Dân tiếp tục bao vây nhà máy thép ở Đà Nẵng
Hàng trăm người dân bao vây nhà máy thép Dana Ý ở Đà Nẵng yêu cầu chính quyền địa phương đưa ra quyết định “đuổi” nhà máy ô nhiễm hay di dời dân.
Ngày 12/10, hơn 100 người dân thôn Vân Dương 2 ( xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) tiếp tục tập trung trước cổng nhà máy thép Dana Ý.
Tại đây, người dân tổ chức dựng lều, mang theo cả đồ ăn và thức uống để ngồi túc trực nhằm phản đối nhà máy thép hoạt động gây ô nhiễm.
Người dân tập trung trước cổng nhà máy thép Dana Ý.
Theo bức xúc của bà con sinh sống lân cận nhà máy thép, vào tháng 3 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định cho phép 2 nhà máy tinh luyện thép Dana Ý và Dana Úc đóng ở xã Hòa Liên được tiếp tục hoạt động thêm 6 tháng.
Chủ trương này nhằm xử lý những tồn đọng liên quan của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu thiệt hại phát sinh khi dừng hoạt động.
Người dân cần biết chủ trương của lãnh đạo thành phố là không cho nhà máy thép hoạt động hay di dời dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi thời gian 6 tháng “gia hạn” kết thúc, chính quyền TP Đà Nẵng vẫn không có câu trả lời thỏa đáng dành cho người dân.
“Chúng tôi cần biết chủ trương của lãnh đạo là không cho nhà máy hoạt động hay di dời dân. Cứ dùng dằng thế này, bà con tụi tui cảm thấy rất bất an vì đi cũng không được, mà ở cũng không xong”, bà Lê Thị Điểu (một người dân thôn Vân Dương 2) giãi bày.
Như VTC News đưa tin, tối 26/2, hàng trăm người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên) đã tập trung trước cổng nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc nhằm ngăn cản không cho 2 nhà máy này hoạt động.
Thời gian qua, người dân liên tục tập trung trước cổng nhà máy thép Dana Ý.
Trước sự phản đối gay gắt của người dân, chính quyền TP Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều buổi đối thoại để tìm hướng giải quyết. Thành phố quyết định, từ ngày 26/3, 2 nhà máy tinh luyện thép Dana Ý và Dana Úc được tiếp tục hoạt động thêm 6 tháng.
Đầu tháng 10 vừa qua, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng có văn bản đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương, đơn vị liên quan yêu cầu 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc chấm dứt hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
THANH BA
Theo VTC
Đà Nẵng: Sốt đất Hòa Liên vì "tin đồn" di dời 2 nhà máy thép ô nhiễm
Trong khi chính quyền TP.Đà Nẵng đang tập trung xử lý sai phạm hành chính và ô nhiễm môi trường tại 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc thì giá đất quanh khu vực đã bị đẩy lên chóng mặt.
Những ngày vừa qua, bên cạnh việc Thanh tra TP.Đà Nẵng công bố kết quả thanh tra tại 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) thì hàng trăm người đã rầm rộ kéo nhau về địa phương này để mua bán đất đai khiến giá đất ở đây tăng chóng mặt.
Theo ghi nhận, vào sáng 8.10, hàng trăm người đã tập trung tại khu tái định cư 5 xã Hòa Liên tạo ra khung cảnh "mua bán đất đai" rất nhộn nhịp. Các ki ốt mua bán, ký gửi đất đông nghịt người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bất động sản có uy tín, phần lớn là các "cò" và nhân viên môi giới của các công ty bất động sản.
"Đất ở có đường 5,5m hoặc 7,5m trước đây, khu vực này có giá tầm 800 triệu/1 lô, nhưng đến sáng nay đã được đẩy lên 1-1,2 tỷ/lô. Giá mỗi lô đất 100m2 đường 7,5m trước đây dưới 1 tỷ nay nhảy vọt lên 1,6 tỷ đồng và chưa có dấu hiệu dừng lại", anh Nguyễn Văn Tuấn, một người có mặt ở Hòa Liên cho biết.
