Dân tố công ty lâm nghiệp ‘quỵt’ tiền phát dọn cỏ suốt 4 năm
Nhiều người dân ở thôn Nam Ninh (xã Nâm N’Đir, H.Krông Nô, Đắk Nông) tố bị một công ty lâm nghiệp ‘quỵt’ tiền công phát dọn cỏ suốt 4 năm.
4 năm phát dọn cỏ, chưa nhận được tiền công
Phản ánh với PV Thanh Niên, anh Lý A Hải (40 tuổi, ngụ thôn Nam Ninh, xã Nâm N’Đir, H.Krông Nô) cho biết năm 2015, hàng chục người dân ở thôn Nam Ninh được Ban Quản lý dự án 540 ha (viết tắt BQL, thuộc Công ty TNHH MTV Nam Nung, trụ sở ở H.Krông Nô) thuê chăm sóc, phát dọn cỏ vườn cao su.
Những người dân thôn Nam Ninh (xã Nâm N’Đir, H.Krông Nô, Đắk Nông) tố bị “quỵt” tiền phát dọn cỏ suốt 4 năm. ẢNH Xuân Lâm
“Người trực tiếp nói chúng tôi đi làm là các ông Nguyễn Văn Bảo, Hoàng Xuân Toàn, Đặng Văn Ka, Trần Văn Tâm, là các đội trưởng thuộc BQL. Tiền công thỏa thuận cho mỗi đợt phát dọn cỏ là 1.000 đồng/cây cao su. Mỗi năm sẽ có 2 đợt phát dọn. Tiền công của tôi mỗi năm khoảng 8 triệu đồng. Tính ra từ năm 2015 – 2018, tổng số tiền là hơn 30 triệu đồng”, anh Hải liệt kê.
Trường hợp khác, anh Bàn Tiến Dũng (40 tuổi, cũng ngụ thôn trên) phản ánh ngoài công việc cạo mủ cao su, người dân trong thôn Nam Ninh còn nhận khoán chăm sóc, phát dọn cỏ cho vườn cao su.
“Hai vợ chồng tôi đều nhận phát dọn cỏ. Tuy nhiên, vì lúc đó được các đội trưởng là người trực tiếp quản lý việc cạo mủ mở lời thuê, nên chúng tôi không ký hợp đồng hay viết bất cứ giấy tờ gì”, anh Dũng nói rồi cho hay khoảng 70 người trong thôn hầu hết là dân tộc Dao cùng nhận khoán chăm sóc, dọn cỏ, nên việc xác minh lại sự việc (nếu có) chẳng có gì khó khăn.
“Chúng tôi là người lao động chân tay, không rành và cũng không để ý tới các giấy tờ gì cả. Hơn nữa, họ là cấp trên đứng ra thuê nên chúng tôi chẳng phân vân, nghi ngờ gì”, anh Đặng Văn Biên (ở thôn trên) nói rồi cho biết thêm hiện BQL đã giải thể, nhiều cán bộ liên quan cũng đã thôi việc. Riêng ông Đào Văn Việt, trước đây là Phó BQL hiện vẫn giữ chức trưởng một phòng nghiệp vụ tại Công ty TNHH MTV Nam Nung (viết tắt công ty).
Anh Biên cho biết từ năm 2015 – 2018, tổng số tiền công của anh khoảng 30 triệu đồng. Cứ mỗi năm, khi công nhân đòi tiền thì BQL trả lời “Công ty đang khó khăn nên mong bà con thông cảm”. Cứ thế, hết năm này qua năm nọ, người dân mãi vẫn không được trả tiền.
Đến năm 2019, việc phát dọn cỏ được giao cho một đơn vị khác đảm nhận. Vậy là hành trình đòi nợ diễn ra. Người dân khẳng định, họ đã nhiều lần đến hỏi BQL nhưng được hướng dẫn lên công ty hỏi. “Hiện BQL đã giải thể. Mới đây, công ty có văn bản trả lời đã thanh toán tiền công cho BQL. Vậy số tiền của chúng tôi đang ở đâu, ai sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý?”, anh Biên đặt câu hỏi.
