Dân ‘tố’ doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá gây nứt nhà
Dân “tố” công ty khai thác đá làm nứt nhà dân, công ty nói hỗ trợ bà con quanh mỏ đá chứ công ty không bắn đá.
Sau khi ngôi nhà bị rạn nứt, anh Huỳnh Thanh Dương, ngụ thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, đã bỏ nhà đi lánh nạn – Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 19-7, phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, anh Huỳnh Thanh Dương – ngụ thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang – cho biết nhiều tháng qua, anh và bà con khu vực đã gửi đơn khắp nơi tố cáo công ty khai thác đá An Giang nổ mìn khai thác đá làm nứt nhà dân nhưng không được hỗ trợ thỏa đáng.
Theo anh Dương, năm 2020, gia đình anh vay tiền ngân hàng xây nhà, tổng số tiền trên 2,7 tỉ đồng. Khoảng 16h15 ngày 31-12-2021, tại khu khai thác đá Cô Tô xuất hiện tiếng nổ lớn làm nứt nhà, tường đứt ngang, nhà cửa xuất hiện hàng loạt vết nứt, ước thiệt hại ngôi nhà trên 80%.
“Vợ chồng tôi sợ quá nên di chuyển về thị trấn Tri Tôn để tạm lánh nạn. Sau vụ nổ đó, bà con khu vực gửi đơn khắp nơi thì công ty và chính quyền đã hỗ trợ “nhỏ giọt” khoảng 3 – 5 triệu đồng/hộ. Còn nhà của tôi họ đến kiểm tra nhiều lần, ai cũng nói thiệt hại nặng nhưng không bồi thường mà còn thách thức đi thưa”, anh Dương kể.
Anh Nguyễn Văn Cường cũng có nhà bị rạn nứt bức xúc nói: “Nhà tôi bị thiệt hại 20%, tôi có đề nghị công ty hỗ trợ 230 triệu đồng nhưng họ im hơi lặng tiếng. Tháng 4 vừa qua, nhiều bà con bức xúc đã chặn đường không cho công ty chở đá ra khỏi núi. Sau đó, công ty thành lập nhiều đoàn hỗ trợ cho những hộ có nhà bị nứt nhẹ”.
Ông Võ Tấn Đỉnh – giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác và chế biến đá An Giang – cho biết đơn vị bắn đá hơn 30 năm qua chưa xảy ra tình trạng nứt nhà dân. Hôm xảy ra vụ việc, thị trấn Cô Tô có gần 200 hộ “quậy” nên đơn vị đã hỗ trợ vài triệu đồng/hộ nhưng nhiều người dân tiếp tục “ăn theo” đòi tiền.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lộ Vinh Huy – bí thư, chủ tịch UBND thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn – thừa nhận thị trấn Cô Tô có tiếp nhận đơn của 187 hộ dân phản ánh công ty khai thác đá làm ảnh hưởng đến nhà dân.
Đơn vị đã thành lập 2 tổ công tác để công ty gặp gỡ bà con giải quyết bồi thường. Đến nay còn 17 hộ dân chưa được thỏa thuận bồi thường vì giữa doanh nghiệp khai thác đá và người dân không thống nhất mức độ bồi thường.
“Sau vụ việc, chúng tôi báo cáo lãnh đạo huyện Tri Tôn để mời công ty về làm việc. Công ty đã thống nhất áp dụng bắn đá theo công nghệ mới. Hiện áp dụng công nghệ mới nên không gây thiệt hại nhà cửa nữa”, ông Huy nói thêm.
Video đang HOT
Vén màn dịch vụ quái đản núp bóng quán karaoke (*): Hoàn cảnh đáng thương của cô gái nhảy lầu
Thân hình gầy gò, đôi chân đang teo dần, mỗi cử động dù rất nhỏ của ngón chân cũng làm T.T.K nhăn mặt vì đau
Hỏi thăm nhiều người, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà T.T.K - SN 2000, cô gái vì sợ bị ép tiếp khách đã nhảy từ lầu 5 trốn khỏi quán karaoke IDOL (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Ngôi nhà nằm ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang với mái tôn, vách lá, trống hoác, chỉ có chiếc giường bên góc.
