Dân tình tá hoả khi một cô gái ăn cá nóc, tranh cãi dữ dội trước việc có gây độc hay không
Có phải loài cá nóc nào cũng có độc?
Vừa qua, clip một cô gái nướng cá nóc để ăn đã khiến cho cư dân mạng vô cùng lo lắng, thậm chí là tá hoả. Ai cũng sợ hãi thay cho cô nàng này bởi cá nóc là một loài có chứa nọc độc, nếu không cẩn thận khi ăn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Rất nhiều người đã tỏ ra vô cùng lo lắng trước việc cô gái này ăn cá nóc.
- N. T. Tín: Ăn cá đấy chết người đó.
- T. Tem: Cá nóc độc lắm chị ơi, trên thế giới ít đầu bếp được cấp giấy phép làm thịt lắm.
- Sinh SS.: Cá nóc đó ăn vào chết người đó.
- N. T. Lợi: Không ăn được nha, cá nóc đó.
Mọi người hồi hộp chờ đợi, mong rằng cô nàng này sẽ không ăn nhưng kết quả là…
Dân tình tá hoả khi một cô gái ăn cá nóc, tranh cãi dữ dội trước việc có gây độc hay không
Theo chia sẻ, cô gái chủ nhân clip vẫn ăn con cá nóc trên dù chưa biết cô đã sơ chế như thế nào. Cùng với đó, vẫn có những ý kiến cho rằng đây là cá nóc nước ngọt, thường sống ở sông, suối thì không độc như cá nóc biển nên vẫn có thể ăn được (???).
- X. Xuan: Các suối nên ăn không sao mà bạn.
- Ng. Mình: Cá nóc biển mới độc còn cá nóc đồng không có nhé!
- L. Gió: Cá nóc độc ở gan. Và rất nhiều loài cá nóc không có độc nè. Mình một thời ngày nào cũng ăn cá nóc hết, xào dứa cực ngon.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, cá nóc dù là loài sống ở nước ngọt vẫn có độc. Độc tố của cá nóc chủ yếu nằm ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh, trứng cá. Thế nên trong một số trường hợp, người ta vẫn ăn được cá nóc là do đã đảm bảo làm sạch được độc tố, chỉ lấy những phần không có độc.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, tốt nhất các bạn nên thận trọng khi ăn những món ăn lạ, tìm hiểu thật kỹ để tránh ăn phải những món gây nguy hiểm nhé!
Những "tử thần" đến từ đại dương
Trong tự nhiên, các loài động vật - thực vật có màu sắc sặc sỡ , rực rỡ bao nhiêu thì độc tố và mức độ nguy hại cao bấy nhiêu.
Màu sắc rực rỡ hơn mức bình thường của các loài nói trên là dấu hiệu để con người nhận biết, đề phòng; nhưng vẫn xảy ra những trường hợp ngộ độc vì ăn phải những sinh vật có độc tố này.
Cua mặt quỷ
Cua mặt quỷ là một trong những loài cua có độc sinh sống ở vùng biển nước ta, có nhiều ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Cua mặt quỷ thường ẩn mình ở các vùng cạn, vùng triều thấp; chúng có màu gần giống với màu san hô nên rất khó nhận diện.
Theo thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm. Mai cua có nhiều u lồi dẹt, màu sắc bắt mắt, không giống các loài cua biển thực phẩm. Cua mặt quỷ có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua có màu nâu đen.
Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua mặt quỷ có chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin, tương tự như chất độc có trong cá nóc. Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp; có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.
Trong thời gian gần đây, bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã tiếp nhận và kịp thời cứu sống nam bệnh nhân 34 tuổi được chuyển từ trung tâm y tế quân dân y Côn Đảo bị ngộ độc với nhiều dấu hiệu nặng, có tiên lượng xấu do ăn nhằm phải cua mặt quỷ. Điều đáng nói, bệnh nhân này chỉ ăn một lượng rất nhỏ, nhưng mức độ nguy kịch rất cao, điều này cho thấy độc tố có trong cua mặt quỷ có mức độ nguy hiểm khôn lường.
