Dân “tố” cán bộ phường nhũng nhiễu: Lãnh đạo phường nói gì?
Người dân phường 5, quận 8 (TP.HCM) phản ánh đến báo Lao Động về việc cán bộ phường gây “khó dễ” khi phát tiền trợ cấp. Trước thông tin phản ánh này, lãnh đạo phường 5 đã có thông tin phản hồi đến Lao Động.
Ông Lâm Thống Nhất, PCT UBND phường 5, quận 8 (TP.HCM) trao đổi với PV báo Lao Động về những thông tin mà người dân phản ánh
Theo phản ánh của một số người dân phường 5, quận 8, mỗi lần đến nhận tiền trợ cấp xã hội thì bị cán bộ phát tiền gây khó dễ. Theo đó, người dân nào khi nhận tiền trợ cấp, nếu biết điều gửi lại “tiền càphê” thì sẽ được cán bộ phát tiền rất nhiệt tình, vui vẻ. Thậm chí, trước khi đến kỳ nhận tiền, những người dân “biết điều” này còn được cán bộ gọi điện thông báo ngày giờ và mời lên nhận tiền.
Ngược lại, những người nào khi nhận tiền mà không biết điều trích lại “tiền càphê” là cán bộ gây khó dễ, đòi hỏi thủ tục quy trình khó khăn. Có người đi lại 2 – 3 lần cũng không nhận được tiền trợ cấp, gây bức xúc trong dân.
Sáng 13.9, PV báo Lao Động đã có buổi làm việc với lãnh đạo phường về thông tin phản ánh này của người dân. Ông Lâm Thống Nhất – Phó chủ tịch UBND phường 5 cho biết, những thông tin phản ánh về cán bộ phường gây “khó dễ” khi cấp phát tiền đã được người dân phản ánh lên cả UBND quận 8 và báo chí. UBND quận 8 cũng đã chuyển thông tin phản ánh đến phường và yêu cầu phường giải quyết.
Video đang HOT
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân phản ánh đến báo Lao Động, cũng như sự chỉ đạo của UBND quận 8 lãnh đạo phường đã vào cuộc giải quyết.
UBND phường 5 đã yêu cầu cán bộ liên quan giải trình những thông tin mà người dân phản ánh. Theo giải trình, thì việc cấp phát tiền trợ cấp được thực hiện theo quy trình cụ thể, những trường hợp nhận thay phải có giấy ủy quyền. Tuy nhiên, trong quá trình cấp phát này, giữa cán bộ phường và người dân chưa hiểu hết quy trình nên xảy ra mâu thuẫn. UBND đã mời người phản ánh đến làm việc và đã hòa giải thành công, mọi khiếu nại của người dân đã được lãnh đạo phường giải quyết dứt điểm.
Trên tinh thần tiếp thu những thông tin báo Lao Động phản ánh, lãnh đạo phường đã chỉ đạo các cán bộ liên quan phải chấn chỉnh tác phong trong việc tiếp dân. Việc cấp phát tiền trợ cấp phải được thực hiện trên tinh thần đơn giản thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dân.
Việc phát tiền trợ cấp xã hội là trách nhiệm của phường đối với dân, chủ trương của phường là không yêu cầu người dân phải trích tiền để cảm ơn, đồng thời nghiêm cấm cán bộ nhận lại khoản tiền này.
Ông Lâm Thống Nhất cũng cho biết thêm, những thông tin mà báo Lao Động phản ánh, lãnh đạo phường tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Đồng thời, phường sẽ rút kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như chấn chỉnh kịp thời những việc làm chưa đúng của cán bộ.
HUÂN CAO
Theo LĐO
Chống tham nhũng, không vùng cấm
Tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đang diễn ra tại Hà Nội, việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình hợp lý về nguồn gốc trong dự án Luật Phòng, chống tham nhũng - PCTN (sửa đổi), vẫn là vấn đề gây tranh luận.
