Dân Thụy Sĩ thích chế độ nghĩa vụ quân sự
Người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu bác bỏ đề xuất hủy chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để thay thế bằng hình thức tuyển quân tự nguyện.
Ngày 22/10, đông đảo người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu yêu cầu duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở nước này, và đây là lần thứ ba người dân ở quốc gia này khước từ một nỗ lực nhằm thay đổi quy định về chế độ quân dịch được họ coi như là một “chất keo” gắn kết dân tộc này.
Gần 2/3 người dân của quốc gia trung lập chưa từng tham gia bất cứ một cuộc chiến tranh quốc tế nào trong vòng 200 năm qua đã bỏ phiếu ủng hộ việc duy trì chế độ quân dịch bắt buộc này và coi đó như một công cụ để khiến các thế hệ dân chúng Thụy Sĩ vốn không cùng chung một ngôn ngữ hay văn hóa duy nhất xích lại gần nhau hơn.
Video đang HOT
Dân Thụy Sĩ coi chế độ nghĩa vụ quân sự như chất keo gắn kết dân tộc
Kết quả bỏ phiếu cho tấy toàn bộ 23 bang của Thụy Sĩ đều nhất trí tiếp tục duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự. Kết quả này là một “gáo nước lạnh” dội thẳng vào nỗ lực của Tổ chức vì Thụy Sĩ không Quân đội (GSOA) nhằm thay thế chế độ quân dịch bắt buộc hiện nay bằng chế độ tuyển quân tình nguyện.
Cử tri Thụy Sĩ cũng đã từng bác bỏ đề xuất cắt giảm quân đội của GSOA vào năm 1989, cũng như trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2001 về việc thay thế quân đội nước này bằng một lực lượng gìn giữ hòa bình.
Theo quy định hiện hành của luật pháp Thụy Sĩ, tất cả các công dân nam tuổi từ 18 đến 34 có đủ điều kiện sức khỏe đều phải đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Các tân binh sẽ phải trải qua khóa huấn luyện cơ bản kéo dài từ 18-21 tuần, sau đó là các khóa bồi dưỡng được tổ chức hàng năm trong vòng 19 ngày.
Các nhà phê bình cho rằng quy định này đã quá lỗi thời, đồng thời tỏ ý nghi ngờ về sự cần thiết phải duy trì lực lượng quân đội khoảng 150.000 binh sĩ của Thụy Sĩ, tương đương với quân số của lực lượng vũ trang các nước Áo, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan gộp lại.
Quân đội Thụy Sĩ hiện có khoảng 150.000 quân
Tuy nhiên những người dân Thụy Sĩ ủng hộ quy định này cho rằng chế độ tuyển quân tự nguyện hoàn toàn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia. Chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc giúp quân đội nước này có thể tuyển được những chuyên gia công nghệ thông tin, kỹ sư và bác sĩ giỏi nhất, và điều này là rất quan trọng trong bối cảnh bản chất chiến tranh hiện nay đang ngày càng thay đổi.
Quốc gia láng giềng của Thụy Sĩ là Áo cũng ủng hộ thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức hồi tháng 1, bất chấp xu hướng hiện nay ở châu Âu là thay thế chế độ quân dịch bắt buộc bằng những người lính chuyên nghiệp.
Theo khampha
Tỷ lệ sinh đẻ giảm, Hàn Quốc thiếu quân nhân
Số liệu từ Bộ Phúc lợi Xã hội và Y tế Hàn Quốc cho thấy hệ số sinh ở nước này năm 2012 là 1,3 trong khi vào thập niên 1960 là 6. Giới chức dự báo dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64) sẽ bắt đầu giảm vào năm 2017 và tổng dân số sẽ giảm vào năm 2031.
Điều này đang là một gánh nặng thực sự đối với quân đội Hàn Quốc khi quân số đang giảm mạnh do tỷ lệ sinh tụt dốc và dân số già tăng nhanh. Bên cạnh đó, do kinh tế khó khăn cũng như tác động của quan niệm sống mới, ngày càng xuất hiện nhiều gia đình một con ở Hàn Quốc và các bậc cha mẹ tìm cách lo cho con trai trốn chế độ quân dịch bắt buộc. Để ứng phó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hồi năm 2005 đã thông báo kế hoạch hiện đại hóa và tinh nhuệ hóa quân đội trong khi giảm quân số. Bên cạnh đó, quân đội Hàn Quốc sẽ tăng cường số lượng tàu ngầm, trực thăng đa nhiệm và chiến đấu cơ tiên tiến. Tất nhiên, kế hoạch này sẽ ngốn thêm ngân sách quốc phòng.
Theo ANTD
Hàn Quốc tính đến "hành động quân sự" Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ngày 3-4 cho biết đang cân nhắc tất cả các biện pháp có thể, kể cả hành động quân sự, nhằm đảm bảo an toàn cho các công dân Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung Kaesong. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, trước đó, Triều Tiên đã chặn không cho các...