Dân tố cáo công an xã dùng nhục hình với 7 thanh thiếu niên
Những ngày qua, người dân thôn Tân Thượng, xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh rất phẫn nộ trước hành vi đánh người dã man của công an xã khiến 7 thanh thiếu niên bị thương tích.
Đơn tố cáo của gia đình gửi lên chủ tịch UBND huyện, cơ quan chức năng và báo chí để làm rõ vụ việc.
Người dân bất bình vì hành vi của công an xã
Theo ông Trần Minh, cán bộ thương binh quân đội về hưu, cùng một số người dân của làng Tân thượng cho biết, ngày 25/8, thanh niên của hai làng Tân Thượng và làng Bắc Mới tổ chức giao lưu đá bóng. Khi còn khoảng 3 phút là kết thúc trận đấu thì giữa em Lê Hồng Phú (1994) và em Trần Văn Tấn (con của ông Trần Văn Toản, công an xã Cương Gián) xảy ra mâu thuẫn và ẩu đả nhau.
Thấy vậy, nhiều thanh niên của 2 làng đã lao vào can thiệp và một số thanh niên của hai làng “đục nước béo cò” đã đánh nhau. Khoảng mấy phút sau, anh Hưng (người làng Tân Thượng) vào can ngăn và đưa Tấn về lúc đóthanh niên hai làng mới chịu dừng lại.
Người dân trong thôn ký vào đơn tố cáo hành vi của công an xã Trần Công Tráng.
Nhiều em đã phải nằm điều trị tại trạm xá xã sau khi bị công an xã đánh đập?.
Chưa dừng lại, tối hôm đó, Tấn đã rũ thêm một số người bạn đi tìm mấy thanh niên ở Tân Thượng lúc chiều đã đánh mình để “trả thù” nhưng không tìm được nên quay về.
Khoảng 20h cùng ngày, Trưởng công an xã Trần Công Tráng đã dẫn theo một số an ninh viên đi tìm những thanh niên có liên quan đến vụ ẩu đả nhưngvẫn không tìm thấy.
Sau khi nghe tin công an xã báo là con của mình đánh người khác gây thương tích nên ông Minh đã tra hỏi con là Trần Mạnh Hùng. Nhưng Hùngchỉ bảo là vào can ngăn chứ không hề đánh Tấn. Sau đó ông Minh đã dẫn con lên cho công an xã để xét hỏi cho công bằng. Ông cũng tin con mình là vô tội vì giữa Tấn và Hùng là có họ hàng với nhau.
Em Hồ Văn Chiến với cánh tay sưng vù sau khi công an xã hỏi cung
Đến sáng ngày 27/8, Trần Công Tráng – Trưởng CA xã tiếp tục dẫn theo các an ninh viên khác đi đến từng nhà và dùng còng số 8 để bắt các emgồm: Nguyễn Văn Thông (1994) Nguyễn Văn Thức (1995) Lê Hồng Phú (1994) và em Nguyễn Sữu Lùng (1993) về trụ sở công an xã để làm việc..
Video đang HOT
Ngoài 4 em bị công an đến bắt đi còn có 3 em cũng liên quan đến vụ việc là Trần Mạnh Hùng (1994) Lê Bá Đạt (1993) và Hồ Văn Chiến (1991) đã được gia đình các em tự dẫn lên trụ sở ủy ban xã để công an làm việc.
Công an xã dùng gậy cao su và dùi cui điện để hỏi cung?
Sau khi đưa các thanh niên (4 người tự công an đi bắt về, còn 3 được gia đình đưa lên trụ sở CA xã) lên trụ sở CA truy xét. Tại đây, 7 thanh niên đã”được” công an xã hỏi cung bằng gậy, dùi cui điện gây thương tích nên các gia đình cùng người dân trong xã hết sức bất bình và phẫn nộ. Trước sự việc trên, các gia đình đã làm đơn gửi lên chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân “tố cáo” hành vi hỏi cung của Trưởng công an xã Trần Công Tráng.