Cua mặt quỷ
Bạch tuộc đốm xanh
Bạch tuộc đốm xanh là một trong những loại bạch tuộc độc nhất, dễ dàng nhận biết với những đốm xanh bên ngoài da, khi kích động hoặc chuẩn bị tấn công các đốm xanh này trở nên rực rỡ, vô cùng xinh đẹp. Chúng thường ăn động vật nhỏ như: cua, tôm, và các loại giáp xác khác. Bạch tuộc đốm xanh còn được xem là sinh vật biển độc nhất thế giới.
Tetrodotoxin là thành phần chính có trong chất độc của bạch tuộc đốm xanh, một vết cắn rất nhỏ của loài bạch tuộc này có thể gây tử vong đối với nạn nhân của nó, vì tốc độ chất độc xâm nhập vào máu, đi vào hệ tuần hoàn và tác động lên hệ thống của nạn nhân thông qua vết cắn rất nhanh.
Tại Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp ngư dân nhập viện cấp cứu do nhiễm độc bạch tuộc đốm xanh, và đã có trường hợp tử vong. Không chỉ xuất hiện trong nọc độc của loài bạch tuộc đốm xanh, Tetrodotoxin còn có trong một số bộ phận, mô mềm của loài bạch tuộc này, nên việc ăn phải loài bạch tuộc đốm xanh sẽ có nguy cơ ngộ độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Một số kinh nghiệm dân gian đem thực phẩm nghi ngờ có độc cho động vật ăn thử, nếu không có dấu hiệu ngộ độc thì thực phẩm đó an toàn. Điều này không hoàn toàn chính xác, vì có những chất độc có thể không độc với động vật, nhưng có thể gây độc với con người.
Cá nóc
Sử dụng cá nóc làm thực phẩm là tập quán lâu đời của người dân một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.....Đã từ lâu, chúng ta đã biết dùng cá nóc làm thực phẩm với nhiều dạng chế biến khác nhau như: luộc, rán, làm chả, nấu cháo, phơi khô, chế biến nước mắm...
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản, ở nước ta đã tìm thấy và định danh được 38 loài cá nóc khác nhau trên 3 vùng biển; trong đó có 21 loài chứa độc (10 loài chứa độc tính mạnh, 7 loài trung bình và 4 loài có độc tính nhẹ). Các loài cá nóc có hình thái khá tương tự nhau, việc phân biệt có thể gặp nhiều khó khăn đối với người dân. Để đảm bảo an toàn, người dân không nên ăn thịt cá nóc, có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng, nếu ăn phải cá có chứa độc tố.
Trong cá nóc, độc tố được tìm thấy ở nhiều cơ quan với hàm lượng khác nhau theo thứ tự trứng> tinh sào> gan> ruột> da> thịt; trong đó các chất độc được tìm thấy ở dạng một hỗn hợp các chất độc có nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53%.
Thiên nhiên là một thế giới vô cùng kỳ thú. "Hoa hồng đẹp thì có gai", "màu sắc sặc sỡ thường mang độc", để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng, người dân tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng an toàn thực phẩm. Khi có các triệu chứng ngộ độc như tê răng, tê đầu lưỡi, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi, tiết nước dãi, đau bụng thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong khi chờ vận chuyển cấp cứu, phải bằng mọi cách gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể.
Cặm cụi nặn bánh bao cá chép để đón Tết, cô nàng ngẩn tò te khi thấy hấp lên thành con cá nóc Tết rồi, ai cũng béo ra. Dịp Tết với nhiều người là được đi chúc Tết, gặp gỡ họ hàng, xuống phố xúng xính áo quần... Nhưng với một số người khác, đây lại là quãng thời gian rảnh (và cao hứng) để vào bếp mày mò, thực hiện những món Tết hoặc món mới. Bao giờ chuyện nấu nướng đợt Tết cũng...