Mong sao con được chữa bệnh
Tiếp chúng tôi, ông Th.K (cha của K.) thở dài cho biết từ ngày gặp nạn, K. được chuyển về ở nhờ nhà người anh gần đó. "Lúc xin lên Bình Dương làm, K. nói sẽ dành dụm tiền phụ cha mẹ cất lại căn nhà. Giờ thì nhà không thể cất, còn con gái lại nằm một chỗ. Tôi xót con mà chẳng thể làm gì được" - ông Th.K rưng rưng.
Ông Th.K trong căn nhà trống hoác của mình
Theo chia sẻ của ông Th.K, ông có 4 người con, K. là con út. Cuộc đời K. vốn thiếu may mắn, 20 tuổi K. lấy chồng nhưng không lâu sau thì vợ chồng chia tay. K. cố gắng đi làm để phụ gia đình, dịch Covid-19 ập đến, K. về quê bán vé số. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, K. lên Bình Dương tìm việc nhưng mới làm được ít ngày tại quán karaoke IDOL thì xảy ra vụ việc.
Ông Th.K dẫn chúng tôi qua nhà con trai thăm K. Khi chúng tôi hỏi thăm bệnh tình, K. thều thào nói: "Em giờ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ cha mẹ và anh trai giúp. Em chỉ mong bên karaoke IDOL bồi thường để em có tiền giúp đỡ cha mẹ rồi em chết cũng được". Nói đến đây, nước mắt K. chảy dài.
Thân hình gầy gò, đôi chân đang teo dần, mỗi cử động dù rất nhỏ của ngón chân cũng làm K. nhăn mặt vì đau. Nhìn con, ông Th.K xót xa: "Giờ tôi chỉ mong sao cho con được chữa bệnh, đi đứng bình thường như trước đây. Tiền thuốc, tiền sữa, tiền tã mỗi ngày cũng hơn trăm ngàn, cả nhà tất tả lo, chạy được đồng nào hay đồng đó. Sắp đến ngày tái khám mà gia đình không có tiền, chắc phải đành để con nằm vậy".
Đề nghị sớm có kết quả điều tra
Từ ngày K. bị nạn, khớp gối của ông Th.K cũng sưng nên không thể làm phụ hồ, cả nhà sống lay lắt nhờ sự cưu mang của địa phương và gia đình người con trai cũng nghèo khó.
Ông Tạ Hồng Phúc - Trưởng ấp Phnôm Pi, xã Châu Lăng - cho biết đã đưa K. vào diện bảo trợ xã hội để có chút ít chi phí lo tã, sữa hằng ngày. "Chúng tôi chỉ có thể lo được chút ít, còn về lâu dài, mong có nhà hảo tâm giúp đỡ để có thể chữa trị cho cháu. Nhìn K. còn trẻ mà phải nằm một chỗ, không tự chăm sóc được bản thân, chúng tôi thương lắm" - ông Phúc nói thêm.
22 tuổi, K. phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đành nhờ cha mẹ và anh trai giúp
Tai nạn của K. đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống gia đình ông Th.K và có thể khiến cuộc đời cô gái vốn trẻ trung, mạnh khỏe rơi vào ngõ cụt bởi không có tiền lại bị tàn tật. Thế nhưng, sau khi xảy ra sự việc, quán karaoke IDOL hầu như bỏ mặc.
Ông Th.K bức xúc: "Con tôi bị bại liệt như vậy mà phía quán karaoke đó không một lần điện thoại hỏi thăm. Họ chỉ đóng tiền viện phí hơn 6 triệu đồng, cho thêm 5 triệu đồng lúc con tôi được chuyển về nhà là coi như xong trách nhiệm. Họ nói tôi muốn thỏa thuận gì thì lại quán của họ nhưng tôi sợ, không dám lại. Tôi có mời họ đến công an để cùng nói chuyện, họ lại thách thức: "Muốn gì thì thưa công an đi".
Trong khi đó, Công an TP Dĩ An đến bệnh viện lấy lời khai của K. nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả. Tôi mong cơ quan chức năng sớm có kết quả điều tra, xử lý nghiêm quán karaoke IDOL, trả lại công bằng cho con tôi".
Đến hôm nay, sau hơn 3 tháng xảy ra sự việc nhưng khi chúng tôi hỏi về những ngày làm việc tại quán karaoke IDOL, mặt K. vẫn lộ vẻ lo lắng. Cô cứ lặp đi lặp lại: "Họ nói sẽ bán thận nếu em không làm việc. Em sợ lắm".