“Ngay sau khi ra khỏi phòng làm việc của công an xã, trên người các em đều xuất hiện những vết bầm dập, trầy xước và nhiều em bị ngất lịm đi. Các gia đình quá đã đưa ngay lên nhà ông chủ tịch xã Hoàng Đình Hùng để cho ông chứng kiến và hỏi cho ra nhẽ. Khi đến nơi, nhiều em đã bị ngất xỉu vì kiệt sức nên tôi và các gia đình đã phải đưa các em đi cấp cứu tại trạm xá xã”, ông Minh cho biết.
Những vết thương của Nguyễn Sữu Lùng do công an xã hỏi cung bằng dùi cui điện.
Nguyễn Sửu Lùng chỉ những vết thương do bị công an xã đánh đập.
Em Nguyễn Văn Thông kể lại quá trình khi bị công an xã hỏi cung: “Vừa bước vào phòng làm việc của công an xã, ông Tráng chẳng nói gì hết mà tát em 2 tát rồi đấm đá em liên tục không cho em chống cự. Sau đó ông lấy gậy cao su vạng (đánh) em làm em bị bổ (ngã) xuống nền nhà. Rồi ông ấy lại bắt em đứng lên để tiếp tục đánh đập. Ông Tráng còn lấy dùi cui diện dí liên tiếp vào tay, vào bụng em 4 lần làm em không chịu được và ngã vật xuống nền nhà. Sau đó em van xin ông tha thứ nhưng ông còn dọa rằng: bây giờ muốn đi tù không?…”.
Bị “tra tấn” dã man hơn là em Nguyễn Văn Thức bị công an xã đánh đánhvào mặt, đánh vào tai bị sưng vù không nghe được. “Dùng dùi cui đánh đập, tát vào mặt em, rồi các công an xã còn bắt em tự dùng dùi cui để đánh vào người mình. Sau đó lại bắt em đánh những bạn còn lại cho hả giận. Em thương bạn nên đánh nhẹ tay thì các ông bắt ép em đánh mạnh tay hơn nếu không sẽ đánh em tiếp. Em sợ nên phải làm theo” – Thức vừa kể trong nỗi sợ vẫn còn ám ảnh.
Trên người các em đều bị bầm tím và thương tích đầy mình bởi những màn tra tấn tại trụ sở.
Phần bụng của một em cũng bị nhiều vết bầm tím…
Em Nguyễn Sửu Lùng cũng không ngoại lệ. Lùng kể lại: “Vừa vào phòng là mấy ông đấm đá em liên tiếp vào mặt rồi vào bụng. Mấy ông ấy đánh vào mắt cá chân làm em đau quá phải nhảy lên thì mấy ông còn bảo nhảy thế này chưa đẹp. Rồi các ông lại đánh liên tiếp vào chân để em nhảy lên như nhảy nhạc. Thấy em nhảy thế mấy ông công an cười. Sau khi đánh đập xong, các ông còn lấy dùi cui điện dí vào bụng làm em ngất xỉu rồi bắt đứng lên… tiếp tục dọa đánh”.
Ông Hồ Quốc Dân, bố của em Hồ Văn Chiến phẫn nộ cho biết: “Các cháu đang còn nhỏ hỏi cung hay là đánh đập mà dã man vậy. Tôi không thể chấp nhận những hành vi như vậy của các anh công an xã. Mấy hôm nay, thằng Chiến nhà tôi không ăn không ngủ được, đêm đến nằm ngủ thì nó cứ mơ bị đánh đập rồi lại run lên bần bật…”.
Vết thương của Nguyễn Sửu Lùng sau khi ra khỏi phòng làm việc của công an xã.
Đến mắt cá chân của một số em cũng bị đập sưng vù.
Tất cả các em sau khi “được” hỏi cung đều kể lại rõ ràng, chi tiết bị công an xã đánh dã man từ 7h sáng đến 11h trưa ngày 27/8. Tất cả các em cho biết là đều bị đánh đập như nhau. Bị đấm, tát vào mặt, móc sườn non, dùng giày đạp vào mặt và dùng dùi cui điện để hỏi cung một cách ghê rợn. Nhiều em đã bị thương tích nghiêm trọng, bầm tím khắp người, lưng và tay chân.