Sáng 8.10, hàng trăm người tập trung tạo cảnh mua bán đất nhộn nhịp ở Hòa Liên, Đà Nẵng. Ảnh: Đình Thiên
Nhiều người dân sống tại xã Hòa Liên cho hay, vì 2 nhà máy thép Dana Úc - Dana Ý sắp di dời nên đất trong khu vực nóng bất thường. Ngoài ra, nhiều tin nói rằng, sắp tới thành phố có chủ trương xây dựng nhiều dự án lớn ở địa bàn nên giá đất tăng mạnh.
"Đất Hòa Liên trở nên nóng sốt chỉ trong 3 ngày qua. Dân đầu cơ đổ về càng đông, giá bán liên tục đẩy lên cao. Thậm chí nhiều người sốt ruột muốn chốt giá để sở hữu vài lô nhưng vẫn không kịp. Trước đây, khi các khu vực khác ở Đà Nẵng lên cơn sốt đất thì ở đây vẫn trong ngưỡng bình thường, bởi khu vực này nằm cách trung tâm đến 20km. Đúng là cảnh tượng giờ chúng tôi mới thấy", ông Trần Cam (trú xã Hòa Liên) nói.
Nhận định từ cơ quan quản lý nhà nước và những doanh nhân kinh doanh bất động sản có uy tín trên địa bàn Đà Nẵng, việc giá đất ở Hòa Liên tăng chóng mặt là hiện tượng bất thường.
"Rõ ràng, có ai đó lợi dụng việc thành phố ra chủ trương đầu tư các dự án lớn ở địa bàn, trong đó có cảng Liên Chiều, khu công nghệ cao... Các "chim mồi" làm thị trường mua đi bán lại của nhau rồi tung tin sốt đất; một khi có sự giao dịch lớn sẽ thu hút giới dịch vụ lên để kiếm ăn. Hiện tượng đất tăng phi mã ở Hòa Liên có dấu hiệu bị thao túng bởi giới "chim mồi" bất động sản, giới đầu tư bất động sản có nhiều dự án ở địa bàn", ông Nguyễn Văn Q. (Giám đốc công ty địa ốc HL.Land) nhận định.
Các ki ốt, phòng giao dịch ở Hòa Liên đều đông nghịt người. Ảnh: Đình Thiên
Còn anh Phạm Thanh, một doanh nhân ở Đà Nẵng thì cho rằng: "Các giao dịch trong những ngày qua chủ yếu là mua đi bán lại của giới dịch vụ với nhau. Sau khi những người đầu tiên chốt lời và đẩy ra sản phẩm xong thì sẽ rút hết, khiến cho người mua cuối chịu thiệt, còn các giao dịch ở giữa sẽ bẻ cọc nhau. Đây dường như là chiêu thức đẩy giá đất tại các dự án lớn ở địa bàn".
Trao đổi với Dân Việt, ông Trương Tấn Mạnh - Chủ tịch UBND xã Hòa Liên xác nhận những ngày vừa qua tại khu vực thôn 5 xã Hòa Liên tập trung hàng trăm người để giao dịch bất động sản.
"Ba ngày vừa qua trên địa bàn rất là nhộn nhịp kẻ bán người mua bất động sản. Chính quyền xã cũng đã cử người xuống nắm tình hình và chưa có vấn đề gì trái pháp luật. Việc mua bán bất động sản là quyền của người dân và tôi cũng không rõ có việc thổi giá hay đẩy giá đất gì ở đây hay không?", ông Mạnh nói.
Liên quan đến hiện tượng này, ông Lê Văn Tuấn - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay, khu tái định cư Hòa Liên 5 có diện tích khoảng 30ha với khoảng 1000 lô. Đây là một khu tái định cư của thành phố, hiện hầu hết các lô đều đã được cấp sổ đỏ. Sở này đang theo dõi sát sao tình hình giao dịch bất động sản tại đây.
Theo Danviet
Đà Nẵng: "Mọc" thêm hơn 700 lô đất TĐC cạnh 2 nhà máy thép ô nhiễm Chỉ một năm sau khi Đà Nẵng có chủ trương giải tỏa, bố trí tái định cư (TĐC) cho các hộ dân sống cạnh 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, đã có hơn 700 lô đất TĐC "mọc" thêm tại khu vực này. Ngày 8.10, thông tin từ Thanh tra TP.Đà Nẵng cho hay, trong đợt thanh tra sai phạm...