Dân Thủ đô đổ xô đi xem “mỹ nhân chân dài” tiền tỷ
Bộ phản gỗ quý phát giá gần 2 tỷ đồng, rẻ nhất cũng vài trăm triệu đồng, bộ bàn ghế được chế tác cầu kỳ cũng có giá rất đắt đỏ.
Nhiều khách tham quan bị thu hút bởi những bộ phản gỗ cỡ lớn rất hiếm gặp được trưng bày tại sinh vật cảnh Việt Nam trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018 mới diễn ra tại làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tại đây có nhiều bộ phản, bàn ghế bằng các loại gỗ quý như gỗ mun sọc, gỗ đỏ, căm xe, cẩm lai… với đủ kích thước. Các bộ phản gỗ giá bán từ vài trăm triệu đồng đến gần 2 tỷ đồng tuỳ theo kích thước và chất liệu gỗ. Ngoài ra còn có bộ bàn ghế được chế tác khá bắt mắt cũng có giá rất đắt đỏ.
Chiếc phản làm từ gỗ cẩm Kevazingo.
Nhận được sự chú ý nhất là chiếc phản làm từ gỗ cẩm Kevazingo xuất xứ từ Nam Phi, dài 9m được chế tác gần 1 tháng, được chủ treo biển có giá lên đến hơn 1,9 tỷ đồng.
Một chiếc phản khác cũng gây chú ý được làm từ gỗ ngọc am (loại gỗ ngày xưa thường được vua chúa sử dụng) xuất xứ từ Lào, có mùi thơm đặc trưng. Dài 4.4m rộng 2.2m dày 22cm, với giá bán 1,8 tỷ đồng.
Các khối gỗ khi về đến Việt Nam, thân gỗ được người thợ đánh bóng và mài rũa kỳ công, riêng hình dáng vẫn được giữ nguyên như trong tự nhiên.
Bộ bàn ghế được cho là “khủng” nhất tại triển lãm với giá 3,2 tỷ đồng, được làm từ gỗ mun có xuất xứ Nam Phí, của một chủ xưởng gỗ ở Xuân Trường, Nam Định.
Chủ nhân của bộ bàn ghế này là anh Đỗ Lâm Tới. Bàn ghế được đục hình con voi. Nó tượng trưng cho sức mạnh và những điềm lành mà con vật này mang tới. Còn “tay 32″ là đường kính của tay ghế, dân trong nghề thường phân biệt kích thước các bộ ghế qua kích cỡ tay của nó.
Chiều dài lên tới 9 mét của chiếc phản chỉ phù hợp với những nhà rộng.
Giá được niêm yết tại triển lãm là 1,968 tỷ đồng.
Nhà sản xuất còn đặt tên mỹ miều cho chiếc phản gỗ tiền tỷ này.
Video đang HOT
Chiếc phản làm từ gỗ ngọc am.
Phản gỗ được niêm yết tại triển lãm lên tới 2,1 tỷ đồng.
Tượng gỗ Thần tài làm từ gôc gù hương có giá 650-700 triệu đồng.
Bộ bàn ghế gỗ mun được cho là “khủng nhất tại triển lãm với giá 3,2 tỷ. Riêng bàn đã có kích thước như một cái sập đại dài 2,45m, rộng 1,73m.
Bộ bàn ghế “tay 32″ này hiện đang chào hàng với giá khoảng 3,2 tỷ đồng.
Bộ bàn ghế “tay 32″ này hiện đang chào hàng với giá khoảng 3,2 tỷ đồng.
Một bộ bàn ghế quốc voi khác được làm từ gỗ hương đỏ.
Theo Thành Nam (VietnamNet)
ĐỘC VÀ LẠ: Dàn sứ "chân dài" miên man... không đụng hàng ở Đồng Tháp
Trong chuyến đi Thái Lan, anh Phong mê mẩn trước những chậu sứ "chân dài" miên man và bộ rễ độc đáo. Anh quyết định dành dụm tiền, mua giống về ươm, khổ công "kéo chân" sứ hết năm này qua năm khác. Cuối cùng anh đã thành công và là người tiên phong ở Việt Nam làm sứ "chân dài".
Anh Trần Duy Phong (ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm hoa kiểng nổi tiếng ở TP Sa Đéc, tuy nhiên, anh chỉ thích và đam mê hoa sứ.
Vì thế khi nghe đâu có giống sứ lạ, hoa đẹp là anh tìm đến. Trong một lần đi Thái Lan, anh Phong được chiêm ngưỡng nhiều giống sứ có hoa, thân đẹp, tuy nhiên khi thấy một chậu sứ có thân cao, bộ rễ và tán xòe hình nón anh không sao rời mắt được. Dân bản địa gọi là sứ thân cao.