Qua trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đình Hùng – chủ tịch xã Cương Giánthừa nhận sự việc trên là có sự thật. Và ông Hùng cũng cho biết thêm: “Sau khi sự việc xảy ra, tôi đã trực tiếp đến làm việc với gia đình của các em và cũng mong họ hết sức bình tĩnh để tìm cách giải quyết và tìm tiếng nói chung giữa hai bên. Hiện tôi cũng đã báo cáo sự việc lên công an huyện để có biện pháp điều tra nguyên nhân cũng như làm rõ hành vi của các công an xã”.
Sáng ngày 30/8, trao đổi với PV Dân trí Đại tá Phan Hữu Đán – TrưởngCA huyện Nghi Xuân cho biết: “HiệnCA huyện chúng tôi đã nhận được đơn thư tố cáo của người dân về vụ việc trên và đang làm rõ. Việc đánh người gây thương tích cũng phải làm rõ, việc cán bộ CA xã Cương Gián triệu tập các thanh niên làm việc gì cũng phải rõ. Sai đến đâu thì xử đến mức đó. ViệcCA dùng gậy cao su để hỏi cung các em như vậy là sai và chúng tôi sẽ điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.
Theo Dantri
'Nhà nước quá nuông chiều công tử Vinalines, Vinashin'
Phát biểu của đại biểu Lê Như Tiến tại diễn đàn Quốc hội sáng nay gây ấn tượng mạnh với lối ví von nêu bật thực trạng các tập đoàn kinh tế Nhà nước, mà theo cách nói của ông là những "quả đấm thép" đang tan chảy.
Ông Lê Như Tiến là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Xin giới thiệu bài phát biểu mang tựa đề Phòng chống tham nhũng cần có những Bao công của ông tại buổi thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội sáng nay.
Báo cáo của Chính phủ về kinh tế xã hội trình Quốc hội tại Kỳ họp này đã nhận định: Tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự quản lý của Nhà nước.
Tham nhũng có mặt khắp nơi, với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc khác nhau như thách đố kỷ cương, phép nước. Các lĩnh vực là nơi khu trú của tham nhũng, là mảnh đất màu mỡ, nuôi dưỡng tham nhũng nảy nở, phát triển và lũng đoạn như: đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách, quản lý vốn và tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ...
Ông Lê Như Tiến trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, sau bài phát biểu ấn tượng tại hội trường. Ảnh: Tiến Dũng
Chỉ riêng lĩnh vực đất đai, với trên 365.000 ha đất để hoang hóa, cấp sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích kém hiệu quả, nhiều dự án treo xuyên thế kỷ... của trên 10.796 tổ chức, đơn vị, cá nhân trong toàn quốc là lĩnh vực phát sinh nhiều tham nhũng, tiêu cực nhất.
Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp có quyền gần như tuyệt đối trong việc định đoạt đất đai. Khi đất đai trở thành hàng hóa có giá trị đặc biệt thì những người được giao quyền rất dễ "xúc động" trước những nguồn lợi béo bở đó, trong khi các cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa, các nhu cầu bức thiết về an sinh xã hội, các cơ sở giáo dục, đang thiếu đất nghiêm trọng nhằm giảm tải cho các nhu cầu bức thiết về văn hóa, xã hội, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo... Thế là "quốc nạn" có nguy cơ hạ đo ván các "quốc sách".
Gần đây dư luận xã hội và cử tri đặc biệt quan tâm đến các "quả đấm thép" của nền kinh tế, đó là các tổng công ty, tập đoàn nhà nước mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn kính cẩn nghiêng mình gọi là các "ông lớn, các đại gia". Sau PMU 18, Vinashin nay lại Vinalines..., mỗi doanh nghiệp này đã làm thất thoát lãng phí, nợ đọng hàng chục nghìn tỷ đồng của Nhà nước, của nhân dân. Cử tri thấp thỏm chờ xem, tiếp theo còn xuất hiện các "Vina" nào nữa?
Nhà nước quá.
Nhà nước quá "nuông chiều" các "công tử" như Vinalines, Vinashin. Ảnh: V.T.
Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước nắm trong tay vốn chủ sở hữu của nhà nước lên đến 700.000 tỷ đồng, lớn hơn tổng số thu ngân sách hàng năm của quốc gia, song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng với đầu tư của nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân.