Như chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nêu: "Có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn, nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc". Điều này cho thấy công cuộc PCTN đang còn rất gian nan. Hiện nay, không ngày nào trên các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về tình trạng tham nhũng, hối lộ của các quan chức từ cấp cơ sở đến các bộ ngành Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước.
Tham nhũng không chỉ ở những cá nhân cụ thể, mà đã hình thành những đường dây lớn, với sự tham gia, bảo kê của một số quan chức trong cơ quan công quyền. Và chính bản thân người quản lý, lãnh đạo "nhúng tràm" làm sao trị được cấp dưới.
Đặc trưng cơ bản của tham nhũng chỉ xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền. Nhưng trong quá trình đấu tranh PCTN, chúng ta mới chỉ mạnh về hô hào, chưa có biện pháp, bước đi, cách làm cụ thể, khiến dư luận xã hội cho rằng việc PCTN chỉ là hình thức. Nhiều người đặt câu hỏi: "Chống tham nhũng - ai sẽ chống ai?". Cán bộ lãnh đạo địa phương hô hào chống tham nhũng, cán bộ tỉnh, thành phố cũng kêu gọi chống tham nhũng, cán bộ ngành, Trung ương cũng vậy.
Nhưng cụ thể ai là người "chống", ai là đối tượng phải tập trung "chống", và ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng ở ngành mình, cấp mình? Tham nhũng xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền, nếu không có cơ chế giám sát minh bạch, những cán bộ hô hào ấy lại "chống" chính mình hay sao?
Bên cạnh đó là tình trạng tham nhũng vặt, được thể hiện trong lĩnh vực y tế muốn được khám nhanh, mổ nhanh, có phòng, có giường điều trị tốt, được chăm sóc tốt hơn, phải phong bì cho bác sĩ, y tá, nhân viên phục vụ. Trong giáo dục là chạy trường, chạy lớp. Trong giao thông, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông bắt những lỗi nhỏ của người tham gia giao thông rồi xí xóa cho qua khi được "thông cảm" bằng vài trăm ngàn đồng, hoặc thu mãi lộ đối với các xe tải, xe khách.
Hay cán bộ hải quan nhận tiền doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan; công chức, viên chức cơ quan các ngành, các cấp gây khó dễ với người dân, doanh nghiệp đến giao dịch để nhận tiền bồi dưỡng, trà nước... Nguy hiểm hơn, những loại tham nhũng này tạo thành bản năng để cá nhân, tổ chức thực hiện những vụ tham nhũng tiền tỷ.
Thực tế 2 năm qua, cuộc đấu tranh PCTN đã bước sang giai đoạn quyết liệt, trở thành xu thế không thể đảo ngược, thể hiện quyết tâm và sức mạnh rất lớn của cả hệ thống chính trị. Đó là nhiều vụ đại án phức tạp đã và đang được đẩy nhanh điều tra, xét xử, trong đó không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai. Những vụ án gây thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước đã lần lượt được đưa ra ánh sáng công lý.
Trong số 58 vụ án, 36 vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án, 440 bị cáo với các bản án nghiêm khắc, đúng quy định của pháp luật. Số vụ án được đưa ra xét xử trong 2 năm qua nhiều gấp 3 lần, và số tiền thu lại được nhiều gấp 40 lần trong 20 năm gần đây.
Tham nhũng dù dưới bất kỳ mức độ, cấp nào đều là nguy cơ làm suy giảm niềm tin của quần chúng đối với chính quyền. Tham nhũng ẩn mặt, biến hình tinh vi và cán bộ biến chất, suy thoái, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đòi hỏi cuộc chiến PCTN phải có quyết tâm cao, cách làm bài bản, hành động quyết liệt.
Do đó, dự thảo Luật PCTN (sửa đổi) được thông qua với những điều luật cụ thể, trong đó có nhiều điều khoản gắn kết chặt chẽ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, kỳ vọng công cuộc PCTN sẽ thu được những kết quả khả quan.
Theo ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Thanh Hóa: Ông Đỗ Hữu Quyết được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Chiều 12/9, ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hóa cho ông Đỗ Hữu Quyết. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm ông Đỗ Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, giữ...