K. nhờ người nhà đưa chúng tôi xem đoạn tin nhắn mà quản lý quán karaoke IDOL gửi cho K., trong đó có câu: "Để anh kêu ai mua thận em bán nha". Trong điện thoại của K. còn có đoạn video mà cô quay gương mặt chính mình đang khóc sau khi bị nạn. "Người với người, vì sao họ lại làm vậy?" - K. nghẹn ngào.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 13-6
Việc điều tra đến nay ra sao?
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một điều tra viên Công an TP Dĩ An cho biết vụ việc của T.T.K vẫn đang trong quá trình điều tra.
Theo điều tra viên này, việc xác minh tin báo mất 2 tháng, hiện được gia hạn thêm 2 tháng. "Việc này là đúng quy trình" - vị này nói.
Cũng theo vị này, quá trình điều tra, xác minh cho thấy K. có gia cảnh khó khăn, bước đầu Công an TP Dĩ An đã làm việc với chủ quán karaoke IDOL và người nhà của nạn nhân. Phía quán karaoke IDOL đã đóng 40 triệu đồng tiền tạm ứng viện phí, hỗ trợ người nhà K. 5 triệu đồng. Gia đình nạn nhân K. không yêu cầu gì khác, chỉ đề nghị quán karaoke IDOL thanh toán tiền viện phí.
Điều tra viên này thông tin thêm hiện vẫn đang làm việc với những người liên quan, cũng như tổng hợp, xem xét lời khai của những cô gái từng làm việc tại quán karaoke IDOL với K. trước đây. "Ngoài ra, còn phải điều tra về tính pháp lý, nội dung vụ việc, kể cả việc môi giới lao động. Khi có kết quả chính thức mới cung cấp thông tin cho báo chí được" - vị này cho hay.
Cơ quan chức năng nói gì?
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND TP Thuận An (tỉnh Bình Dương), cho biết sau loạt bài phóng sự điều tra của Báo Người Lao Động về những quán karaoke thác loạn ở Bình Dương, UBND TP Thuận An đã ban hành công văn khẩn lập tức chấn chỉnh tình trạng này.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Thuận An chỉ đạo Đội Kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội của thành phố phối hợp công an, UBND các phường Lái Thiêu, Bình Hòa có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên, nhất là tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke theo phản ánh của Báo Người Lao Động. Kết quả thực hiện phải báo cáo về UBND TP trước ngày 21-6-2022.
Các đơn vị trên cũng được yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage và các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn quản lý. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND TP nếu để các cơ sở kinh doanh có điều kiện hoạt động trá hình, phát sinh tệ nạn xã hội, phức tạp về an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn.
"Tệ nạn này phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, triệt xóa và có giải pháp ngăn ngừa. Qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự địa phương, xây dựng môi trường sống văn minh, lành mạnh" - ông Nguyễn Thanh Tâm khẳng định.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Dĩ An, cũng cho biết đã chỉ đạo kiểm tra, xử phạt (hơn 17 triệu đồng) và đình chỉ hoạt động đối với quán karaoke IDOL sau những vi phạm mà báo phản ánh, trên tinh thần là xử lý nghiêm, xử lý kiên quyết, không bao che, không dung túng và không cho tồn tại những hoạt động trá hình như vậy, làm ảnh hưởng đến văn hóa, hạnh phúc gia đình, thuần phong mỹ tục và hình ảnh của TP Dĩ An.
"Sau khi xem phóng sự điều tra của Báo Người Lao Động, tôi rất bực mình với các cơ sở kinh doanh không đúng pháp luật, làm mất hình ảnh của TP Dĩ An, gây phản cảm trong xã hội. Tinh thần là Dĩ An không để tồn tại những nơi lợi dụng kinh doanh, lợi dụng pháp luật để vi phạm, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đô thị của thành phố. Chúng tôi rất trân trọng sự đóng góp, phản ánh của báo chí để giúp cho địa phương rà soát, kiểm tra, chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục và xử lý nghiêm, triệt để không để tình trạng này xảy ra nữa" - ông Phạm Văn Bảy nói.
Bài và ảnh: Vĩnh Kỳ
Nổ mìn làm 2 người bị thương, một chủ mỏ đá bị phạt 85 triệu đồng Một chủ mỏ đá ở Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng vì nổ mìn khai thác đá khiến đá văng xuống nhà dân làm 2 người bị thương, 23 căn nhà bị hư hỏng. Ngày 11.5, thông tin từ UBND H.Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 85 triệu đồng...