
Trước đây anh Gino Descalzi từng lo lắng về những thứ như sâu hại, nấm mốc và chi phí cao để vận chuyển hàng triệu bông hồng một năm từ Ecuador tới các cửa hàng bán hoa ở Mỹ. Còn trong những ngày này, anh không thể tin được rằng mình lại phải lo lắng về một cựu điệp viên 30 tuổi đang mắc kẹt tại khu quá cảnh của một sân bay ở tít Moscow.
Hôm thứ Năm tuần trước, chính quyền Obama đã phát đi tín hiệu đầu tiên về đòn trừng phạt kinh tế với quốc gia Nam Mỹ này khi trì hoãn vô thời hạn quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm hoa hồng trị giá khoảng 250 triệu USD mỗi năm từ Ecuador. Động thái này đã tác động không nhỏ lên chính phủ thiên tả của Ecuador, nơi được cho là sẽ cấp cơ chế tị nạn chính trị cho cựu điệp viên CIA Edward Snowden.
Người trồng hoa Ecuador “thấp thỏm” với số phận của Snowden
Tuy hiện nay người ta vẫn chưa biết chắc điều gì sẽ xảy ra đối với Snowden, nhưng những người trồng hoa hồng, cúc tây và phi yến trên những vùng cao nguyên Ecuador đang lo ngại sâu sắc rằng mình sẽ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ trong cuộc tranh cãi chính trị về số phận của cựu điệp viên này.
Video đang HOT
Cựu điệp viên CIA Edward Snowden
Ông Descalzi, người đang điều hành một công ty xuất khẩu xuất đi 22 triệu bông hồng mỗi năm cho biết: “Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn hoàn cảnh tài chính của các công ty và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc thị trường. Chúng tôi thật sự sốc trước một sự kiện cách xa khỏi đời sống chính trị và kinh tế của Ecuador đến như vậy lại gây cho chúng tôi nhiều chấn động và lo lắng thế này.”
Người trồng hoa Ecuador đã rất kỳ vọng vào việc nước Mỹ thông qua quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu hoa hồng. Đối với họ, bất cứ sự trì hoãn nào đều khiến cho họ cảm thấy vô cùng bất an.
Ngay cả khi Snowden không bao giờ đặt chân tới đất Ecuador và Mỹ cắt giảm 6,8% thuế nhập khẩu đối với hoa hồng Ecuador và các loại thuế khác thì người trồng hoa nước này vẫn lo lắng rằng cuộc tranh cãi này sẽ hủy hoại hình ảnh về một đất nước Ecuador ổn định và đáng tin cậy trong mắt người Mỹ, khiến những người mua hoa tìm tới đối thủ cạnh tranh của họ là Colombia.
Hoa hồng Ecuador đang có nguy cơ trở thành nạn nhân trong vụ Snowden
Hiện nay ngành công nghiệp trồng hoa ở Ecuador có khoảng 550 trang trại trên khắp đất nước với tổng số nhân công lên tới 50.000 người, gián tiếp tạo ra 110.000 công ăn việc làm. Những người đại diện cho ngành trồng hoa Ecuador đã khó nhọc vận động gần một năm trời ở Washington để Mỹ cắt giảm thuế nhập khẩu hoa hồng cho nước này theo Chế độ Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) dành cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Còn giờ đây, những nhà trồng hoa này lại chuyển sự chú ý của mình sang chính phủ Ecuador và cầu mong rằng họ sẽ không cấp cơ chế tị nạn cho Snowden. Ông Descalzi kêu gọi: “Chúng tôi không thể đẩy lợi ích của 14 triệu người dân Ecuador vào thế nguy hiểm vì một hacker 29 tuổi mà chúng tôi chưa từng biết mặt. Con người này không hề có ý nghĩa gì đối với chúng tôi.”
Theo 24h
Ecuador: Nga sẽ quyết định đích đến của Snowden
Trước sức ép từ phía Mỹ, Tổng thống Ecuador khẳng định đích đến của cựu nhân viên CIA Edward Snowden phụ thuộc vào quyết định của Nga, chứ không phải của Quito.
Tổng thống Ecuador Rafael Correa sẽ đưa ra giải pháp cho Snowden dựa trên quyết định của Nga, chứ không phải sức ép của Mỹ.
Sau khi nhận cuộc điện đàm của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden với lời đề nghị chính quyền Ecuador không được cấp giấy tị nạn cho Snowden, tối 29/6, Tổng thống Ecuador Rafael Correa đã đưa ra phản ứng đầu tiên về lời đề nghị này.
"Để giải quyết đơn xin tị nạn, Snowden phải hiện diện trên lãnh thổ của Ecuador. Hiện tại, giải pháp về đích đến của Snowden đang nằm trong tay chính quyền Nga", ông Correa nói trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức tư nhân Oromar.
Theo ông Correa, chính phủ Ecuador sẽ lắng nghe những ý kiến của giới chức Mỹ, song quyết định cuối cùng nằm ở phía Quito và Mátxcơva.
Snowden đang bị chính phủ Mỹ cáo buộc hoạt động do thám sau khi tiết lộ chương trình giám sát tối mật của chính phủ Mỹ. Hiện tại, nhân viên kỹ thuật 30 tuổi nay đang lưu trú tại sân bay quốc tế ở thủ đô Mátxcơva kể từ khi rời Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) hôm 23/6 vừa.
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chính quyền của Tổng thống Obama tiếp tục gia tăng sức ép lên Quito và các nước khác có ý định cấp quy chế tị nạn cho Snowden như Iceland và Venezuela, thì rất có thể sẽ khiến nhân viên này quyết định ở lại trong khu quá cảnh sân bay, giống như một nhà bất đồng chính kiến của Iran đã từng sống tại sân bay Sharle de Gaulle của Pháp trong gần 10 năm trời.
Theo Dantri
Nga sẽ cân nhắc về Snowden Điện Kremlin hôm qua tuyên bố họ sẽ chú ý tới ý kiến của người dân và các nhà hoạt động nhân quyền khi xem xét vụ việc của Edward Snowden, một động thái có thể giúp "kẻ phản bội Mỹ' xin tị nạn tại Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin im lặng về vụ Edward Snowden kể từ khi cựu nhân viên...