Vì sao tiền chưa đến tay người dân?
Theo tài liệu PV nắm được, ngày 26.4, công ty có văn bản thông báo về “kết quả giải quyết đơn đề nghị thanh toán tiền công của công nhân khai thác mủ tại dự án 540 ha”.
Theo đó, lãnh đạo và các phòng chuyên môn công ty đã đưa ra các hồ sơ, chứng từ liên quan công tác nghiệm thu, thanh toán các công trình chăm sóc tại BQL, giai đoạn 2015 – 2018. Công ty khẳng định đã thanh toán tiền công chăm sóc cho BQL. Công ty cũng đã báo cáo sự việc gửi Thanh tra, UBND tỉnh Đắk Nông và UBND H.Krông Nô. “Nếu người lao động có thực hiện các bước công việc nhưng chưa nhận được tiền công, thì làm việc trực tiếp với người thuê khoán mình để xác định công nợ (nếu có) hay có thể kiện ra tòa để làm rõ”, văn bản nêu.
Trước đó, sau khi nhận đơn của người dân, ngày 25.11.2022, công ty đã mời đại diện UBND, Công an xã Nâm N’Đir, cùng các công nhân khai thác mủ tại dự án 540 ha lên trụ sở làm rõ sự việc.
Tại buổi làm việc, ông Hà Văn Linh, Phó thôn Nam Ninh (cũng là người tố bị “quỵt” tiền) thắc mắc công ty đã chi tiền cho ai, tại sao người dân lại không được nhận? Ông Vũ Hoàng Phú, Giám đốc công ty, cho hay đơn vị đã làm hồ sơ, thanh toán và chi tiền cho ông Nguyễn Đồng Thưởng (Trưởng BQL). Việc ông Thưởng chi trả cho ai sẽ đưa ra cơ quan điều tra xem xét giải quyết.
Trong khi đó, đại diện UBND xã Nâm N’Đir cho rằng trong trường hợp có dấu hiệu chiếm đoạt tiền công thì người dân nên cử đại diện để trình báo. Đồng thời đề nghị công ty cung cấp hồ sơ, tài liệu để người dân có cơ sở trình báo.
Xem nhanh 20h: Bản tin toàn cảnh ngày 23.5
Công an vào cuộc
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Vũ Hoàng Phú cho biết đơn vị đã thanh toán tiền đầy đủ cho BQL dự án 540 ha từ năm
2015 – 2018 để trả cho công nhân. “Năm 2015, công ty thanh toán 453 triệu đồng; năm 2016 là 921 triệu đồng, 2017 là 835 triệu đồng và năm 2018 là hơn 1 tỉ đồng”, ông Phú liệt kê và cho biết hiện ông Nguyễn Đồng Thưởng và ông Đặng Văn Mạnh đã nghỉ việc, chỉ còn ông Đào Văn Việt (cả ba trước đó là lãnh đạo BQL) đang còn làm việc tại công ty.
“Ông Đào Văn Việt nói sao về việc người dân tố bị “quỵt” tiền công phát dọn cỏ?”, chúng tôi hỏi. Ông Phú trả lời: “Cấp dưới khẳng định sau khi BQL nhận tiền từ công ty, đã thanh toán đầy đủ và có cả danh sách ký nhận tiền của người dân (?)”.
Ông Phú nhìn nhận, người dân tố bị “quỵt” tiền lương nhưng lại không có bằng chứng chứng minh việc chưa nhận tiền, khiến bản thân ông, là người chỉ mới nhận công tác tại đơn vị hơn 1 năm nay, đau đầu về cách xử lý. “Vụ việc cũng đã được cơ quan công an vào cuộc làm rõ”, ông Phú khẳng định và thông tin thêm, Công an tỉnh Đắk Nông mới cử cán bộ đến công ty, đề nghị được cung cấp hồ sơ, tài liệu về vụ việc.
