Dân Tripoli yêu cầu quân đội NTC ra khỏi thành phố
Người dân Tripoli muốn các lực lượng quân sự của phe nổi dậy ra khỏi thành phố.
Người dân bức xúc với binh sĩ nổi dậy
Đã hơn một tháng kể từ khi lực lượng nổi dậy chiếm được Tripoli nhưng ngày ngày, tiếng súng phòng không và vũ khí tự động vẫn vang rền trên bầu trời Tripoli, các nhóm lính trẻ trên xe bán tải trang bị vũ khí hạng nặng chạy ngược xuôi trên đường phố.
Đường phố Tripoli trở nên tác nghẽn với những chiếc xa bán tải chờ trên đó là những chiến binh trẻ rậm râu, mặc đồ thể thao đội mũ đỏ, mang súng AK-47 và thi thoảng bắn một viên đạn lên trời.
Các quân đoàn của phe nổi dậy từ khắp các tỉnh thành ở Libya tràn vào Tripoli hồi cuối tháng trước. Trong khi, người dân ở Tripoli vẫn chưa kịp quen với chế độ mới thì họ đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì sự hiện diện của binh lính nổi dậy trong thành phố.
Các chiến binh này ở lại thành phố, dựng căn cứ trên công viên, bãi biển và các dinh thự cũ của ông Gaddafi. Hàng ngày, những chiến binh này tự động lùng sục xung quanh nhằm tìm kiếm vũ khí và những người trung thành với ông Gaddafi mà không cần mệnh lệnh trực tiếp từ sở chỉ huy của NCT.
Sự tức giận ngày càng gia tăng khiến cho người dân địa phương thành lập nhóm Hỗ trợ Tripoli, nhằm đưa những yêu cầu đến chính quyền mới của Libya yêu cầu giải quyết nhanh những lữ đoàn còn đóng quân trong thành phố.
Video đang HOT
Hình ảnh quen thuộc trên đường phố Tripoli những ngày này.
“Chúng tôi chứng kiến các hành vi tiêu cực của phe nổi dậy ở Tripoli trong khi NTC không cấp quyền hành cho hội đồng địa phương và không kiểm soát binh sĩ dưới quyền”, ông Mohammed Shabbu, thành viên trong Nhóm Hỗ trợ Tripoli cho biết. Ông Shabbu đang thảo 1 lá thư gửi NTC nhằm kêu gọi các lưc lượng nổi dậy đến từ bên ngoài rời khỏi Tripoli.
Nhóm hỗ trợ Tripoli được ông Sadeg Zaroug, kiến trúc sư 63 tuổi lập ra. Ông này cho biết nhóm hiện có khoảng hơn 100 thành viên, được thành lập nhằm mục đích giám sát NCT và hội đồng địa phương.
Đường phố Tripoli tắc nghẽn vì quân giải phóng.
NCT lưỡng lự
Kể từ khi chính quyền của ông Gaddafi sụp đổ, có rất nhiều chuyến thăm của Mỹ và các nước châu Âu nhằm kêu gọi NTC củng cố quyền lực đối với những lữ đoàn cách mạng và kiểm soát họ. NTC đang nỗ lực lập một chính phủ mới, đã đưa ra một thông điệp khác nhau với những chiến binh.
Tháng trước, người lãnh đạo NTC, Mustafa Abdel-Jalil kêu gọi các lữ đoàn bên ngoài Tripoli rút khỏi thành phố và trao trả quyền an ninh cho công dân và lữ đoàn Tripoli. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông này lại yêu cầu các lữ đoàn ở lại và bảo đảm an ninh cho thành phố.
Người phát ngôn của phe nổi dậy, đại tá Ahmed Bani đã bác bỏ mối lo ngại về những chiến binh. Ông này cho rằng thời điểm này là quá sớm để giải tán những lữ đoàn nổi dậy: “Nếu ông Gaddafi còn được tự do, những người lính trẻ vẫn phải giữ chắc vũ khí và chúng ta không thể tước vũ khí của họ”.
