Dân tố công an đánh người
Một người dân đã làm đơn tố cáo hai công an xã và một công an huyện đã bắt nhốt, đánh đập đánh con trai của ông.
Ngày 17/11, ông Đinh Cleng (trú tại làng KSom, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan báo chí việc hai công an xã Pờ Tó và một công an huyện Ia Pa đã bắt nhốt, đánh đập đánh con trai ông là Đinh Huenh (SN 1990) đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, dù không có bằng chứng Đinh Huenh liên quan đến một vụ đánh nhau như các công an cáo buộc.
Ngày 17/11, Đinh Huenh vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Theo thông tin, tối 13/11, Đinh Huyên chạy xe máy sang làng chơi với bạn, sau đó về nhà nằm ngủ. Vào 8h sáng 14/11, Công an xã Pờ Tó đến nhà đưa Huenh lên trụ sở vì cho rằng Huenh liên quan đến một vụ đánh nhau tại xã trong đêm trước.
Ba công an mặc thường phục là Nay Lum (công an viên xã Pờ Tó), Phạm Anh Tuấn (Phó trưởng Công an xã Pờ Tó) và ông Thắng (công an huyện Ia Pa) thay nhau đánh Huenh cho đến tới 20h tối cùng ngày. Vì không liên quan đến vụ đánh nhau, nên khi được 3 công an hỏi, Đinh Huenh đều trả lời không biết và bị đánh tới tấp. Khi thấy Huenh gục xuống bàn, 3 công an mới chịu dừng lại.
Vào lúc 19h tối, vợ Huenh là Siu Hbơn gọi điện cho Huenh nhưng ông Tuấn bắt máy và cho rằng vì Huenh liên quan đến vụ trộm bò nên công an xã phải giữ lại để điều tra. Khoảng 22h tối 14/11, Huenh được Nay Lum – công an viên – chở về, bỏ cách nhà 50m.
Video đang HOT
Bức xức vì con em mình không liên quan gì đến việc đánh nhau, trộm bò mà bị đánh vô cớ, lại bị bỏ mặc ở ngoài đường, khoảng 23h cùng ngày, hơn 30 người nhà cùng người dân đã kéo đến nhà chủ tịch xã yêu cầu làm rõ vụ việc.
Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Trọng Nam – Chủ tịch xã Pờ Tó – cho biết, lúc đó ông đang công tác ở TP Pleiku và có nhận được thông tin hơn 30 người dân kéo đến nhà ông báo cáo vụ việc công an đánh đập, bắt nhốt dân vô cớ. Vì chưa về kịp để nắm thông tin nên ông đã điện thoại chỉ đạo cho Phó chủ tịch và Phó Bí thư xã Pờ Tó làm rõ vụ việc.
Ông Lê Trọng Nam cho biết: “Theo quy định của luật pháp, công an không được ép cung, đánh đập người bị tình nghi vi phạm. Nếu sự việc đúng như dân tố cáo, chúng tôi sẽ điều tra và xử lý theo pháp luật”.
Sáng 15/11, Đinh Huenh đã được người nhà đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu. Tại bệnh viện, ông Nguyễn Phi Đen – bác sĩ trực Khoa ngoại, người tiến hành điều trị cho Đinh Huenh – cho biết, bệnh nhân có có viết xây xước bầm tím ở ngực phải, chấn thương ngực, lưng, mặt, đầu và vùng mang tai trái.
Trao đổi với báo chí, Trưởng công an huyện Ia Pa – Thượng Tá Rơ Com Soan – cho biết chưa nắm được thông tin vụ việc. Sáng 17/11, đại diện Công an xã Pờ Tó đã lên bệnh viện hỗ trợ gia đình Đinh Huenh 2 triệu đồng.
Theo Lao động
Xả lũ đột ngột, nhà dân bị ngập sâu
Hồ thủy lợi Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai xả lũ làm hàng trăm hộ dân cùng hơn 200 ha hoa màu ngập sâu trong nước.
Khoảng 3h ngày 27/9, hàng trăm hộ dân các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa hốt hoảng choàng tỉnh vì nước tràn vào nhà. Mực nước lên nhanh nên bà con chỉ kịp sơ tán người và cất những tài sản có giá trị. Xã Ia Trôk của huyện Ia Pa chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Nước lũ làm ngập nhà dân ở huyện Phú Thiện.
Anh Nguyễn Viết Đông, thôn Quý Đức, cho biết: "Tôi đang ngủ thì cảm thấy lạnh ở lưng, tỉnh dậy thì nước đã ngập tới giường. Tôi chỉ kịp cất vội chiếc ti vi lên cao rồi chạy ra khỏi nhà".
Chủ tịch UBND xã Ia Trốk, ông Võ Hưng Quang, cho biết toàn xã có 24 ngôi nhà, 115 ha lúa cùng 12 ha mì của người dân bị ngập sâu trong nước khoảng 1m.
Tại tỉnh lộ 662 (nối TP. Pleiku và các huyện phía đông nam tỉnh Gia Lai) đoạn qua cầu Quý Đức (thị xã Ayun Pa), nước lũ trên sông Ayun dâng cao chảy tràn qua đường khiến xe cộ lưu thông rất khó khăn.
Tại huyện Phú Thiện, nước lũ nhấn chìm hàng chục ngôi nhà và hoa màu của các xã Ia Hiao, Ia Peng Ia Sol, Ia Piar. Các cơ quan chức năng của huyện đang thống kê thiệt hại do lũ gây nên.
Tỉnh lộ 662 bị ngập gây khó khăn cho phương tiện qua lại.
Những ngày qua, trên thượng nguồn các sông Ba, Ayun liên tục xảy ra mưa lớn, lượng nước đổ về dữ dội nên công trình thủy lợi Ayun Hạ buộc phải xả lũ. Hiện Ayun Hạ tiếp tục mở 3 cửa xả lũ với lưu lượng 350 m3/giây.
Đến chiều ngày 27/9, nước lũ trên sông Ayun và sông Ba tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 2, đe dọa tới tính mạng, tài sản của hàng ngàn hộ dân sống dọc hai bên sông.
Ông Lữ Phúc Phong, Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão huyện Ia Pa, cho biết huyện đã thành lập 2 tổ công tác túc trực để theo dõi, kịp thời có biện pháp ứng cứu nếu lũ lớn.
Theo Người lao động