PV Thanh Niên tiếp tục đến gặp các nhân chứng để làm rõ những khúc mắc. “Tại sao lãnh đạo công ty nói người dân đã nhận tiền và có cả danh sách ký nhận tiền?”, chúng tôi hỏi. Nghe vậy, anh Lý A Hải khẳng định: “Danh sách ký nhận tiền nếu có chỉ là lúc chúng tôi ký nhận tiền tạm ứng trong năm. Mỗi năm một người được tạm ứng từ 300.000 – 500.000 đồng. Đó là tiền tạm ứng để hỗ trợ xăng xe chứ không phải tiền công”.
Ông Hà Văn Linh tiếp tục khẳng định: “Bản thân tôi cũng như hàng chục người dân trong thôn chưa nhận được tiền công phát dọn cỏ. Chúng tôi chịu trách nhiệm trước nội dung phản ánh. Nếu BQL nhận tiền từ công ty nhưng chưa thanh toán, đề nghị họ phải trả lại tiền cho chúng tôi. Nếu không, tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ sự việc”.
Nhu cầu giảm gây khó khăn cho xuất khẩu cao su
Lạm phát tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu khiến cho các quốc gia này liên tục điều chỉnh lãi suất.
Điều này khiến cho các hoạt động xuất, nhập khẩu cao su của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời cũng tác động đến tiêu thụ hàng hóa tại các thị trường.
Giảm tiêu thụ
Vườn cao su đang thu hoạch tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Theo thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, giá cao su giảm do thị trường thế giới biến động và sức tiêu thụ tại Trung Quốc còn chậm khiến lợi nhuận cuối năm của ngành kém khả quan.
Cụ thể, giá bán cao su đã có giai đoạn biến động mạnh trong quý II/2022 khi phục hồi trong tháng 6 rồi lại giảm nhanh vào tháng 7. Thị trường bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu tăng mạnh và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Giá cao su trên thị trường thế giới có chiều hướng tiếp tục đi xuống trong tháng 9 do lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại. Chưa kể, giá cao su thường có sự tương quan nghịch với sức mạnh đồng USD. Diễn biến đi lên của đồng Đô la trong thời gian qua cũng dự báo giá cao su vẫn duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Chính vì sự biến động giá, đặc biệt là biến động thị trường nên Trung Quốc hiện đang giảm lượng nhập khẩu cao su Việt Nam. Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su vào thị trường này giảm lợi nhuận lớn trong 3 tháng gần đây.
Đại diện Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho biết, mảng kinh doanh cao su đang gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định, giá bán giảm và tiêu thụ chậm. Ngoài ra, các chi phí đầu vào tăng đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu. Trong khi đó, mảng nông nghiệp cao su vốn chiếm tỷ trọng lớn về vốn đầu tư và doanh thu của VRG.
Nếu cộng với việc gặp khó ở các lĩnh vực khác, hụt đi các khoản dự thu từ thoái vốn và đền bù đất đai, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này có thể sụt giảm dẫu trước đó đã đặt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận gần như đi ngang.
Theo đó, doanh thu Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) giảm gần 50%, lợi nhuận sau thuế giảm khoảng một phần ba so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa giải thích, lãi giảm chủ yếu do sản lượng mủ tiêu thụ đi lùi dẫn đến doanh thu bán thành phẩm trong quý III giảm so với cùng kỳ. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm gần 22%.
Nguyên nhân được cho là giá xăng dầu tăng cao, tình hình tiêu thụ sụt giảm, các chi phí đầu vào tăng làm lợi nhuận giảm.