Tuy nhiên, 1 tháng kể từ khi Tripoli sụp đổ, ông Shabbu, 40 tuổi và những công dân Tripoli khác đang mất dần kiên nhẫn. “Chúng tôi nợ những chiến binh cách mạng rất nhiều và chúng tôi sẽ không quên những đóng góp của họ. Tuy nhiên, đây là thời gian cho họ để rời khỏi thành phố và giao quyền lại cho cảnh sát”, ông Shabbu nói.
Theo ông Shabbu, quyết định để những chiến binh cách mạng đóng trong Tripoli khi chính quyền ông Gaddafi sụp đổ là đúng đắn nhưng khi thành phố đã ổn định thì sự hiện diện của những chiến binh cách mạng là không hợp lý. “Người dân cần sự đảm bảo an ninh từ những lực lượng cảnh sát mới”, ông Shabbu nói.
Ông Shabbu cho biết thêm nhóm Hỗ trợ Tripoli sẽ tổ chức một cuộc biểu tình vào thứ 6 để làm tăng thêm sức nặng cho yêu cầu các lữ đoán đến từ bên ngoài dời khỏi Tripoli cùng vũ khí của họ.
Theo Báo Đất Việt
Mỹ lo ngại phần tử khủng bố có trong NTC
Mỹ và đồng minh đang "rà soát" các lực lượng trong NTC vì lo ngại khủng bố.
4 quan chức chính phủ Mỹ cho hay cơ quan tình báo chống khủng bố Mỹ vừa nộp lên chính phủ nước này tập tài liệu chi tiết về sức mạnh, vai trò và những hoạt động của các phe phái thuộc phe chống lại ông Gaddafi.
Những tài liệu này xem xét chi tiết nguồn gốc của những nhà lãnh đạo phe nổi dậy, thông qua phả hệ quân sự nhằm đánh giá khả năng cam kết chống khủng bố của họ.
Trong chiến dịch kéo dài nửa năm của phe nổi dậy chống lại chính quyền Gaddafi, Mỹ và NATO đã xem nhẹ khả năng các thành viên al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác có thể trà trộn vào lực lượng này, tận dụng lợi thế của sự hỗn loạn nhằm tạo dựng những cơ sở vững chắc trong Libya.
"Đây là một vấn đề tiềm tàng," một quan chức Mỹ cho biết. Quan chức này cũng cho biết thêm cả chính phủ Mỹ và Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia Libya đều đang theo dõi vấn đề này một cách chặt chẽ. Các chuyên gia thuộc cơ quan tình báo Mỹ cũng đang rất chú tâm vào vấn đề trên.
Các lãnh đạo quân sự của lực lượng giải phóng Libya bị xem xét vì lo ngại khủng bố.
Các quan chức cho biết trong khi cuộc chiến chống lại ông Gaddafi diễn ra, rất khó để thu thập thông tin tình báo về phe nổi dậy. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đã đi vào giai đoạn cuối, cơ quan tình báo của Mỹ và đồng minh có thể tiếp cận được vấn đề dễ dàng hơn.
Ông Bruce Riedel, cựu quan chức CIA, người cố vấn cho Tổng thống Barack Obama về chính sách trong khu vực - cho biết: Có những quan ngại đặc biệt về việc các chiến binh Hồi giáo có thể sử dụng Libya như một căn cứ để truyền bá ảnh hưởng của họ vào các nước láng giềng như Algeria hay khu vực bán đảo Sinai, nơi Israel, Ai Cập và dải Gaza có chung biên giới. "Có rất nhiều lo ngại cho biết các chiến binh thánh chiến đang truyền bá tư tưởng cũng như vũ khí về phía Đông và phía Tây", ông Riedel cho hay.
Ông Riedel và các quan chức Mỹ cho biết mối quan tâm hàng đầu hiện nay là các binh lính có thể tuồn vũ khí từ kho của ông Gaddafi đặc biệt là tên lủa đất đối không, loại có thể dung để bắn hạ các chuyến bay thương mại.