Anh Trần Duy Phong cho biết khi tạo được cây sứ "chân dài" như thế này phải mất 6 năm. Cây có tán và bộ rễ như một cây cổ thụ
Sau chuyến công du đó, về nhà có bao nhiêu tiền anh Phong dành mua hạt giống về ươm, thử nghiệm, mỗi lần như vậy tiêu tốn vài chục triệu đồng nhưng anh nhất quyết không bỏ cuộc.
Trải qua 1-2 năm, kỹ thuật "kéo chân" sứ Thái mới nhuần nhuyễn. Khi người dân đến chơi thấy những cây sứ của anh có thân dài độc lạ nên đặt cái tên mỹ miều là sứ "chân dài".
Để có tiền nuôi ước mơ làm sứ "chân dài", anh phải bán đi những cây 2-3 năm tuổi, lấy tiền mua giống về ươm, trồng tiếp, tìm ra những cây sứ ứng ý nhất mới dành lại, tạo tán và bộ rễ.
Dù gia đình làm rất nhiều loại hoa kiểng, tuy nhiên anh Phong chỉ mê cây sứ, nhất là từ khi biết cây sứ "chân dài"
Hiện nay anh đã làm chủ được kỹ thuật làm sứ "chân dài" và đang sở hữu hàng ngàn cây sứ "chân dài" có dáng độc đáo. Đối với những cây có chiều cao trên 80cm, bề hoành 50-80cm phải mất từ 4-6 năm. Những cây này có giá từ 5 đến hàng chục triệu đồng.
Bí quyết làm sứ "chân dài", theo anh Phong đầu tiên là chọn giống sứ phù hợp (sứ Thái Lan loại kim tự tháp). Sau đó, về ươm đến khi cây được 8 tháng tuổi, nhổ lên chọn một rễ khỏe nhất giữ lại, nuôi dưỡng cho lớn bằng thân cây thì tiếp tục nhổ lên, cắt những rễ nhỏ; chọn một rễ khỏe để lại và giâm xuống đất...
Từ cây sứ Thái, có thể làm sứ "chân dài" hay sứ tàn (chăm chút tán cây và bộ rễ)
Về kỹ thuật "kéo chân", khi chọn được một rễ ưng ý, dùng hai thanh tre kẹp vào thân, giữ cho thân và rễ thẳng, sau đó đưa một phần rễ rất ngắn xuống đất (10 -20cm). Khi phần đuôi rễ mọc ra những rễ khác, tiếp tục cắt và nhóm rễ chính lên, sau đó đặt xuống đất. Qui trình này lặp đi lặp lại đến khi chiều cao cây sứ đạt như ý thì dừng lại.
Để cây sứ "chân dài" đẹp, có giá trị thì tạo dáng thêm phần tán lá và bộ rễ. Do giống sứ Thái có đặc điểm rễ và tán lá mộc ra đều theo hình nón nên phần cắt tỉa, tạo dáng không tốn nhiều công sức.
Theo anh Phong, người chơi sứ "chân dài" ở Việt Nam đã nhiều, nhưng đa phần là mua từ Thái Lan mang về. Hiện anh Phong là người đầu tiên làm ra sứ "chân dài", do vậy khi sản phẩm anh rao bán là có người đặt mua ngay.
Những cây sứ được bốc lên khỏi đất chuẩn bị cắt tỉa các rễ phụ, chuẩn bị "kéo chân"
Một cây sứ đã được anh Phong cắt hết rễ phụ, chỉ chừa lại một rễ chính để giâm xuống đất. Khi rễ chính phát triển to bằng thân, tiếp tục cắt hết rễ phụ, chừa lại rễ chính rồi giâm xuống đất phần đuôi rễ, từ 10 -20cm
Khi phần rễ phát triển đạt chiều cao như ý và thân to đều, lúc này cắt ngang phần rễ trồng xuống đất để tạo tán và bộ rễ
Những cây sứ đang trong giai đoạn kéo chân
Đây là một cây sứ anh Phong kéo dài nhất, hiện chiều cao cây sứ này trên 1m. Anh đang tập trung nuôi cho phần thân to đều lên
Theo anh Duy Phong, dân chơi sứ "chân dài" chủ yếu là mua từ Thái Lan, còn làm ra cây sứ này anh là người tiên phong ở Việt Nam
Ngoài làm sứ "chân dài" anh còn làm sứ bonsai như thế này
Theo Nguyễn Hành (Dân Trí)
Ngắm dàn mẫu chân dài đẹp hút hồn tại VMS 2018 Bên cạnh những mẫu xe mới được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Việt Nam VMS 2018 thì dàn "chân dài" trình diễn cùng xe cũng là một yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều khách thăm quan cũng như "gia vị" không thể thiếu của mỗi triển lãm Theo tinxe.vn