Tuy nhiên, ngoài các thị trường nhập khẩu lớn cao su Việt Nam, các doanh nghiệp cũng chinh phục thị trường Ấn Độ. Trong 9 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 11.000 tấn cao su sang Ấn Độ, tăng 45% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Các chủng loại được ưu tiên sang thị trường này là chủng loại cao su SVR10, SVR3L và RSS3.
Nhờ sự tăng trưởng của thị trường Ấn Độ đã góp phần cân bằng mức độ giảm của các thị trường khác. Thống kê Hải quan dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 2,28 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.
Nỗ lực thực hiện mục tiêu đề ra
Chế biến cao su xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cao su Phú Riềng. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Khi giá mủ cao su biến động, nhu cầu thị trường giảm, gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su. Từ đó, bắt buộc các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển hướng sản xuất và khai thác cây cao su sao cho hiệu quả hơn.
Theo đó, các doanh nghiệp thuộc VRG đã dùng chính vườn cây cao su và quỹ đất của doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, mang lại lợi nhuận làm nền tảng tiếp tục duy trì và phát triển cao su. Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG cho biết, về chiến lược phát triển, ngành nghề, định hướng kinh doanh, sản phẩm, thị trường, VRG tiếp tục tập trung đầu tư và kinh doanh vào 5 lĩnh vực chính đã được chủ sở hữu thông qua. Đó là thanh lý cây cao su quá thời hạn khai thác, chế biến gỗ, công nghiệp cao su, đầu tư phát triển khu công nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với những hướng đi này, các doanh nghiệp thuộc VRG có thêm chiến lược phát triển bên cạnh khai thác và chế biến mủ cao su xuất khẩu. Từ đó, giúp ổn định ngành khi mủ cao su xuất khẩu gặp biến động động giá và nhu cầu thị trường thay đổi ngắn hạn.
Để có thể giúp giá cao su ổn định hơn, ông Đỗ Hữu Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chia sẻ, ngành cao su cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng mủ cao su như nâng cao đầu tư chăm sóc vườn cây, cũng như nâng cao tay nghề của người lao động trong ngành cao su.
Bên cạnh đó, để sử dụng và khai thác hiệu quả những nền tảng sẵn có của Tập đoàn, các doanh nghiệp khai thác chế biến cao su xuất khẩu thuộc VRG cũng đẩy mạnh chuyển đổi số để bảo đảm sự hội nhập và đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng năng suất lao động, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua việc hợp nhất thương hiệu cao su của các công ty, dùng chung thương hiệu Cao su Việt Nam, đăng ký bản quyền ở tất cả các thị trường trọng điểm. Hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp chế biến gỗ, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mủ cao su phục vụ cho chế biến, xuất khẩu, chăm lo đời sống vật chất tinh thần người lao động trong ngành cao su cũng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành cao su. Vì vậy VRG cùng các doanh nghiệp thành viên trong ngành cao su cũng đã có nhiều kế hoạch và chương trình thi đua khen thưởng cho người lao động xuất sắc trong chăm sóc vườn cây, khai thác mủ...
Ông Huỳnh Kim Nhựt, Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng VRG cho biết, các phong trào thi đua được các công ty triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa tới toàn thể người lao động. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy động viên, khuyến khích người lao động trong ngành cao su tích cực chủ động sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có như vậy mới giúp ngành cao su ổn định, vượt qua giai đoạn khó khăn bởi nhiều biến động kinh tế và tiêu dùng hiện nay.
Tìm người thân bé gái 8 tháng tuổi bị bỏ trong vườn cao su Đi vào vườn cao su tìm cây cảnh, người đàn ông bất ngờ phát hiện bé gái khoảng 8 tháng tuổi nằm trên 'đệm' bằng lá cây đang khóc thét. Bé gái khỏe mạnh, hiếu động hiện đang được lực lượng chức năng phường Tân Phú chăm sóc - Ảnh: B.A. Ngày 26-8, Công an phường Tân Phú (TP Đồng Xoài, Bình Phước)...