Khoảng trống quyền lực
Một vấn đề quan trọng khác là đánh giá quyền lực mà các cá nhân hoặc phe nhóm ở Libya. Đại diện cho Mỹ và NATO đang cố gắng nhận định về khoảng trống quyền lực hiện diện ở Libya trong thời gian Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya chuẩn bị lập chính phủ mới.
Hồi cuối tháng 8/2011, một đơn vi tình báo Mỹ chuyên theo dõi truyền thông công cộng bao gồm các trang mạng quân sự cho biết: "Trong những ngày gần đây, các nhóm vũ trang thánh chiến đang sử dụng internet để hoạch định chiến lược nhằm tạo ra 1 nhà nước Hồi giáo trong thời kỳ hậu Gaddafi.
"Rất nhiều các thành viên diễn đàn miêu tả sự sụp đổ của Tripoli như giai đoạn đầu của cuộc chiến cho Libya và thúc giục các nhóm Mujahideen người Libya chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo nhằm chống lại Hội đồng chuyển tiếp quốc gia để lập ra một nhà nước Hồi giáo mới", đơn vị tình báo trên cho biết.
Các quan chức Mỹ cho hay các nhóm vũ trang thường lợi dụng khoảng trống quyền lực để củng cố và mở rộng ảnh hưởng.
Mỹ và đồng minh đang muốn ngăn chặn những gì đã xảy ra ở Afghanistan, nơi Taliban và Al-Qaeda đã thành lập những trại huấn luyện và căn cứ kiên cố sau khi Liên Xô rút quân và chính phủ Afghanistan thân Liên Xô sụp đổ.
Ông Belhadj, một trong những chỉ huy phe nổi dậy bị Mỹ để ý.
Một lo lắng khác là trong chính phủ, các nhân vật có nguồn gốc quân sự nhận được vị trí cao hơn. Đơn cử trường hợp của ông Abdel Hakim Belhadj, tư lệnh phe nổi lực lượng giải phóng ở Tripoli, từng là cựu chiến binh Hồi giáo chiến đấu ở Afghanistan.
Sau khi bị cáo buộc có quan hệ với Taliban và al Qaeda sau sự kiện 11/9/2011, Belhadj bị CIA bắt cùng vợ ở Bangkok và dẫn độ về Libya. Belhadj bị giam giữ đến năm 2010 cho đến khi được thả ra trong một chương trình hòa giải được Saif al Islam, con trai của ông Gaddafi đề ra .
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Al Jazeera, ông Belhadj cho biết, đã bị ra CIA tra tấn dã man để hỏi cung cũng như chịu nhiều sự tra tấn cả về thể xác và tinh thần trong nhà tù Abu Salim của chính quyền Libya.
Khi được hỏi về mối quan hệ hợp tác với al Qaeda, ông Belhadj cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ hợp tác hay gia nhập cùng họ trong bất cứ hoạt động nào vì sự khác biệt về tư tưởng".
Ông Belhadj cho biết:"Người Libya phần lớn theo đạo Hồi với nhiều điểm khác biệt so với dòng chính thống. Tuy nhiên, điều đó không nói lên được điều gì đặc biệt về người Libya".
Những tài liệu bí mật của cơ quan tình báo Anh được lực lượng giải phóng tìm thấy trong văn phòng của các cố vấn của ông ông Gaddafi cho thấy người Anh đã theo dõi sát sao với những nhà quân sự ở Anh mà họ tin rằng có liên quan tới những nhóm chiến binh Hồi giáo, lực lượng nòng cốt trong phe nổi dậy.
Một số chuyên gia Mỹ và Anh tỏ ra lo sợ các chiến binh trẻ, người đã chiến đấu chống lại ông Gaddafi có thể sẽ nổi giận nếu chính phủ mới quá thân với phương Tây.
Theo Báo Đất Việt
Ngổn ngang chiến sự Việc thành lập chính phủ lâm thời Libya cứ hoãn đi hoãn lại bởi lực lượng của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) không sao đánh bại lực lượng ủng hộ ông Muammar Gadhafi tại hai thành trì cuối cùng Sirte và Bani Walid. Lực lượng NTC phóng rocket vào lực lượng trung thành với ông Gadhafi Lực lượng NTC đã chiếm...