Một số "quả đấm thép" đang tan chảy khiến chúng ta phải tính đến tái cấu trúc, phải nghĩ đến phương thức đầu tư, cách thức quản trị doanh nghiệp và phải chăng có nguyên nhân là do Nhà nước quá "nuông chiều" các "công tử" này, sẵn sàng cung ứng "bầu sữa" ngân sách, nguồn lực đất đai mà chưa xem xét toàn diện đến năng lực hiện thực và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp này. Mỗi khi doanh nghiệp "hoạn nạn", Nhà nước dễ dàng mở ngân khố, hầu bao quốc gia để giải cứu, ném phao cứu sinh, đến nỗi nhiều doanh nghiệp không mặn mà hồ hởi cổ phần hóa, chỉ muốn bao cấp dài dài.
Giống buôn lậu và gian lận thương mại, tham nhũng, hối lộ không đi theo con đường "chính ngạch" mà thường qua các con đường "tiểu ngạch" là các quý bà, quý cô, quý cậu, quý người thân trong gia đình bằng hình thức chuyển dịch tiền và tài sản cho các chủ sở hữu khác nhau. Bằng cách dùng phép thuật nhào nặn, biến hóa các số liệu thu chi tài chính phi pháp thành hợp pháp mỗi khi thanh tra, kiểm toán "hỏi thăm".
Và bằng rất nhiều mỹ từ thân thiện lọt tai: quà biếu, quà cảm ơn, mừng sinh nhật, mừng nhà mới, tặng thẻ tín dụng hàng chục nghìn đô, khuyến mại gia đình tour du lịch nước ngoài, thậm chí là mừng cả căn hộ, cả ô-tô khi lên chức.
Có một nguyên lý trong phòng, chống tham nhũng mà đôi khi chúng ta lãng quên, đó là ở đâu có điều kiện phát sinh tham nhũng thì ở đó phải có cơ chế phòng ngừa tham nhũng, ở đâu có quyền lực thì ở đó phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Các vụ PMU18, Vinashin, Vinalines là những bài học đắt giá.
Biểu hiện của tham nhũng càng tinh vi, phức tạp thì chúng ta càng phải có bộ máy chống tham nhũng tinh thông, tinh nhuệ, thiện chiến, chuyên nghiệp, phải có những "Bao công" quả cảm, công minh, chính đại, trong sáng, vô tư, giám cởi bỏ mũ ô sa, lấy cả tính mạng và chức tước của mình để tuyên chiến với tham nhũng.
Trước kỳ họp thứ 3 này, vào sáng 4/5, tiếp xúc với cử trị quận Ba Đình, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Phòng chống tham nhũng lần này, Trung ương quyết tâm cao, biện pháp trúng rồi, cắt thuốc đúng rồi...". Song Đại biểu Nguyễn Phú Trọng còn băn khoăn: "Lo là có chịu uống thuốc không, uống thuốc có đủ liều không"?
Chúng tôi cho đây là vấn đề cốt lõi vì: Bắt trúng mạch, cắt đúng thuốc mà không chịu uống thuốc thì việc bắt mạch và cắt thuốc sẽ không còn ý nghĩa. Không ai khác yêu cầu và cưỡng chế họ phải "uống thuốc" đó là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và đã là trọng bệnh nan y thì phải dùng biệt dược, không thể xoa bóp ngoài da được.
Cũng trong đợt tiếp xúc cử tri này, vào sáng 2/5, Đại biểu Quốc hội TP HCM Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 TP HCM. Trả lời cử tri về phòng chống tham nhũng, Đai biểu Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Chức vụ càng cao thì sự gương mẫu càng phải cao". Theo chúng tôi, có lẽ đây vừa là nguyên nhân vừa là bài học sâu sắc trong phòng chống tham nhũng.
Tôi xin dẫn lời nhà giáo dục học Xô Viết Makarenko, ông đã đúc kết cách đây hơn nửa thế kỷ: "Gương mẫu là cha đẻ của giáo dục".
Theo Vnexpress
"Keo chó" đang đầu độc giới trẻ Sử dụng các loại chất ma túy như "hàng đá", "keo chó",... hiện đang là "trào lưu" độc hại của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên trên địa bàn TP Đà Nẵng. Theo những người có chuyên môn, "chơi" ma túy, nhất là các dạng "hàng đá", "keo chó" cũng có độ "phê" như những loại ma túy tổng hợp khác,...